What's new

Đỉnh Tự Do - Tôi đặt tên cho em!

TÔI CŨNG XIN NÓI LUÔN LÀ ĐỈNH NÀY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỈNH CAO, ~2K7M, VỚI TÔI ĐỈNH CAO KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ ĐỂ LÊN ĐƯỢC ĐỈNH, TÔI SẼ TRẢI QUA NHỮNG GÌ.
BÀI VIẾT NÀY, ĐỈNH NÚI NÀY, THÂN TẶNG 1 NGƯỜI VỪA XA, TỰ DO!

Một vài lời bàn tán, vài dự định, tính là thứ 5 sẽ đi, vài thay đổi xảy ra, sớm hơn dự kiến, tối chủ nhật ngày 31/3 chúng tôi lên đường với mục tiêu là khám phá 1 đỉnh không tên nằm gần bản Pa Chu Phìn nằm ở ranh giới Bát Xát và Phong Thổ với độ cao 30xx m, đoàn chúng tôi lên đường gồm 2 thành viên: tôi và Accept Nguyễn.

Đồ đạc mang theo cho 2 người trong vòng 1 tuần bám rừng:
1. 1 dao Mông.
2. GPS etrex 20
3. 1 con IP phục vụ quay cóp và update tình hình cho mng yên tâm, 1 con củ gạch đề phòng đèn hết pin.
4. Canon 30d + 3 thẻ nhớ + 4 cục pin, vậy là thoải mái chụp choẹt mà không phải nuối tiếc.
5. Đèn siêu sáng loại không nhớ =))
6. Đồ y tế gọn nhẹ.
7. 1 lều 4, 2 túi ngủ
Đồ ăn phục vụ cho toàn hành trình:
1. 1,3kg ruốc
2. 1kg lạc
3. Gia vị
4. Đường gluco bổ sung nước.
5. 5kg gạo vùng cao.
6. Nước thì hết lại bổ sung vào chai, chúng tôi mang theo 1 chai 1,5l và 2 chai 0,5l.
7. Xúc xích 4 gói, 3 cái lương khô

Đồ cá nhân thì tôi mang theo quần áo mưa, giày bộ đội và ba lô chuyên dụng loại 80 lít, 1 áo cờ đỏ và 1 bộ quần áo lính, 1 áo gió mỏng nhưng thiết kế để chống rét nên cũng thoải mái, vài đôi tất, hết!

Lịch trình:
Hà Nội - Việt Trì - TP Yên Bái - TP Lào Cai - Bát Xát - Mường Hum - Thủy Điện Nậm Hồ - Nhìu Cồ San - Đỉnh Tự Do

Ngày 31/3:
7:30pm đón ôm xuất phát tại làng sinh viên lớn nhất miền Bắc.
11:17pm: tới thành phố Yên Bái chụp ảnh kỷ niệm tại quảng trường thành phố.
564386_326823437420307_979769009_n.jpg

Ngày 1/4:
00:25am đã có dấu hiệu buồn ngủ, như thường lệ thì tôi luôn chọn cây xăng làm điểm dừng chân, quyết định dựng lều ở cây xăng Văn Yên - Yên Bái.
555956_326823444086973_646126026_n.jpg

Tới đây sau khi nói vài lời xin phép anh nhân viên cho ngủ nhờ bên ngoài, chúng tôi lấy cồn nấu mỳ, thì anh nhân viên hốt hoảng chạy ra dập lửa, đây là 1 bài học và là một chú ý nho nhỏ cho các bạn là cây xăng nào cũng có hầm chứa xăng, vậy nên trước khi đốt lửa hãy hỏi nhân viên cây xăng, hoặc đi hẳn ra xa cây xăng rồi sử dụng lửa.
 
Last edited:
Nắng không đủ lớn để làm nổi lên biển mây, em máy ảnh cùi thì nó cũng nổi lên tàm tạm
625683_326878944081423_1913028902_n.jpg

Cũng theo hướng chóp núi này là đường xuống, đi ngược theo tracklog cũ từng bước thận trọng thì chúng tôi cũng xuống được cái thung mà ở bài viết trên tôi có nói tới.
 
Xuống tới thung thì theo đường đi cũ chúng tôi lại phải băng qua cả 1 cánh rừng và chui về theo đường rậm rạp, không khả thi do chưa ăn gì, phần vì cũng đã quá mệt, nắng to, nước thì chỉ đủ để cầm cự, tính đến phương án sẽ xuống bằng đường dễ hơn nhưng đi sang bản khác, chẳng cần biết là bản nào, có dân có cái ăn đã, rồi tính.
Đầu tính, mồm nói, chân bước, chẳng mấy chốc chúng tôi đã tụt xuống 1 thung lũng, thấy có dấu hiệu khả thi của đường mòn, dọc đường có khá nhiều phân dê và trâu bò, 2 đứa cũng tự tin hơn hẳn.
Giờ đến việc hết nước, tất cả số nước còn lại cũng chỉ còn bằng này cho 2 đứa, mà bản thì vẫn chưa biết nó ở đâu, chưa có dấu hiệu của suối nước
555867_326878980748086_2074458928_n.jpg

Đi thêm 1 đoạn thì chúng tôi gặp hàng rào đá để chắn gia súc không phi xuống vực
529363_326888840747100_342917016_n.jpg

Theo như kinh nghiệm của tôi thì những đoạn thung lũng mà để tập trung nuôi trâu bò chắc chắn sẽ có suối, tranh thủ ngồi nghỉ tôi mới nhớ ra tôi đang đi 1 bên 3 chiếc tất, 1 bên 2 chiếc tất để tránh lạnh đêm qua, Accept cũng lồng 2 đôi tất, ngồi lột ra mà cứ cười như ngựa với nhau
47032_326889797413671_1535584857_n.jpg

Accept ngồi ăn nốt số đường còn lại chống cái đói và lấy sức đi tiếp
62858_326889784080339_730208542_n.jpg
 
Đính chính, tôi ứ có sợ tý nào nhé. Chỉ mệt tã tời thôi. Lúc gặp con rắn, c ngăn t dừng lại, chưa hiểu là cái quái gì cho đến khi nhìn thấy nó, dao ở phía sau và mắc cái máy ảnh. Tôi phải lôi nó về phía trước, mà muốn lôi thì phải quay người. Dao lại chặt nên tút ra phải dùng sức nữa.
Cũng k có hoang mang, hoảng loạn luôn. Chính xác là mệt đến muốn nằm bẹp luôn. Lúc quyết chỗ ngủ là lúc không buồn hoạt động gì nữa rồi. Tôi không sợ vì không có cảm giác ấy, mà cảm giác an toàn, may mắn, dự cảm hôm đi rồi. Với lại t luôn tin vào sự may mắn của mình. Nhưng vẫn nói đến những tình huống xấu nhất có thể sảy ra thôi. Lúc nào cũng vậy, luôn nghĩ trước những tình huống xấu nhất có thể.
Cũng không hiểu lúc rẽ trúc ấy sức ở đâu ra mà khỏe thế nữa. Đến lúc dừng lại mới thấy là mình đau.
Đỉnh núi không thật sự cao, nhưng phải nói là hơn cả đỉnh cao :)
 
Đính chính, tôi ứ có sợ tý nào nhé. Chỉ mệt tã tời thôi. Lúc gặp con rắn, c ngăn t dừng lại, chưa hiểu là cái quái gì cho đến khi nhìn thấy nó, dao ở phía sau và mắc cái máy ảnh. Tôi phải lôi nó về phía trước, mà muốn lôi thì phải quay người. Dao lại chặt nên tút ra phải dùng sức nữa.
Cũng k có hoang mang, hoảng loạn luôn. Chính xác là mệt đến muốn nằm bẹp luôn. Lúc quyết chỗ ngủ là lúc không buồn hoạt động gì nữa rồi. Tôi không sợ vì không có cảm giác ấy, mà cảm giác an toàn, may mắn, dự cảm hôm đi rồi. Với lại t luôn tin vào sự may mắn của mình. Nhưng vẫn nói đến những tình huống xấu nhất có thể sảy ra thôi. Lúc nào cũng vậy, luôn nghĩ trước những tình huống xấu nhất có thể.
Cũng không hiểu lúc rẽ trúc ấy sức ở đâu ra mà khỏe thế nữa. Đến lúc dừng lại mới thấy là mình đau.
Đỉnh núi không thật sự cao, nhưng phải nói là hơn cả đỉnh cao :)

Nói phét, lúc gặp con rắn mặt chả đần thối ra lại còn. Lúc tối không tìm được đường xuống cứ đi lung tung trong cái khu ấy chả hoảng loạn à, nói không có thì không phải.
 
Viết tiếp đoạn cô Accept ngồi ăn đường cho đỡ đói, chúng tôi lên đường theo men rào đá, đến 1 đoạn thấy có nước, vậy là sống, tu ừng ực như chưa bao giờ được uống, mặc dù chỗ nước chảy ấy không biết đã có bao nhiêu con dê, con bò vô tình thả của quý xuống, tôi lấy theo 1 chai 1,5 cho chắc cú.
536072_326889757413675_2124115422_n.jpg

Thường thì mọi con suối đều đổ về thung lũng, mà thung lũng ắt sẽ có dân sống, quả không sai, men theo nó 1 đoạn thì tôi gặp lán của dân và bạt ngàn thảo quả.
564667_326889934080324_166207634_n.jpg
 
Để mọi người hiểu hơn về những thứ mà họ sử dụng trong lán, tôi gửi tới vài hình ảnh:
Bao nhỏ được buộc lên, bên trong có con rắn khá to, tôi thèm thịt rắn lắm vì từ sáng chưa ăn gì, đành nuốt nước bọt chụp lại
563066_326889907413660_755054424_n.jpg

Nồi niêu và bát đũa còn chưa rửa, chắc họ mới ở đây lúc sáng
48162_326889887413662_1369378996_n.jpg

Một căn lán khác được nhà kiến trúc sư nào đó thiết kế hoang dã hơn,đưới tầng trệt là nơi để đun nấu và sưởi ấm, bên trên lầu 2 là nơi để ngủ hoặc phơi phóng nông sản hoặc đồ đạc
305994_326889990746985_1794867973_n.jpg
 
Phét cái gì mà phét, tôi biết tôi chứ. Đần là chả hiểu chuyện gì sảy ra mà.
Ak mà hoảng thì nói có cũng đc, là ức ấy, cái lúc gọi mà chả thấy ông đâu cả. Không gọi thì k biết ông ở xó nào. Tối rồi mà còn mỗi đứa 1 hướng, quay lại tìm ông đến ức, ức cái mất công rạch đg rồi lại phải chui lại khi đã sắp hết hơi rồi.
 
Đọc cái đoạn balo của mình bị 2 đứa nó xỏ chân vào mà ...

đền sữa chua thạch ><

giá mà tôi ko bận và đi được thì là có 4 đứa , sẽ đỡ khổ hơn biết bao !
 
Xuôi 1 đoạn nữa thì đã nhìn thấy bản làng, bụng đói, chân mỏi, nhưng đường thì =))...còn cả gần 7km đường đi bộ, còn chim nó bay thì khoảng 2km thôi!
559396_326886767413974_379156586_n.jpg


Dọc đường không đứa nào nói câu gì, phần vì họng đau, phần vì chưa biết mình sẽ đi tới đâu, ngoài những lúc bàn bạc về hướng đi thì hoàn toàn im lặng. Lúc này thì chúng tôi đang đi theo 1 con suối lớn chảy trên vách đá cheo leo đổ thành 1 thác lớn, nếu vào mùa mưa thì nơi đây chẳng thua kém bất kỳ con thác hùng vĩ nào.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,924
Bài viết
1,172,528
Members
191,775
Latest member
HTTN
Back
Top