What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Lễ hội Watunakuy

Vào ngày 21 tháng 6, ngày năm mới theo lịch Inca. Lễ hội Watunakyu sẽ diễn ra. Đây là lễ hội đầu năm nên cũng giống như vIetnam, họ coi đầu năm là biểu tượng cho việc sinh sôi nẩy nở. Nên họ cầm các hạt giống cùng các lễ vật đến dâng lên thần linh. Nhờ các ngài phù hộ cho một năm mùa màng tươi tốt. Hai dân tộc chủ yếu ở đây là Quechua và Aymara sẽ hát hò, nhảy múa theo các giai điệu của dân tộc họ


Ảnh sưu tầm chứ tôi đến vào tháng 2 nên không gặp lễ hội này








 
Trước đây tất cả khu vực này đều có bức tường bằng đá. Ngày nay nó chỉ còn lại phế tích như thế này






Ra khỏi Cổng làng. Khu vực Tambos ngày xưa nay chẳng còn dấu tích gì, chỉ còn cánh đồng cỏ xanh với đàn cừu, Llama nhởn nhơ gặm cỏ






 
Rời khỏi Raqchi cũng đã quá trưa, chúng tôi chạy khoảng 10km nữa tới chỗ ăn trưa. Nhà hàng khá sạch sẽ với những món buffet khá dễ ăn. Bên trên còn ban nhạc chơi những bài nhạc dân tộc. Họ để cái hộp đằng trước, tiền tip tùy tâm bỏ vào đấy










 
Người thì to nhưng tôi ăn khá ít. Ăn xong sớm, tôi ra ngoài hút thuốc. Ra ngoài thấy đã có bà cùng đoàn người Chile ngồi ngoài hút thuốc rồi. Móc túi lấy ra bao thuốc không còn điếu nào, tôi đành muối mặt xin bà ta điếu thuốc để hút. Bà ta vui vẻ mời tôi một điếu.
Đứng ngoài hút thuốc ngắm cảnh một chút rồi lên xe chạy tiếp


Người dân ở đây xem ra còn nuối tiếc Hoàng đế và hoàng hậu của họ lắm





Khung cảnh xung quanh






 
Xe chúng tôi bắt đầu lên độ cao dần. Máy của Jo liên tục báo độ cao 3,500 rồi 3,600 m so với mực nước biển. Nhưng chúng tôi cũng không mệt và cũng không thấy cảm giác ù tai hai chóng mặt gì? Lúc giờ nghĩ rằng điều hòa của xe ô tô khá tốt. Nhưng một lúc sau ra ngoài cũng chẳng thấy cảm giác gì, chỉ thấy mỗi lạnh? Tôi thì khỏe như voi chẳng vấn đề gì. Nhưng mấy bạn đồng hành hay nhức đầu, mệt mỏi cũng không sao cả. Có thể cơ thể đã kịp thích nghi rồi chăng?












 
Hơn 1h sau chúng tôi tới điểm dừng chân. Chỗ này chẳng có điểm tham quan nào. Chủ yếu là dành cho việc đi "lái" và mua sắm các sản vật của dân địa phương. Tôi chẳng có những nhu cầu đó, thấy phong cảnh khá đẹp cầm máy ra bấm vài kiểu


Vùng này là Alu.Lpimboya đọc đau hết cả mồm






Những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng xóa lẫn vào với mây. Nhiều khi chẳng biết đâu là núi đâu là mây nữa








 
Người dân ở đây cũng chẳng đon đả chào mời, cũng chẳng thiết bán hàng. Ai thích mua thì mua, sản phẩm của họ thường là túi, vải thổ cẩm. Quần áo len của dân tộc họ. Các loại thảm thêu hình Llama hay thần Viraconcha....






Bà này tôi để ý, ngồi từ đầu cứ quay lưng ra đường. Kệ khách






Còn em bé này dắt con Llama ra cho khách thuê chụp ảnh


 
Khu vực này có vẻ ít cây toàn đồng cỏ, đất đai bỏ hoang cũng nhiều. Nhưng với đồng cỏ như thế này có lẽ chăn thả gia súc là hợp nhất. Nhưng chúng tôi đi cả trăm cây số mà không gặp một đàn gia súc nào











 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,405
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top