What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Rời Pukara hai bên đường là vùng đất cằn cỗi, những cánh đồng hoang hóa, những ngôi nhà bằng đất bỏ hoang...Vùng này có vẻ như người ta không để ý đến nông nghiệp lắm. Người dân ở đây cũng thưa thớt chẳng có mấy ai ra đường. Hình như tất cả các người dân ở đây đều đổ dồn về hai thành phố lớn trong khu vực là Juliaca và Puno, nơi người ta dễ kiếm tiền hơn là đi trồng trọt. Nhìn nước bạn nhiều tài nguyên bỏ hoang đất đai, không thèm khai thác rồi nhìn lại nước mình nơi mà người ta tranh nhau từng mét vuông đất, nơi người nông dân một nắng hai sương mà không đủ ăn rồi tranh nhau khai thác tài nguyên đem lên bán mà buồn quá các bạn à










 
Những vùng đất nào bỏ hoang thì bỏ hoang. Nhưng nơi nào họ làm nông nghiệp thì rất tập trung. Những cánh đồng xa vút tầm mắt, những đàn gia súc được nuôi tập trung thành các trang trại lớn dẫn đến năng suất rất cao. Không cắt nhỏ rồi chia ra như ở nước mình, mà chính cái việc chia nhỏ ruộng đồng, đất đai nó làm cho con người ta luôn suy nghĩ lặt vặt, nhỏ nhen, không có tầm để làm lớn được









 
Last edited:
Thêm những hình ảnh trên đường












Mỏi mắt mới nhìn ra những cái cây này. Có vẻ đây là vùng ít mưa nên hệ thưjc vật không phong phú lắm








 
Trong lúc chiếc xe của em đều đều chạy trên đường tới Puno. Em xin kể hầu các bác về câu chuyện tìm vàng ở Nam Mỹ này

Câu chuyện tìm vàng

1. Những truyền thuyết

Vàng!!! Một từ ngắn gọn nhưng nó đã làm hấp dẫn và thôi thúc bao trái tim con người. Từ một anh nô lệ châu Phi cho tới những bậc quốc vương giầu có ai ai nghe tới nó cũng khao khát, cũng mơ ước và tìm mọi cách để có nó.
Từ ngày xưa người ta chỉ biết dùng vàng để làm đồ trang sức và là vật quý để trao đổi. Nhưng sau này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, chính vì những đặc tính lý hóa của vàng mà nó lại trở lên quan trọng hơn và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Mà chính vì nó hiếm nên nó quý. Nhưng ngược lại, ở châu Mỹ thì vàng là thứ luôn thừa thãi. Một người tù trưởng đã từng nói với Pizarro rằng: “Hóa ra các ông đến đây chỉ vì thứ này ư?” và chính Christopher Columbus đã từng viết rằng “Vàng! Thứ có thể mở cửa cho tâm hồn tội lỗi”. Chính vì thế vàng có thể mua được tất cả. Các bậc Quân vương thời trung cổ cứ tiến hành chiến tranh cướp bóc tàn sát những người dân địa phương vô tội. Sám hối ư? Chỉ cần đến Vatican, Giáo hoàng sẵn sàng rửa tội để lấy tiền nên câu nói của phương đông “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” nó đúng với tất cả. Thời đó nén bạc không chỉ đâm toạc những bộ kinh của Đức Phật mà ở châu Âu nó còn có thể đâm toạc cả Kinh Thánh nữa. Tiếc thay những con người vĩ đại như Đức Phật, Đức Chúa, những người sẵn sang bỏ vinh hoa phú quý đi tìm con đường cứu rỗi cho nhân loại, hay luôn dạy dân chúng coi thường vật chất mà phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau và tha thứ cho nhau lại bị chính những kẻ nhân danh đại diện cho ngài lợi dụng.

Những truyền thuyết về thành phố quanh hồ Guatavita mà tất cả nhà cửa đường phố đều bằng vàng, về vị tư tế đầy quyền uy El Dorado trên người ông phủ đầy vàng hay kho vàng của người Inca đã kịp đem đi giấu trước khi người TBN đến luôn luôn thôi thúc những kẻ ưu mạo hiểm và máu làm giầu bằng con đường bất chính.

Người ta cho rằng ở thành phố vàng El Dorado, trước khi làm lễ đăng quang. Các vị Vua tương lai phải nhịn ăn ở trong một cái hang. Sau đó cùng với 4 tư tế mặc quần áo bằng vàng đi thuyền ra giữa hồ và tất cản cùng nhảy xuống lột bỏ những bộ quần áo bằng vàng đó. Và bằng cách đó thần hồ mới lấy được vàng.

Cũng theo một truyền thuyết hay là sự bơm thổi lên về một thành phố vàng Paititi. Nơi mà ở đây có những con người bằng vàng sông gần chiếc hồ thần bí Cuni Cuni nơi có con báo thằn lằn tên là Teyu Yagua canh giữ. Những bí ẩn về thành phố này ngày càng được thêu dệt thêm theo những kẻ xâm lược người TBN trở về châu Âu nó càng làm hăng hái những cái đầu mà trong đó chỉ có giấc mơ về châu báu

Người Inca có 2 đồ thờ rất quan trọng được để trong đền Coricancha đó là chiếc đĩa thần Mặt trời và pho tượng P’unchao. Nó tượng trưng cho sức mạnh và là vật thiêng liêng của đế chế. Nhưng người TBN đâu có cần biết là thiêng liêng hay quan trọng gì? Họ chỉ cần lấy được, nấu chảy ra, đúc thỏi và đem về TBN. Nhưng không may cho họ, khi vào được Cusco mặc dù cướp được rất nhiều vàng nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy hai thứ đó.

Chính vì thế nên có nhiều truyền thuyết được thêu dệt quanh 2 đồ thờ linh thiêng này. Nào thì khi người TBN bắt Hoàng đế của họ là Atahualpa ở Cajamarca, các vị tư tế trong đền Coricancha đã biết trước được sự việc nên đã đem 2 linh vật kia giấu đi cùng với rất nhiều vàng bạc khác đến nơi mà vó ngựa của người TBN không tới được và họ đem vào sâu trong rừng Amazon để gửi cho thần rừng canh giữ. Nào thì khi Manco Capac II rút chạy, ông cũng đã đem về Vilcabamba 2 linh vật trên cùng rất nhiều đồ thờ cúng bằng vàng bạc. Sau này khi bị Toledo đánh Tupac Amaru trước khi bị bắt cũng đã ra lệnh cho người của mình đem số đồ thờ đó giấu vào nơi mà chỉ khi không còn sự có mặt của người da trắng trên mảnh đất này nó mới lộ ra.

Tất cả những câu chuyện trên nó được truyền miệng rồi thì thào một cách bí ẩn trong suốt các phòng khách của châu Âu cho đến những nơi tưởng như tận cùng thế giới và nó là một giấc mơ hấp dẫn cho những kẻ đi tìm vàng suốt 500 năm sau đó.
 
Những kẻ đi tìm vàng


Kẻ đi tìm vàng đầu tiên là Hiệp sĩ người Đức Von Alfinger, ông này đã đi sâu vào trong vùng rừng sâu của Venezuela đem theo các nô lệ để khuân vác lương thực và quyết tâm đi tìm thành phố huyền thoại bằng vàng của người El Dorado.
Nhưng chưa kịp tìm thấy thành phố huyền thoại thì von Alfinger đã trở thành huyền thoại vì sự độc ác của mình. Khi người nô lệ gục ngã vì đuối sức, Alfinger đã dùng ngay thanh gươm của mình chặt ngay đầu người đó để đỡ mất công tháo xích trên cổ. Và đương nhiên những kẻ như thế chẳng bao giờ có cái kết cục tốt đẹp, sau này Von Alfinger bị bắn chết bởi một mũi tên của người thổ dân.

Một sự tàn ác khủng khiếp kéo theo sự thất bại đã trở thành mẫu số chung cho những cuộc viễn chinh đi tìm vàng. Francisco de Orellana đi đến vùng bờ sông Coca năm 1541 trong một chuyến đi đã giúp ông tìm ra thượng nguồn sông Amazon. Ông đã có ý định đuổi theo người anh trai của mình là Gonzabo đang đi tìm kho báu của người Inca. Ông đã rời Quito dễ dàng theo dấu anh trai của mình qua những xác người rải rác trên đường đi. Ra đi với 400 người lính TBN, 4.000 nô lệ, 2.000 con chó, 4.000 con lợn và một bầy llama làm thức ăn. Một năm sau Orellana trở về với 80 người sắp chết đói. Kho vàng của người Inca thì vẫn chưa tìm thấy nhưng kết thúc bi thảm cho đoàn người của Orellana thì đã thấy rõ.

Diego de Ordas dẫn cả nghìn người đi tìm vàng và chui vào rừng Amazon mất tích. Những tưởng ông ta và đồng bọn đã làm mồi cho cá sấu hay những cơn sốt rừng nhiệt đới vùng Amazon thì hơn chục năm sau một người lính là Juan Martinez khập khiễng, đói khát và kiệt sức từ trong rừng chui ra. Và trong hơi thở cuối cùng ông thều thào rằng đã thấy được kho báu của người Inca. Những câu nói không ra hơi đó lại hà hơi tiếp sức cho những kẻ đang khát vàng và đang chán nản. Như một lũ kền kền khi tìm thấy xác chết, chúng lại đổ xô vào trong rừng. Và chẳng bao giờ thấy chúng quay lại từ nơi rừng rậm.

Năm 1584, chàng lính trẻ Joan Valverde bị một cô gái Quechua bỏ bùa. Thế dell nào một chàng lính người TBN cao to, đẹp trai lại đi yêu một cô gái đen đủi, xấu xí, mông to, ngực lớn mà đào ngũ về tận quê cô gái ở trên vùng núi cao Andes. Đang sống với vợ yên lành thì một hôm có đám lính tuần tiễu người TBN đi tới. Lo sợ vì mình sẽ bị xử tử vì tội đào ngũ, Valverde định đãn vợ con về TBN . Nhưng lấy dek đâu tiền mà đi đường? Trong lần nhậu với tù trưởng, thương hoàn cảnh của cậu này, vị tù trưởng đã chỉ chỗ mà viên tướng Inca Ruminahui đã giấu vàng cho Valdere.

Mấy hôm sau Valdere trở về làng với rất nhiều vàng cùng với một con ó bằng vàng, cặp mắt bằng ngọc bích và đôi cánh giang ra bằng bạc. Vị tù trưởng bảo với Valdere rằng: “Vàng thì anh có thể lấy, nhưng con chim này là vật thiêng của dân tộc tôi. Anh hãy đem nó trả về chỗ cũ cho đến khi nào người TBN cuối cùng ra khỏi đất này và đế chế Inca được phục hồi thì nó mới được xuất hiện”

Con chim được trả về chỗ cũ, nhưng với số vàng mang về cũng viến Valdere trở thành một người giầu có. Khi người lính gần như không biết chữ này trở về TBN với mấy chục nén vàng được đúc thô sơ. Vua TBN Charles ngửi thấy mùi ra lệnh cho Valdere phải nói rõ phải tìm thấy nó ở đâu không thì sẽ bị tịch thu và bỏ tù. Lo sợ Valdere đành phải nói ra nơi tìm thấy vàng.

Lập tức vua TBN phái luôn một đoàn quân viễn chinh đến vùng đó để tìm vàng. Nhưng họ không thể vượt qua thời tiết xấu, cái đói, cái mệt mà đến được đích. Đến tận thế kỷ thứ 19 nhà thực vật học người TBN là Antonio Guzman trên đường đi tìm “nuôi con gì?, trồng cây gì?” vô tình đã tìm được chỗ Valdere tả. Nhưng tất cả các hầm giấu vàng này gần như trống trỗng, chỉ còn một ít đồ trang sức vàng chắc do người dân khi chuyển kho vàng không kịp nên để lại.
Đến tận thể kỷ 20, một trực thăng được phái đi xác định vị trí kho vàng nhưng đã phải trở về thất bại vì không thể vượt qua các khó khăn như sương mù, độ cao và các điều kiện khí hậu gay gắt

Cũng trong thế kỷ 20, Đại tá người Anh Fawcett đi cùng con trai và một số người nữa vào rừng đi tìm kho báu nhưng chẳng bao giờ thấy ai nói gì đến họ nữa

Suốt mấy trăm năm, cho đến tận bây giờ nhiều kẻ vẫn dấn thân đem cả tuổi trẻ mạng sống của mình vào rừng đi tìm kho báu nhưng chẳng bao giờ thấy trở về và những thành phố bằng vàng hay kho báu của người Inca vẫn được nằm trong vòng bí mật
 
Last edited:
Chiếc xe của chúng tôi chạy qua Juliaca, thành phố được coi là trung tâm kinh tế chính của vùng này. Thế nhưng theo lời anh bạn HDV thì đây là thành phố phát triển chính nhờ buôn lậu giữa Peru- Bolivia và các vùng khác nên các băng đảng, bảo kê rồi thanh toán lẫn nhau ở đây là chuyện xảy ra như cơm bữa.
Cái đó thì tôi không được chứng kiến, nhưng khi nhìn qua cửa kính xe: những con đường bụi mù mịt, những ngôi nhà xây dở, những chiếc xe tải chở hàng tấp nập nối đuôi nhau thì cảm giác bất an không phải không có. Và có lẽ đây là nơi lawless thật.










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,439
Bài viết
1,175,922
Members
192,105
Latest member
TonyPhat
Back
Top