What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Khu nhà ở của Hoàng gia

Ngay bên cạnh đền thờ thần Mặt trời là khu nhà ở của Hoàng gia. Theo quan niệm đền thờ thần Mặt trời phải ở đầu nguồn nước cho tinh khiết, và ngay cạnh đó là Hoàng đế cũng phải dùng nước đầu nguồn nên họ mới thiết kế như thế. Khu nhà ở của Hoàng gia tuy nhỏ nhưng cũng là khu nhà đẹp nhất nơi đây. Nó có sân, cổng vào riêng. Xung quanh sân có 2 phòng lớn được làm bằng những viên đá rất đẹp. Hai phòng nhỏ chỉ có 3 bức tường và mái chảy.

Giữa sân có 2 Mortars. Mortar là một phiến đá được mài tròn, lõm ở giữa, xung quanh có gờ. Trước đây người ta nghĩ là mortar để nghiền thức ăn nhưng không phải. Người ta đổ nước vào Mortar làm cái gương nước để quan sát thiên văn như: sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng và các vì sao

Hoàng đế Inca sẽ sống trong ngôi nhà này cùng bồ bịch, mỹ nhân và người phục vụ. Ở phí đông nam có một phòng nhỏ mà trong đó có bồn tắm. Xem ra hoàng đế Inca cũng biết cách ăn chơi lắm.



Khu nhà ở Hoàng gia






Mortars và đằng sau nó (chỗ hình chữ nhật) là giường ngủ của Hoàng đế


 
Cái móc này trồi ra không biết để làm gì? Trong sách không nói đến. Hỏi tour guide (nghe ké)thì không dám hỏi :D vì mình có trả tiền cho người ta đâu. Nghèo nó khổ thế đấy các bác ạ






Liệu có phải Hoàng đế Inca hóa thành con sóc về đây không?


 
Hệ thống ống dẫn nước

Nằm giữa đền thờ thần mặt trời và khu nhà ở Hoàng gia là hệ thống ống dẫn nước. Các kỹ sư của Inca thiết kế rất hay. Hệ thống này chảy từ trên xuống dưới. Đương nhiên Thần mặt trời và Hoàng đế phải dùng nước đầu nguồn và tinh khiết nhất.
Và đến tận ngày nay sau gần 500 năm nước vẫn đang chảy ra và vẫn dùng tốt. Trong khi đó em có cái vòi Made in Vietnam mới dùng được có mấy chục năm xem ra cũng tậm tịt lắm ;)
















 
Nhà nghỉ cho khách hành hương

Các ông Hoàng đế Inca cũng chu đáo phết, xây cả nhà nghỉ cho khách hành hương. Không biết có tính tiền theo giờ như bên mình không? ;)
Không phải ai cũng được đến đây hành hương và vào lễ đền thần mặt trời các bác ạ. Phải là các tù trưởng bộ lạc, hay mấy ông thị trưởng các thành phố thị xã trong đế chế hoặc người nào có công trạng gì lớn lắm mới được vào (nói chung là người có công với cách mạng). Họ đến đây trai giới, ăn chay và cầu khẩn các vị thần linh, kêu gào vị thần mặt trời đừng bỏ rơi họ. Trong vòng cả tuần mới được vào tế lễ.


Tự thấy mình có đủ điều kiện, em cũng vào và chụp 1 cái ảnh :)






Họ thiết kế khéo phết. Mặc dù ngôi nhà này nằm đối diện với Nhà của các trinh nữ của thần Mặt trời. Nhưng thiết kế thế nào mà cửa sổ chỉ nhìn ra được núi và ruộng bậc thang. Chứ nhìn vào nhà của các trinh nữ thì có mà tu với luyện vào mắt :))



 
Bãi đá

Đi qua nhà nghỉ của người hành hương bạn sẽ tới một bãi đá. Đây là đá họ đem từ các mỏ về, đẽo gọt, mài dũa để xây dựng Machu Picchu. Chủ yếu là các loại đá feldspar, quartz, biotite, moscovite... chúng có mầu đen, xám, xanh...
Và chúng được để khá lộn xộn không theo quy luật nào. Có thể đây là do các trận động đất (điều thường xảy ra ở đây) khiến chúng xê dịch đi.
Đá được khai thác ở 3 mỏ gần đó trong đó có mỏ ở trên đỉnh cao của núi Machu Picchu.
Nhìn vào những viên đá đang được gọt dũa thế này nên chúng ta có thể đoán Machu Picchu vẫn đang được xây dựng. Và khi xem một số công trình chưa hoàn thiện thì lập luận đó gần như chắc chắn


Nhìn từ xa lại, bên trái là bãi đá





Những viên đá nằm rải rác, lộn xộn





Và đây là công trình đang xây dở trong Machu Picchu. Những viên đá chưa được mài hết các mắt đá của nó


 
Quảng trường thiêng liêng (The Sacred Plaza)

Em cũng dek biết dịch thế nào cho hết nghĩa, đành dịch tạm như vậy. Mà cái ông Hiram Bingham này nghĩ ra cái tên cũng khó dịch bỏ mẹ. Cứ đặt bừa là quảng trường Lê Nin hay quảng trường Cách mạng tháng 10.... đi có phải dễ dịch không?

Nói vui vậy thôi chứ ông ấy đặt cái tên Sacred cũng có ý của nó. Vì quảng trường này nằm giữa 3 công trình có liên quan đến tôn giáo đó là: Đền thờ chính, Đền thờ 3 cửa sổ và nhà chuẩn bị hành lễ của các thầy tu.

Phía tây quảng trường này nhìn được xuống toàn bộ thung lũng Urubamba nơi có con sông Urubamba uốn quanh và dãy núi Vilcabamba. Phía đông là đền thờ ba cửa sổ mà cửa sổ của nó nhìn xuống Quảng trường chính của thành phố.Phía bắc là Đên thờ chính (Main Temple) và phía nam là nhà chuẩn bị của các thầy tư tế.

Đây là nơi quan trọng nhất cho các hoạt động tôn giáo, tế lễ ngoài trời. Nó là nơi người Inca dâng lên các vị thần tôn kính của mình các lễ vật. Trong khi bên trong đền thờ chủ yếu để những đồ thờ cúng và những hoạt động cầu nguyện bên trong mà chỉ có những quan tư tế cấp cao và Hoàng đế mới vào được. Còn những festival và tế lễ cho dân chúng xem thì ở ngoài trời hết.

Trong quảng trường này có 3 hòn đá. Hòn lớn nhất nhìn cũng giống một bàn thờ, chẳng biết tại sao họ lại để khách du lịch ngồi trên đó. Hòn đá thứ 2 có 4 cạnh hình tứ giác nhìn cũng giống một bàn thờ. Và hòn đá thứ 3 là hòn đá la bàn. Trong đó các góc của nó chỉ đúng bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Và cái mũi cao nhất của nó chỉ hướng nam



Quảng trường Thiêng liêng, phía trước là đền thờ 3 cửa sổ






Bên trái là Đền thờ chính, bên phải là đền 3 cửa sổ







Tảng đá to nhất giống như một cái bàn thờ







Tảng đá la bàn các mũi chỉ 4 hướng




 
Đền thờ chính (Main temple)

Nằm ở phía bắc quảng trường Sacred là đền thờ chính. Được coi là ngôi đền thờ vị thần sáng tạo Viracocha nên đền được xây dựng khá lớn, công phu và hoành tráng,
Đền thờ này có 3 bức tường, bức chính giữa có 7 cái hốc (thấy bảo tương đương với 7 sắc cầu vồng) và 6 cái móc để treo đồ tế lễ. Bên phải bức tường chính bị nứt ra do ảnh hưởng của trận động đất

Hai bức 2 bên đối xứng nhau mỗi bên có 5 hốc hình thang. Mái nhà chắc do trận động đất nên nó đã sụp, mà không động đát thì mái nhà lợp bằng rơm thì nó cũng không còn tồn tại được đến ngày nay.

Có 3 phiến đá lớn được dựng lên làm bàn thờ. Những bàn thờ này được trang trí bằng nhwungx khăn phủ đầy mầu sắc. Trên bàn thờ đặt những hình tượng. Đặc biệt là tượng P’unchao (hình một cậu bé bằng vàng) Tượng này được coi là biểu tượng quan trọng nhất cho sức mạnh của đế chế Inca và nó chỉ được đem ra trong các dịp đặc biệt. Ngoài ra chỗ này còn có thể là nơi để xác của những vị hoàng đế.

Tất nhiên những biểu tượng đó ngày nay không còn. Tất cả những tượng này đã được người Inca lấy đi khi họ bỏ rơi thành phố này. Ngày nay chúng ta đến xem chỉ còn thấy mỗi ngôi nhà của nó


Main temple





Bức tường chính bị nứt do trận động đất. Phía dưới là 3 bàn thờ





Những viên đá được lựa chọn và mài dũa rất kỹ


 
Last edited:
Đền thờ ba cửa sổ

Nằm ở phía đông của Sacred plaza là đền thờ 3 cửa sổ. Có một chi tiết rất hay là ở đằng trước đền có một bức tắc môn mà người ta làm theo hình bậc thang và cũng làm 3 bậc. Con số 3 là con số thần thánh trong quan niệm của người Inca. Như thế giới của họ chia làm ba phần: Phần trên không (tượng trưng là con Ó), phần dưới đất (tượng trưng là con báo) vần trong lòng đất (tượng trưng là con rắn) hay đất đai họ cũng chia làm 3 phần: Phần cho hoàng gia, phần cho công ích (nhà thờ...) và phần cho dân rồi hệ thống lao động của người dân cũng chia làm 3 Ayni, Mink'a và Mit'a như tôi đã nói ở phần trên

Được cho là nơi thờ thần đất mẹ Pachamana.Đây là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất tại Machu Picchu. Hoàng đế Pachacuti ra lệnh xây dựng ngôi đền này để tưởng nhớ tới Hoàng đế đầu tiên Manco Capac. Trong thần thoại Inca ông này là con của thần Mặt trời và thần mặt trăng. Và ngôi nhà của vị thần này có 3 cửa sổ. Nhưng cũng có người cho rằng ngôi đền này được xây giống như ngôi Đền tri thức (Temple of knowledge) ở Cusco.

Ngôi đền được xây bằng những viên đá Granite đẹp nhất, những cửa sổ của nó nhìn xuống quảng trường chính, nơi diễn ra các lễ hội của người Inca. Ba cửa sổ là nơi đón những ánh mặt trời đầu tiên đi vào trong đền.



Ngôi đền 3 cửa sổ nhìn từ quảng trường Linh thiêng vào





Đằng trước có bậc đá cũng 3 bậc






Nhìn từ phía quảng trường chính lại





 
Nhà của các tư tế


Nằm ở phía nam quảng trường linh thiêng. Đây là ngôi nhà để các quan tư tế chuẩn bị đồ cúng lễ. Họ được các trinh nữ đền thờ thần mặt trời soạn trước các thứ như: Beer, hạt cacao, lá coca, các loại vải, llama và thậm chí cả các người hy sinh làm lễ hiến tế... ở đây. Các tư tế phải tắm rửa, ăn chay, đọc kinh cầu khẩn ở đây suốt đêm. Sáng hôm sau khi mặt trời chưa mọc họ phải lập đàn tế, chuẩn bị các đồ tế ra giữa quảng trường. Khi mặt trời bắt đầu mọc trên dãy núi Phutukusi họ bắt đầu tế lễ.


Nhà của tư tế nên đá xây cũng không được trau chuốt lắm




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,409
Members
192,520
Latest member
donagift
Back
Top