What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Nhà cửa nơi đây, trên mặt tiền xa lộ xuyên Á, đang cho thấy sự phồn vinh vừa chớm phát. Ô hay, giữa cảnh quan còn xô bồ màu “chợ búa”, một hình ảnh dễ thương và ấn tượng xuất hiện trước mắt tôi khi chính thức đặt chân lên phần đất Myanmar này: chú sadi nhỏ với áo tràng màu cau khô, ôm bình bát, đang chân đất đi về hướng Thái Lan. Một biểu tượng đầu tiên báo hiệu rằng tôi đang tới miền đất Phật. Với tôi, hình ảnh chú sadi giữa cái đời thường chợ búa, chẳng khác nào sự nhập thế của Phật giáo giữa muôn loài, đó cũng là cái khoảng cách bằng 0 giữa đời thường và đạo pháp, nhưng để vượt qua khoảng cách ấy…thật chẳng dễ chút nào!


attachment.php



Thôi, trước khi đi vào đất Phật, chúng tôi phải ghé vào cái trạm kiểm soát trước mặt, để hoàn thành thủ tục hải quan. Nhân viên ở đây cũng rất lịch sự và vui vẻ, nói tiếng Anh hay hơn tôi nhiều, bảo điền các thông tin cần thiết vào tờ form khai báo, đặc biệt nơi đến ở Myanmar, thì tôi điền “7 mile Hotel”, tên khách sạn mà Ông Sư bạn đã book. Mọi chuyện được giải quyết chóng vánh, sau vài phút, chúng tôi đã cầm hộ chiếu ra khỏi trạm Myawaddy, cửu vạn cùng với hành lý của chúng tôi, đang đứng chờ với 2 anh bạn Vega Travel, đã qua trước.
Tôi móc tiền trả, 100 baht, nhưng anh ta nói 200,… vì nặng! Cậu Vega nói “no, one hundred!”. Nhưng tôi khoát tay cậu Vega, móc thêm 100 baht đưa cho anh cửu vạn kèm lời cảm ơn.
Chúng tôi không giàu tiền nên đi chơi rất tiết kiệm, để đến được nhiều nơi hơn; nhưng trong trường hợp “hiếm hoi” này, chẳng có gì phải đắn đo, khi trả thêm cho họ. 100 baht bỏ ra để:
1, mua được niềm vui, tặng họ, những người Myanmar cửu vạn nghèo.
2, mua sự bình an, hạnh phúc trong tâm của chúng tôi.
…thật sự là rẻ, chứ không hề mắc chút nào!
Hai bạn trẻ Vega gọi 4 xe ôm để chở chúng tôi đi tiếp. Vậy là được lòng vòng dạo phố Myawaddy.


attachment.php

Chú thích :
Phần màu trắng thuộc Myanmar, màu xanh lá thuộc Thái lan.
Chú ý, chỗ bến xe, nơi sông Moei chảy ngang, ranh giới Thái-Miến chỉ cách nhau chừng 20m, vì đoạn sông này rất hẹp.
Từ cầu Hữu Nghị, xe ôm đưa chúng tôi tới bến xe theo đường màu đỏ.
Từ bến xe trở ra quốc lộ theo đường màu xanh lá.
Đường màu vàng là quốc lộ, đồng thời là đường Xuyên Á, AH1.



attachment.php


Đây là đoạn đầu của xa lộ Xuyên Á, lại chạy ngang thành phố nên khá rộng và khang trang, tuy có hơi bụi.

attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Bạn đồng hành “áo xanh” đang ngồi xe ôm chuyển mấy bị hành lý của chúng tôi.

Xe ôm rẻ vào các con phố hẹp hơn, nhưng cũng rất sầm quất.

attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Tại hải quan Myanmar chú có tốn tiền gì để được đóng dấu passport không ? Thủ tục có rắc rối không ah ? Thái độ hải quan như thế nào chú ? con đi cửa khẩu Thái Miến Ranong-Kawthaung tốn 10usd mới được có dấu passport mà còn không được đi xa quá cửa khẩu 38km, hải quan Miền ở cửa khẩu này vô cùng hống hách và cửa quyền, thất vọng ghê gớm .
Cuối cùng cũng đã có người VN đi qua thành công cửa khẩu này và chia sẻ lại , có thể có người đi rồi nhưng họ chẳng hé lộ gì . Cám ơn chú !
 
Chào maximilian,
Có lẽ ông Cù độ mạng nên cô chú gặp mấy anh hải quan rất vui vẻ, dễ thương và nhất là không hề xin 1 đồng baht nào cả. Còn ngả Ranong, hồi chú đi chưa có thấy đường bộ tới Yangon, bây giờ lên google maps thấy đã có, nhưng quốc lộ 8 hình như chưa tới được Kawthaung, chỉ tới Meyik thôi, từ đó hình như đi Kawthaung bằng đường phụ, nhỏ hơn. Có thể đã có người Việt nam đi rồi, bằng đường bộ, trước khi đi, chú tìm nát nước để học kinh nghiệm, nhưng chẳng thấy, bây giờ cũng vậy. Chú cố gắng viết chi li, để các bạn đi sau dễ dàng thực hiện; chắc chắn không khó nếu đọc kỹ bài của chú.
Doigiaymoi.
 
Nhiều đoạn phố lúc này nhỏ hẹp và có ổ gà lồi lõm, thỉnh thoảng 1 chợ nhỏ mà người bán bày ra cả lề đường, làm tôi nhớ đến Việt nam.

attachment.php

He he, bụi quá phải nhắm mắt.

attachment.php



attachment.php

…còn đây không do bụi, tại… buồn ngủ!

…cuối cùng xe ôm đưa chúng tôi dừng lại tại một con đường hẹp bụi bặm, nằm cạnh bờ sông Moei cạn nước, đục ngầu. 2 bạn Vega(tôi tạm dùng tên này cho tiện)cùng các lái xe ôm, gom hành lý của chúng tôi lại 1 chỗ ngay phía trước tủ bán …trầu.


attachment.php



Hai bạn Vega gom tiếp hành lý của chúng tôi, để thành đống trước một tủ bán trầu. Người Miến thật vô tư, chẳng phàn nàn gì về việc cản trở chuyện mua bán của họ, chẳng những thế còn vui vẻ kéo ghế cho bà xã tôi ngồi!


attachment.php


Một đống hành lý phía trước tủ bán trầu, nếu ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ… “này… để đồ đạc thế kia thì còn buôn bán gì được…” , bạn phải xin lỗi và cuốn quit chuyển sang chỗ khác, còn chủ “tủ trầu” sẽ đốt …phong long …

Thì ra đây là chỗ bán vé xe bus của các công ty vận tải, chỉ là một dãy nhà cây xập xệ vừa là chỗ bán thức uống, bán trầu, trên có treo biển công ty xe tốc hành hiệu… “con sâu ” màu đỏ. Chắc là đã có làm ăn từ lâu, cậu “ Vega Mae Sot” liền tiếp xúc với cô đại diện hảng xe để đặt vé.


attachment.php



attachment.php

He he, một thiếu nữ thoa phấn thanakha trên mặt!


attachment.php

Cô bán vé cùng đầy phấn trên mặt!

Cậu Vega MaeSot đang đặt vé xe, có lẽ cái tên của tôi khó quá nên viết…chậm như rùa!
Trong khi đó thì bà xã tìm cách đổi một số tiền Kiat để dọc đường ,,,ăn cơm!


attachment.php




Cuối cùng chúng tôi cũng nhận được cái vé xe dành cho 2 người, số ghế là 15 và 16.

attachment.php

He he, đây là cái vé xe đi Yangon có mang tên tôi, do cậu Vega MaeSot viết.
 
Các cậu Vega bàn giao chúng tôi lại cho cô gái bán vé rồi cùng nhau chụp hình kỹ niệm, thật là những chàng trai đáng yêu, đã lo chu đáo mọi chuyện cho 2 kẻ lãng tử này, họ còn dặn tôi không phải trả thêm bất cứ phí nào nửa, kể cả hành lý.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

He he, cậu này giống Lý Tiểu Long quá xá!

Chúng tôi cảm ơn 2 bạn nhỏ và rất mong có ngày gặp lại. Bạn Vega MaeSot đưa cho bà xã một danh thiếp và nói điều gì đó…chắc là giới thiệu giùm công ty Vega.


attachment.php



Bây giờ tôi có thể lần hồi hiểu ra mọi chuyện, như sau:
Vega Travel là 1 công ty kinh doanh du lịch có các trụ sở tại Singapore, Bangkok, Yangon, chuyên bán vé máy bay đi các nơi và tour du lịch Myanmar. Có lẽ họ là công ty duy nhất khai thác cả tuyến đường bộ Bangkok-Yangon, nếu có khách. Công việc của họ chỉ đơn giản như sau:
Xe của công ty, đón khách tại Bangkok, kết hợp chở thêm khách lẽ mà họ đã liên lạc trước, để lấp cho đầy xe.
Một nhân viên được cử theo để bàn giao cho trạm tiếp nhận MaeSot, rồi trung chuyển qua biên giới.
Mua vé xe bus từ Myawaddy tới Yangon cho khách tiếp tục hành trình.
Tôi nhẩm tính với đoạn đường 257km từ Poipet đến Bangkok, giá thông thường là 200baht, thì 500km từ Bangkok đến MaeSot chắc cũng chỉ 400baht, rồi từ Myawaddy đến Yangon, 500km, cho là mắc hơn thì có thể là 600baht; tổng cộng là 1.000baht, cộng thêm 5 khách lẽ mà họ rước được, thì họ lời không dưới 2500 baht,sau khi trừ tiền gas rất rẻ. Nhóm Meeting Group Tour 4 chắc chắn cũng mua vé ở công ty này(chào giá cho tôi chỉ 1600 baht), giờ chót không có khách nên đã “xù vé”; nhưng hôm sau, Merry V. , liên lạc lại Vega Travel thì có lẽ họ tìm được 5 khách lẽ nên…OK, nhóm Meeting Group Tour 4 không gặp may.
Cho nên, một lời khuyên cùng các bạn muốn phiêu lưu như chúng tôi: hãy tới bất cứ Travel Agency nào tại khu Khaosan Road, hỏi mua vé xe bus đi Mae Sot, hoặc rộng rãi thời gian thì mua vé đi thăm cố đô Ayutthaya, rồi đi cuốn chiếu lần lên Khamphaeng Phet, nghĩ 1 ngày, tiếp tục tới MaeSot, nghĩ một ngày, sau cùng qua biên giới, mua vé xe bus tại đây, đi Yangon. Khỏe re và chắc chắn rẻ hơn ít nhất là 500baht (không kể chi phí thêm nếu ghé Ayutthaya và Khamphaeng Phet).

Các bạn thân mến, như vậy chúng tôi đã chính thức bước chân trên đất nước Myanmar cổ kính, còn đầy bí ẩn vào sáng ngày 28-10-2013.
Có 2 điều mới lạ đầu tiên, rất ấn tượng mà tôi thấy khi vừa tới đây: không phải là những chiếc longyi thụng thịnh của hầu hết các đàn ông, thanh niên Burmese, cũng không phải những chiếc xe hơi đời mới đang tới lui cùng với những con xe “rách nát”chất nhóc ké những hành khách bản địa, mà chính là cái sự “ăn trầu” ngon lành của hầu hết nam giới Miến và những khuôn mặt nhòe nhoẹt “vôi” trắng của gần trên 90% những người dân hiện diện tại đây.
Thật thế, hầu hết đàn ông nơi đây đều bỏm bẻm nhai trầu, phụ nữ thì rất ít, còn thoa mặt thì ngược lại, nữ nhiều hơn nam. Trầu được bán phổ biến khắp nơi, trong các tủ giống như ở Việt Nam bán thuốc lá, cách vài nhà là có 1 tủ, trên đó bày đầy đủ “bộ sậu” cần thiết để têm 1 miếng trầu : trầu lá, bình vôi, cau khô…và vài phụ gia khác mà tôi không biết, vì chứa kín trong lon có nắp đậy. Trầu được têm sẳn để trong các hộp nhựa trong, giống như hộp đựng xôi mặn ở bên ta, hoặc têm ngay khi có ai tới mua. Một điều đặc biệt là cổ trầu màu đỏ thì vương vải trên đường, nhưng tôi rất ít thấy bả trầu, có lẽ bị…nuốt hết cũng nên, vì họ không dùng thuốc rê?! Nhưng tủ trầu cũng có bán kèm thuốc lá, dù rất ít.


attachment.php

Bình vôi trắng vương vải, 2 hộp trầu têm sẳn…và 1 ít thuốc lá bên trên.


attachment.php



Còn phần lớn phụ nữ cũng như vài thanh niên, tô trên mặt một lớp phấn trắng như vôi, mà về sau này tôi được biết đó là phấn cây Thanakha, mài với nước thoa lên mặt để dưỡng da, như các loại kem mỹ phẩm phương Tây. Thật ra, thanakha chính là bột cây cần thăng, Limonia acidissima thuộc họ cam quit (Rutaceae) mà ta hay làm kiểng bonsai.
Ở Miến Điện, tục thoa mặt bằng bột thanakha đã có từ hàng trăm năm trước, trong đời sống thường nhật cũng như trong nghi lễ, để biểu thị địa vị xã hội. Dân thường hay dùng bột thanakha pha với phấn hoa gant gaw, nên có màu vàng, giới thượng lưu hay quí tộc thì dùng bột có màu sáng hoặc nâu nhạt, điểm thêm những hạt bụi vàng, là loại thanakha rất quí.
Người ta bôi lên mặt, để giữ ẩm và chống nóng, tác dụng như một mỹ phẩm giúp da được mịn màng. Họ tô lên trán, mũi và 2 bên má, phần lớn những người mà tôi gặp nơi đây, tô rất quằn quện, nhìn thấy xấu hơn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Mặt bé Myawaddy thật dễ thương, nhưng …thanakha quằn quện!

Nhiều người khéo tay đã tô điểm thanakha một cách cầu kỳ đáng yêu, như cháu bé sau đây.


attachment.php

(Ảnh này trích từ Mix Tourist, Land Tour Myanmar.)
 
Last edited:
He he, kẻ 1 đường thẳng cùng vĩ độ, dài 1286 km, các bạn phượt Đa Nẳng chỉ mất tròm trèm 20 giờ, để tới Mae Sot. Hấp dẫn quá, đi phượt bụi, không tốn kém lắm đâu. Nếu "nhịn đói" các bạn tốn chưa tới 1.000K là ...đi viếng chùa Shwedagon được rồi! Chúc các bạn tập họp thành công.
Doigiaymoi.


attachment.php
 
Các bạn thân mến,
Trong chuyến đi này chúng tôi chụp rất nhiều hình, nhờ nó tôi có thể khai thác vô số các thông tin không dễ gì nhớ được. Từ quê nhà, qua Cambodia, Thái Lan, là những nơi chốn mà nhiều người đã biết, qua báo chí, phim ảnh hoặc thực tế tham quan, nên nhiều hình ảnh của tôi có thể đã quá quen thuộc với mọi người. Tuy thế, nếu chỉ xem ảnh như là hình minh họa, rồi lướt qua, thì tôi nghĩ các bạn có thể bỏ phí nhiều điều còn ẩn chứa. Tôi cố gắng chỉnh sửa, nhưng vẫn bảo đảm tính trung thực 100% những gì tôi nhìn thấy, chỉnh sửa chỉ để ảnh đáng được chú ý hơn và mong rằng nhiều người sẽ phát hiện thêm những điều thú vị ẩn tiềm.
Đối với đất nước Myanmar, rõ ràng còn rất nhiều bí ẩn mà chúng ta muốn biết. Khi xem lại hàng nghìn files đã chụp, nhiều ảnh tưởng bỏ đi, vậy mà tôi “thấy” có thông tin quí giá, nên giữ lại dành cho mọi người. Ví dụ, những hình ảnh đời thường tại cửa ngỏ phía Đông Myanmar này, rất tầm thường và cho thấy có nhiều điều bất cập; nhưng tôi không phải là người Miến, tôi không bị buộc phải “tô hồng” xã hội để che mắt “nhân dân Myanmar”. Tôi chắc rằng, những ảnh này sẽ rất quí, nếu sau vài năm nửa, nơi đây trở nên phồn vinh vượt bậc, điều đó có thể dự kiến chắc chắn, vì sau khi rời bỏ độc tài, quân phiệt, đất nước họ đang mở hội tiến lên! Cho nên, xin các bạn đừng “chán”, nếu tôi “tương” quá nhiều ảnh về Myanmar, xin cảm ơn.
Phần trước tôi đã nói đến 2 thứ ấn tượng lần đàu tiên bắt gặp khi vào đất nước Myanmar: tục ăn trầu và phấn thanakha thoa mặt.
Nhưng đó chỉ là một thoáng ngạc nhiên đến với kẻ tò mò phiêu lãng, còn trước mắt, một Miến Điện cổ kính sắp sửa được mở ra dọc theo lộ trình chuyến rong chơi mới là cái đáng quan tâm. Bây giờ, trước mắt tôi là giòng sông Moei cạn nước, nhưng nhìn dòng chảy, thấy nó cũng đang tiềm ẩn một sức mạnh khi mùa mưa đổ xuống trên cao. Tôi chợt thấy tàn tích của 1 trận hỏa hoạn vừa mới xảy ra, ngay trước mặt nhà bán vé, những cột, kèo cháy đen, nham nhở, cùng những trụ đá chỏng chơ vươn lên từ bờ dốc sông Moei.
Nhìn những cột kèo bị cháy, lộ ra tàn tích của một xã hội còn khó khăn, thể hiện rất rõ qua những hình ảnh kiếm sống vất vả của nhiều người đang diễn ra trước mắt. Từ cách tận dụng phương tiện, cách trang phục hàng ngày, cách mua gánh bán bưng ở chợ…tôi nhận thấy Miến Điện vẫn còn nhiều điều cần giải quyết. Hai bên đầu cầu Hữu Nghị Thái-Miến, rõ ràng có một sự cách biệt rất lớn về nhiều phương diện.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Thein Sein tuyên bố thực thi “ý nguyện của toàn dân” bằng cách dũng cảm hủy bỏ dự án thủy điện Myitsonedo trên đầu nguồn sông Irrawaddy trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc tài trợ, tiếp theo là những chỉnh sửa kịp thời về chính trị, Ông đã lập tức làm một cuộc cách mạng dân chủ, khiến trong thời gian rất ngắn, Miến Điện đã phát triển vượt bậc như những thông tin mà thế giới truyền thông đã nói. Trên cơ sở đó, những bất cập trước mắt của Myanmar, có lẽ sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn sắp tới. Và các ảnh tư liệu hôm nay, sẽ trở nên quí giá sau này. Tôi mong thấy điều đó, nên xin mọi người xem và ghi nhớ.
Đây là những hình ảnh tôi chụp được trong khi chờ đợi lên xe đi Yangon.
Đầu tiên là cảnh đời thường trên con đường trước quán, nơi chúng tôi tạm nghĩ, chờ xe.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Các phương tiện vận tải công cộng được tận dụng từ nhiều nguồn gốc khác nhau, xe cũ, xe mới, xe tự chế…đều có thể mang ra chở khách, nếu khách chịu đi.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Bên kia đường, khách và hàng hóa chất nhóc ké như…Cambodia.


attachment.php

Khách ngồi thoải mái trên xe bán tải và hầu hết xe ở Miến Điện đều có tay lái nghịch.


attachment.php

Chở 3 vô tư, lại không cần mủ bảo hiểm.


attachment.php
 
Tôi đi bộ dọc theo con đường ngược trở lại chợ mà hồi sáng đã qua, nhìn cách mưu sinh của người Miến, tôi thấy có nhiều điểm tương tự như những người lao động nghèo bên nhà.


attachment.php

Y hệt chợ Xẻo Trôm, phường M.Q. Long xuyên.


attachment.php

“Y chang” bà bán …cóc, ổi đạp xe loại này trên đường THĐ trước nhà tôi ở Long Xuyên.


attachment.php

He he, không phải họ ghi…số đề đâu!


attachment.php

Còn chỗ nè…đi hông!

Và anh ta leo lên thiệt, he he, "ghế phía sau đít bác tài"!


attachment.php



Tình hình nhà cửa, quán xá tại mặt tiền đường này rất “xập xệ”, nhất là thiếu chỗ đi vệ sinh; tôi phải mon men xuống khu vực phía sau các dãy nhà, thì ra đó thực sự là 1 bến xe “dã chiến”, với khoảng gần 10 chiếc bus loại 50 ghế và vài xe con. Tất cả đang đậu rải rác trên vạt đất trống đầy rác thải, chạy dọc theo bìa 1 khu ruộng lớn, có 1 xóm nhà tạm bợ bên cạnh.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhìn bến xe kiểu này nhớ bến xe ở Việt Nam hồi cuối những năm 70, đầu những năm 80, thế kỷ trước. không biết Myanmar có cần tới vài chục năm mới "bằng" Việt Nam bây giờ không? He he, đã lâu quên chém gió, giờ chém bậy 1 phát cho ...chết gió chơi!
 
Tôi tạm gọi đó là “bến xe dưới ruộng”, để phân biệt với “bến xe trên đường”. Sau khi lòng vòng …ngó nhìn đời thường nơi 1 góc nhỏ xíu của Miến Điện nhiều bí ẩn này, tôi trở lại chỗ bán vé.
Thời gian chờ xe đã kéo dài khá lâu mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì, hỏi cô bán vé, thì được trả lời : wait!… kèm nụ cười Miến Điện thật cởi mở, trên khuôn mặt đầy phấn thanakhan. Đành phải tiếp tục đợi xe sau khi chụp 1 ảnh kỹ niệm cho cô gái với bà xã.


attachment.php



Bây giờ, vai trái của tôi dường như cũng thấm đòn sau 1 đêm không được nằm và gà gật thiếu ngủ, đành phải tìm một chỗ ngã lưng chút xíu thôi. Nhìn trong quán, chỉ có ghế và bàn, chợt thấy nhớ đến những quán võng Miền Tây bên mình quá cở!
Tôi có người bà con, làm công nhân vệ sinh của Cty thoát nước Sài gòn, tối ngày lặn hụp dưới cống dơ, khai thông giòng chảy, để lảnh tiền nuôi vợ con; khổ cực quá đòi bỏ nghề, nhưng nói nếu không móc cống thì chắc đi…móc bọc thôi…mà bóc bọc… thì làm sao nuôi 2 đứa con ăn học cho nổi!
He he, phen này, khi trở về nước, tôi sẽ biểu nó mò sang bên này, mang theo vài chục chiếc võng, hợp tác với dân địa phương, mở quán võng, bán chè bưởi, nước uống…thì tha hồ hốt bạc, sẳn đó, mua đất ruộng phía sau đây, chờ thời …bán lại cho HAGL, trở về Việt Nam lấy “đô la tươi”, mua bậy 1 căn hộ Phú Mỹ Hưng, hàng ngày xách vợt đi đánh ten-nít, thoát khỏi …giai cấp “làm chủ”, khỏe re! Hi hi, thiệt là một “project” kinh doanh tầm cở quốc tế xứng đáng được lưu vào hồ sơ “chém gió” của Doigiaymoi!
Thời may, tôi thấy trong quán, nơi vách có 2 chiếc ghế tre, phủ mấy miếng giẻ rách, nếu không sợ dơ, chịu khó phủi bụi có thể nằm nghĩ tạm, đở đau vai.


attachment.php



Ở vị trí này, được nhìn cái hoạt cảnh xung quanh từ dưới thấp, cũng có cái thú vị riêng mà tôi từng trãi nghiệm, giống như những lúc dừng chân bên các nhà hoang trên đường cùng Daehan qua 3 nước Đông Dương hồi năm 2012.
Năm 2005, theo mấy người bạn bên Đạo Cao Đài, đi dự Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tòa thánh Tây Ninh, trong khi chờ xem đêm lễ chính, tôi nằm lắc lư trên võng, mắc dưới tán cây trong khu Tòa Thánh, nhìn khách hành hương qua lại, chợt thấy góc nhìn có vẻ khác lạ hơn bình thường, nó cho tôi cái cảm giác gần với “đời thực”, với tầng lớp thấp, hơn khi đứng ở trên cao. Thế là từ đó, mỗi lần có dịp là tôi không bỏ lở cơ hội kiếm những files ảnh từ cái góc máy này, không cần phải nằm soài người, lăn lóc cho cực thân già!


attachment.php



Chợt một vị Tỳ kheo bước vào nhận cúng dường từ gia chủ, tôi không bỏ cơ hội chụp lấy 1 file ảnh.


attachment.php



…tiếp theo là những chú Sadi, chắc là vừa “đi chơi” ở chợ về, vì chẳng mang bình bát và không thấy đi chân trần.


attachment.php



attachment.php



Lúc này tôi mới sực nhớ tới hình ảnh chú Sadi mình thấy ở đầu cầu Hữu Nghị, lúc đó đang thi hành Phật sự, còn các vị này có lẽ đã xong “việc” nên rủ nhau “đi chơi”. Tôi không tìm hiểu sâu về Phật giáo, nhất là về giáo luật và những giảng giải cao siêu mà nhiều khi tôi không thể nào hiểu nổi, tuy nhiên, tôi “yêu” Đạo Phật về cái chủ thuyết Vị Tha và sự lạc-quan-đời-thường-không-câu-nệ, về cái phá-xích-tư-duy khiến mọi điều nhẹ tợ mây trôi…đơn giản như thế nên tôi dễ khóc, dễ cười với nhiều điều trước mặt.
Và bây giờ, trước mặt tôi chính là những hình ảnh rất “Phật tính” giữa đời thường, các chú Sadi đang chân sáo bước đi với nét ngây thơ hòa trong màu trang nghiêm sắc đạo, ô hay, tôi thật sự đang “thấy” cái rộng mở của đất trời, không buộc ràng khuôn phép, cái bao la tự tại như quên đi giới luật dưới mái chùa.
Tôi vội vã chạy theo, để tiếp tục thu vào ống kính những gì đang may mắn “thấy” được.


attachment.php



attachment.php


Ô hay, lại một khuôn mặt ngây thơ rất dễ thương, bên sắc áo nâu!


attachment.php

Đói thì ăn, khát thì uống và nắng thì cứ …che đầu thôi!


Tới đây, tôi chợt thấy mình …đói bụng, vì từ sáng đến giờ chưa ăn điểm tâm. Vậy thì …cô chủ ơi, cho tui một đĩa cơm trứng chiên, dĩ nhiên bằng tiếng Anh đủ để cô gái Miến này hiểu được.


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top