What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Hôm nay cũng là dịp cuối cùng còn ở Bangkok, chúng tôi lang thang qua các chỗ bán quần áo, bà xã mua 1 số để về làm quà cho con cháu. Cuối cùng ghé lề đường ăn cơm chiều, chung quanh cũng có rất nhiều Tây ba lô.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Ăn xong thì trời cũng vừa tối, chúng tôi quay lại đường Phra Sumen để về hẻm Trokkai Chae.


attachment.php



attachment.php

Cửa hàng xe đạp xịn trên đường về nhà trọ Apple II GH.


attachment.php

He he, một cảnh rất “đời thường” khá bất ngờ trên đường đêm Bangkok, chú bé Thái này tự nhiên như…con nít!



Trước khi về nhà trọ để ngủ sớm, chúng tôi “ăn” thêm 1 chén đậu nành Thái cho ấm bụng!


attachment.php
 
Last edited:
B.30. Ngày thứ 30 Bangkok-Poipet, 15-11-2013.

06h30’ chúng tôi mang hành lý ra đầu hẻm chờ xe tới rước.
Hôm nay, theo dự kiến xe sẽ đưa chúng tôi tới PhnomPenh, sau đó mua vé đi tiếp về nhà. Đoạn đường cuối cùng này chắc phải mất 2 hôm.
Sau những ngày rong chơi đầy thú vị trên đường, bây giờ ngồi bên đống hành lý bộn bề, 2 kẻ lang thang thực sự thấy…ngán ngược! Thiệt tình mà nói cái khổ của người du lịch “xe đò” là việc lên xuống hành lý ở bến xe, gọn nhẹ thì chẳng sao, còn nhóc ké như thế này thì thật …ớn chè đậu! Nghĩ lại, việc đi bụi bằng xe 2 bánh là thú vị nhất, tuy có vất vả bởi nắng mưa sương gió; nhưng hành lý cứ chất đầy phía sau, ràng buộc chắc chắn là …nổ máy bon bon trên đường thiên lý, chỗ nào thích thì dừng lại, thậm chí cả những nơi mà xe 4 bánh không tới được! Với 2 con bike nhỏ sử dụng trong chuyến đi này, chỉ là 1 “phá cách” của cuộc rong chơi, thuận tiện tại các điểm đến, có đặc thù độc địa, nhưng cũng chút bất tiện, khi không cởi nó thì nó…cởi mình!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tận dụng thời gian chờ xe, chúng tôi ăn thử bửa sáng do những người Thái Hồi giáo bán bên vệ đường Phra Sumen, cạnh đầu hẻm Trokkai Chea, 2 dĩa cơm gà giá 40 baht mỗi dĩa, ngon không ngờ, vậy mà những ngày trước đây chúng tôi không biết!


attachment.php



attachment.php



Xong bửa ăn, chúng tôi tiếp tục chờ xe. Thêm 2 em Thái chân dài xuất hiện, cũng chờ xe đi chơi đâu đó, một ông Tây ở trần, mặc quần ngược đang lang thang tới lui khiến chúng tôi phải cảnh giác, đề phòng ông ta “quậy” bất tử. Không hiểu sao thần kinh có vấn đề như vậy mà đi được tới đây? Hôm ở Apple II guest house cũng có 1 Ông Tây “quậy”, suốt ngày lãm nhãm “selftalk”!


attachment.php



attachment.php



Bây giờ đường Phra Sumen Bangkok với tôi đã quá quen thuộc, Thái Lan tuy có phát triển hơn Việt Nam nhưng vẫn còn những mảnh đời vất vả, hình ảnh người đàn ông đạp xe bán bánh ú(?) dạo khá giống với người nghèo ở quê nhà, khiến tôi thêm nôn nao ngày trở lại An Giang.


attachment.php



attachment.php

Bạn đồng hành là chiếc bóng!


Cuối cùng chúng tôi cũng lên xe, đó là chiếc mini bus giống như hồi rời cửa khẩu, vào xứ Thái.

attachment.php
 
Thật ra, hồi đầu chúng tôi còn dự định đi thăm miền Bắc Thái, cụ thể là Chiang Mai trong chuyến đi này, nhưng vốn chỉ là “giang hồ vặt”, nên khi trở lại Bangkok, sau 29 ngày lang thang, chúng tôi đã nhớ nhà, đành tạm quên thành phố du lịch nổi tiếng ấy, mong sẽ có ngày trở lại sau.
Bây giờ, chúng tôi đang dần rời xa Bangkok, thực hiện lộ trình ngược lại về phía biên giới Thái-Cam, dĩ nhiên hình ảnh bên ngoài khuông cửa kính với tôi chẳng còn lạ lẫm nửa, không khiến phải tò mò, kinh ngạc như hôm mới đến, cũng không chút gì quyến luyến, bởi với tôi, quê hương đang sắp sửa quay về, là chốn thân yêu mà không nơi nào thay thế được! Nhìn Thái lan hôm nay, tuy có hiện đại cách mấy, vẫn không thể nào hơn được miền đất nghèo, dù còn nhiều những điều chưa tốt, nơi quê xa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Giống như hôm từ Poipet vào Bangkok, vẫn những trạm dừng tiếp nhiên liệu và xuống xe đi vệ sinh, ăn uống, mọi việc chẳng có gì đáng nói. Tôi không còn phải băng khoăng tìm kiếm những ngôi chùa, vì cho đến giờ này, số lượng mà chúng tôi đi ngang qua hay thăm viếng đã vượt ngoài dự kiến. Mọi cảm xúc không còn tươi mới với những kiếm tìm thú vị lúc ban đầu, thay vào đó là sự nôn nao mong gặp những hình ảnh thân quen, từ giòng sông, con đường và cả những góc phố…Và cuối cùng là chốn dấu yêu, nơi con cháu đang trông chờ ngày mình trở lại!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



12h35’ chúng tôi tới thị trấn Aranyaprathet, thuộc tỉnh Sakaeo, nơi có cửa khẩu dẫn qua Poipet, Cambodia. Trạm dừng xe cũng là 1 quán ăn, chúng tôi gọi 2 dĩa cơm trứng chiên như thường lệ, vừa rẻ, vừa an toàn!


attachment.php



attachment.php
 
Nhà xe phát cho mỗi người 1 tờ khai báo, điền các thông tin cần thiết khi qua cửa khẩu, để trình báo tại phòng lảnh sự Cambodia, việc này họ “lũm” mỗi người 100 baht! Thật ra, mọi chuyện tại cửa khẩu về nguyên tắc đều không phải tốn tiền, giống như lượt đi, tôi tự làm; lần này phần vì quá mõi mệt, lại không còn thì giờ để chờ đợi, thăm hỏi lung tung, đành cứ theo những gì nhà xe gợi ý, cho nhanh. Họ còn phát cho hành khách, mỗi người 1 mẫu giấy màu hường, trên có viết chữ tắt của điểm đến ở Cambodia, riêng chúng tôi là 2 chữ Pp để dán lên ngực áo, đây là dấu hiệu để nhà xe phía Cambodia nhận ra chúng tôi là khách đi vé suốt đến Phnompenh(Pp) .
Sau khi ăn trưa, tài xế yêu cầu chúng tôi lên xe để họ đến phòng đại diện Lãnh sự Cambodia làm thủ tục rồi đưa tiếp tới cửa khẩu.


attachment.php



attachment.php



Bấy giờ, tôi lại có dịp đi ngang qua vài nơi mà cách nay gần 1 tháng chúng tôi đã tới. Chừng đó tôi mới thấy mình đã sai khi ở lại Bangkok thêm 1 ngày vô ích! Nếu hôm qua sáng ý hơn, sau khi ngủ “nướng” cho thật khỏe, chúng tôi mua vé xe đi ngay tới Aranyaprathet, thuê phòng nghĩ ngơi rồi thăm thú quận lỵ này, thậm chí còn có thể vào sâu hơn cái chợ trời Rong Kloea, ngồi lại quán Café De Vélo nhiều thú vị để thưởng thức lần nữa cốc espresso thơm dịu!


attachment.php



attachment.php

Nơi này, gần 1 tháng trước chúng tôi đã từng lửng thửng đạp xe ngang qua.


attachment.php

Hình ảnh đạp xe ngang trụ sở Cảnh Sát Rong Kloea 1 tháng trước.

Rồi ngày hôm nay, sáng sớm, chúng tôi chất hành lý lên 2 con bike, lửng thửng tới cửa khẩu lập thủ tục trở về Cambodia, mua vé xe đi tiếp, có khi giờ này đang ở Phnompenh ! Đi như thế, có lẽ sẽ tốn ít hơn và chắc chắn không gặp điều lo lắng mà tôi sẽ nói tới sau.
Bây giờ khi xe chạy ngang qua những địa điểm cũ, tôi càng thấy tiếc cho cái quyết định không hợp lý của mình.


attachment.php



attachment.php

He he, lúc này mới qua biên giới Thái, còn hăng hái lắm!

Cuối cùng xe thả chúng tôi xuống cách nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh khá xa, tại đây có 1 nhóm cửu vạn đang đứng chờ được yêu cầu phục vụ. Không như hồi đi từ Cambodia qua Thái, chúng tôi cứ nhẩn nha đẩy hành lý trên 2 con bike rồi vào làm thủ tục hải quan để qua cửa khẩu, sau đó sẽ tìm xe đi tiếp. Lần này, do mua vé suốt từ Bangkok về Phnompenh, tôi vẫn còn mù mờ về chuyện đổi phương tiện vận chuyển sau khi qua cửa khẩu, sợ rằng mình chậm chân sẽ lỡ chuyến đi tiếp trên đất Cam. Hơn nữa, bây giờ, chúng tôi rất mệt mõi, không còn hăng hái như những ngày đầu, hành lý lượt về này lại nhiều hơn lúc đi, nên chỉ muốn nhờ cửu vạn mang tiếp, thỏa thuận là 200 baht Thái. Ngoài 2 túi khoác vai chứa máy ảnh và giấy tờ, tiền bạc, toàn bộ hành trang đều giao cho xe thồ, chúng tôi thoải mái cầm hộ chiếu vào làm thủ tục check out rời đất Thái.


attachment.php

Nơi đội quân cửu vạn chờ khách hàng cần đưa qua cửa khẩu.

Mọi chuyện diễn ra chóng vánh nơi giải quyết thủ tục giấy tờ, nhưng sau đó thì chúng tôi gặp phải 1 phen lo sốt vó …vì lúc này chẳng thấy người thồ hàng của mình đâu cả, nhìn phía trước thì chẳng có mà ngó lại sau chẳng chút tăm hơi. Tôi phóng nhanh về phía cửa khẩu Poipet, vẫn chẳng thấy, dọc lối đi, chỉ có 2 nhân viên hải quan đang ngồi tán gẫu, nhìn theo du khách lũ lượt kéo về hướng Cambodia.
Tôi tự trách mình sao quá hời hợt, giao toàn bộ hành lý cho những người xa lạ(trong đó có những món quà kỹ niệm bằng cẩm thạch như tượng Phật, vòng tay, bộ bình trà…). Bây giờ không thấy đâu, có khi nào “bọn ác” đẩy hết hành lý của chúng tôi trở lại đâu đó trên đất Thái? Phải chi hồi giao hành lý, tôi chụp 1 tấm ảnh làm bằng cũng có cơ sở để trình cùng Cảnh sát. Tôi cứ chạy tới lui tìm kiếm, thời gian cũng hơn 20 phút mà chẳng thấy đồ đạc của mình cùng anh “cửu vạn”. Cứ nghĩ đến cảnh “giao trứng cho ác” ở các xa cảng bên nhà, tôi càng …đổ mồ hôi hột, càng thấy cái sự mua vé đi suốt là sai lầm nghiêm trọng.
Và đây là gợi ý cho các bạn đi sau:
Nếu đi đường bộ qua 2 nước, không nên mua vé đi suốt! Nên có 1 đêm dừng lại ở biên giới, dù là bên này hay bên kia, để đoạn đường tiếp theo ta dễ dàng chọn lựa phương án thích hợp nhất, vừa tránh tình trạng cập rập, mất kiểm soát, vừa có thể chọn lộ trình sao cho tới địa điểm kế trong khi trời còn sáng, thuận tiện để tìm chỗ nghĩ ngơi. Sai lầm ở Mae Sot(qua Myanmar) và Rong Kloea(qua Cambodia)là bài học không được phép lập lại!
Giờ thì xin quay trở lại “hiện trường”, nơi cửa khẩu Rong Kloea. Sau hơn 20 phút lên ruột, cuối cùng, tôi cũng thấy anh chàng cửu vạn, có lẽ do thủ tục kiểm tra hàng hóa kéo dài, tôi mừng không kể xiết và thầm khen tính trung thực của những người lao động nghèo Thái Lan! Chúng tôi cùng đi hướng về cửa khẩu Poipet, lúc này có 1 hàng dài du khách đang chờ làm thủ tục check in. Anh chàng cửu vạn gợi ý muốn qua nhanh, khỏi phải sắp hàng thì trở lại gặp 2 anh hải quan “tán gẩu” lúc nãy. Tôi bèn quay lại, thầm nhủ, không bị mất đồ thì có tốn thêm chút đỉnh cũng chẳng sao(chắc anh cửu vạn cũng được cho 1 ít?)! Họ đòi 600baht cho 2 người, tôi trả giá 400baht, họ đồng ý và lấy tiền ngay. Vì chỉ còn tiền mệnh giá 500 baht, họ nhận và nói sẽ thối lại khi trả hộ chiếu. Thế là 1 anh chàng mang 2 hộ chiếu của chúng tôi đi về phía phòng làm thủ tục, còn anh cửu vạn thì tiếp tục thồ hàng đến nơi chờ xe, không cần phải qua kiểm soát. Chúng tôi thoải mái đi “ngoài hàng” theo chân anh chàng hải quan tới nơi đóng dấu. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng một cách công khai, anh chàng hải quan trả lại hộ chiếu mà…quên thồi tiền! Tôi nhắc, anh ta mới cho tay vào túi quần móc ra 100 baht trả lại chúng tôi, he he, kể ra anh ta cũng không quá tệ, nếu cứ nói chẳng có tiền thối thì chắc… tôi cũng OK!
Lúc đó là 14h35’, chính thức đặt chân lên đất Cambodia, chúng tôi lấy 2 miếng giấy màu hường, dán lên miệng áo và chờ người tới đón(đó là tôi nghĩ như thế).


attachment.php

Mẫu giấy có ký hiệu để được nhận diện ở đoạn đường tiếp theo trên đất Cambodia.


Từ nơi đây nhìn ngang qua bên kia vòng xoay Kbal Spean, tôi gặp lại hình ảnh quen thuộc của nhà trọ Long Sengly Guest house mà 25 ngày trước chúng tôi đã tạm trú.


attachment.php
 
25 ngày trước, cụ thể là hôm 21-10-2013, 2 kẻ lang thang bắt đầu rời đất nước Chùa Tháp để qua xứ Xiêm la. Buổi sáng nơi nhà trọ Long Sengly chúng tôi thật tươi tắn khi sắp vào cuộc rong chơi lớn hơn sau vài ngày dưỡng sức tại Siem Reap, lúc này nhìn lại hình ảnh cũ, trông còn “mun” lắm!


attachment.php



Còn bây giờ thì tình hình rất là “bèo nhèo”, không buồn chộp selfie, chỉ muốn ghi vài ảnh chung quanh để làm tư liệu thôi. Các xe bus từ đâu đó chạy tới, dường như là trung chuyển các hành khách đến 1 địa điểm khác để lên xe tiếp tục cuộc hành trình. Tôi lờ mờ nghĩ như thế, khi thấy nhiều người chen nhau lên xe theo sự hướng dẫn của vài nhân viên Cambodia, trên ngực áo họ mang mẫu ký hiệu màu khác, hoặc là đoàn của họ đi đông, có người hướng dẫn. Tôi thì chỉ biết cố phô cái ngực áo có dấu màu hường để “ai đó” thấy mà dẫn đi, nhìn quanh, chẳng thấy ai mang dấu giống mình!


attachment.php

Xe bus dừng ngay chỗ người đàn ông này để nhận khách.


attachment.php

Chỗ xe bus dừng để đón khách từ Thái Lan qua.

Cạnh chúng tôi là 1 gia đình du khách Tây, cũng đang chờ xe đi tiếp, chắc là tới Siem Reap? Người cha đang phân phối thức ăn cho các con đở lòng, chắc là lũ trẻ đang đói?


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thời gian cứ nặng nề trôi qua, vài chiếc xe bus đã đến rồi đi, mang theo số hành khách vừa chen chúc leo lên, chúng tôi bất lực đứng nhìn,vì đống hành lý bề bộn, không cho phép chúng tôi tham gia cuộc chen lấn nhọc nhằn trước mắt, lại đang phân vân chờ đợi ai đó đến hướng dẫn tiếp.
Hơn 30 phút chờ đợi, mọi người qua cùng 1 lượt đã lên xe gần hết, kể cả gia đình Tây bên cạnh. Cuối cùng, tôi thầm nghĩ có khi mình đã lở chuyến xe đi Phnompenh chăng? Hay là tôi chen đại lên 1 chuyến xe bus …tới đâu thì tới! Nói là làm, chúng tôi lên xe mà không chờ ai hướng dẫn. Chiếc bus đưa chúng tôi rời khỏi thị trấn Poipet, xuôi theo Q.lộ 5 ngược về hướng Siem Reap, khoảng chừng 20 km thì đến đúng bến xe mà hồi lượt đi tôi đã lướt ngang, nằm giữa 1 vùng đồng không mông quạnh, trên tấm biển xanh nhạt nơi cổng ghi: Poipet Tourist Passenger International Terminal, lúc đó là 15h30’.


attachment.php



Trong sân bến có sẳn vài chiếc bus, lớn và nhỏ, đậu bên phải 1 nhà chờ. Qua khỏi cổng, xe quẹo cho khách xuống phía tay trái. Tại đây, đã có sự hiện diện của nhiều du khách Tây đi trước, tôi lần lượt khuân hết hành lý vào bên trong, thấy rằng dẫu sao nơi đây cũng được chỗ nghĩ chân, vì trong khoảng không gian thoáng, rộng có rất nhiều dãy ghế .


attachment.php



Tuy không hiện đại lắm nhưng nhà chờ xe thật khang trang với đầy đủ tiện nghi có phục vụ ăn uống, nơi đổi tiền, sạch sẽ và…khá vắng khách, chẳng xứng với danh xưng được viết bằng tiếng Anh ở cổng, có lẽ đây là cuối ngày hay không vào mùa cao điểm?
Nhiều hàng ghế đặt dọc theo các hành lang rộng lót gạch tàu sạch bóng. Phía đầu kia của phòng chờ là cửa ra, nơi khách lên xe để đi tiếp. Trong khi bà xã nghĩ ngơi, tôi đi tìm nhân viên phụ trách bến để hỏi thăm về trường hợp của mình.


attachment.php



attachment.php
 
Bước tới cửa ra của nhà chờ xe tôi gặp lại gia đình Tây khi họ lên minibus đi Siem Reap.


attachment.php



Cùng lúc đó, gặp được nhân viên phục vụ bến, tôi cho biết mình đi xe suốt Bangkok-Phnompenh, chỉ vào mẫu giấy hường trên ngực, hỏi sẽ làm gì tiếp?
_Ông bà cứ chờ ở đây, còn 1 người khách Nhật bản nữa, xe đi Phnompenh sẽ khởi hành lúc 8 giờ tối!
Hèn chi, còn đến 4 giờ nữa mới tới chuyến, nên chẳng ai buồn đến đón chúng tôi ở cửa khẩu, nhất là chỉ có 3 khách. Bây giờ tôi mới nghĩ ra, ngoại trừ dân Cambodia đi buôn hay công chuyện thì hầu hết khách du lịch chẳng ai đi suốt tới Phnompenh mà bỏ qua điểm đến quan trọng là Siem Reap. Cho nên, tuyến đường Poipet-Phnompenh ít du khách.
Dẫu sao bây giờ tôi cũng rõ mình không bị lở chuyến xe, không bị gạt gẫm, chỉ là do thiếu kinh nghiệm, phạm sai lầm khi mua vé suốt. Thôi kệ, vậy là yên tâm, 1 “yên tâm bắt buộc”, dù cho phải chờ đến 10 giờ tối cũng chẳng sao, tốt hơn là tiếp tục chờ ở cửa khẩu với sự nhấp nhỏm lo âu, lại thêm mệt mõi vì không có chỗ nghĩ ngơi!


attachment.php



Tôi tiếp tục lòng vòng chung quanh bến xe một hồi để chụp ảnh, sau đó trở vào nhà chờ tìm chỗ nghĩ lưng!


attachment.php

Ban điều hành và nhà chờ bến xe Quốc tế Poipet.


Du khách lần lượt đi hết, trong số họ có nhiều người mua vé chặng từ Bangkok đến Poipet, qua cửa khẩu, theo xe bus trung chuyển tới đây rồi mua vé đi tiếp Siem Reap, bằng mini bus hoặc Taxi, giá từ 6 đến 10 $ US. Bây giờ, trong nhà chờ chỉ còn lại 2 kẻ lang thang và một chàng bụi đời Nhật Bản, cả 3 sẽ theo chuyến xe đêm về thủ đô đất nước Chùa Tháp.
Tôi nằm xuống băng ghế trống, cố dỗ giấc ngủ để quên đi nỗi buồn xa xứ đang bắt đầu chợt đến trong cái lạnh nhè nhẹ của buổi chiều cuối năm! Mà làm sao ngủ được, trong hoàn cảnh thế này, thường thì tôi nhắm mắt để cảm nhận cái buồn man mác của “kiếp tha hương” ; đấy chính là 1 trong những thú vị mà có lang thang “đơn độc’ như chúng tôi mới “ngấm” được. Cách nay 2 hôm nó cũng đã đến với chúng tôi trong khi chờ đợi chuyến bay ở phi trường Miến Điện; nhưng lúc đó chung quanh mình còn rất nhiều du khách, những kẻ đang xa nhà để phiêu lưu nơi xứ lạ, đồng hội đồng thuyền, nên mình không buồn thấm thía như bây giờ, giữa cái mênh mông vắng vẻ của nhà chờ, nằm lạnh lùng trên băng ghế trống để bâng khuâng “hưởng lấy” cái “kiếp xa nhà” của kẻ lang thang!


attachment.php



attachment.php

Cận cảnh chàng Nhựt bổn ngủ bụi...


attachment.php

...và gã Việt Nam lang thang!


attachment.php



Bất giác, tôi nhớ tới bài hát thật hay của nhạc sĩ Lam Phương mà thời đi học mình rất thích, “Kiếp tha hương”!
Chiều đi lặng lẽ màn đêm dần trôi.
Bâng khuâng vì gió đông đến tim côi
Ngã mình nghe lá khô nhẹ rơi.
Thấy lòng bớt cô đơn
khi ánh đèn kinh đô sáng soi.
Hồn theo làn khói về nơi mộng mơ.
Chim non mỏi cánh tung gió chơi vơi.
Thẫn thờ nghe tiếng chuông ban chiều,
ngỡ rằng câu hát mỹ miều
vì đời mình chỉ biết cô liêu.

Thương cho thân trãi đường xa
mang vào kiếp không nhà
trời đông thiếu chăn êm.
Thương ai chốn xa xôi,
chiều nay trên bến sông
nghe đông sang lạnh lùng.

Giờ đây là lúc đàn theo nhịp trôi
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát yêu thương.

Vâng, tôi không phải là nghệ sĩ sáng tác, lại càng không phải là 1 nhạc sĩ bụi đời để có thể diễn tả cái nỗi buồn “phiêu lãng” của kiếp tha hương, nên không có 1 cây đàn mang theo để dạo lên khúc buồn đáng yêu trên bước đường lang bạt! Nhưng tự mình cảm nhận cái ngọt ngào cô quạnh nơi xứ lạ quê người trong những hoàn cảnh thế này, dù đó là sáng sớm hay chiều tà, là trong mưa mù hay giữa trưa nắng dội, thật sự luôn là niềm thú vị, nỗi mong chờ của 2 chúng tôi ngay từ lúc mỗi lần khởi đầu 1 cuộc lang thang mới.
17h30’ 3 người chúng tôi được “đánh thức”, mời lên chiếc xe bus đã đưa mình đến, …quay trở lại thị trấn Poipet. Thì ra họ chở chúng tôi về bến xuất phát của công ty vận tải “Ponleu Angkor Khmer Transport”, mà tôi tạm gọi là hảng “Con Voi” vì có hình in trên vé mà họ cấp.
Mỗi người tự động lấy ghế nhựa ngồi chờ thêm hơn 2 giờ nữa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Vé xe hãng “Con voi”, số ghế 38 và 39, không thấy giá tiền, nhưng nghe nói chỉ khoảng chừng 7-10 $ US thôi!
Như vậy nếu đi xe chuyền ta chỉ tốn: Bangkok-Poipet: 250 baht, tương đương 175.000đ VN, mua vé Poipet-Phnompenh : 10 $ US, tương đương 210.000đ VN, tổng cộng chỉ 385.000đ VN, quá rẻ!
 
Bây giờ thì tôi tạm hiểu rằng, vé xe đi suốt của chúng tôi sẽ được hãng “Con voi” tiếp nhận từ Poipet về Phnompenh, có độ dài 406km. Theo lịch ghi trên tấm biển nơi bán vé thì chuyến kế trước đã xuất bến hồi 14h trưa, chúng tôi qua cửa khẩu thì đã 14h30’ rồi, nên phải chờ đến chuyến 20h tối và vì thế …không ai buồn đến đón chúng tôi; tôi đoán rằng nếu cứ tiếp tục ở tại cửa khẩu thì chắc sẽ có người tới hỏi, khi ấy có thể sẽ được rước lại đây chờ, không phải vào bến xe Quốc tế!


attachment.php



Lúc này, không phải nằm lạnh lùng trên băng ghế, tôi và chàng thanh niên Nhật bản, khách đồng hành duy nhất đi Phnompenh từ Bangkok, có cơ hội nói lời làm quen. Có cha đang làm việc cho 1 công ty Nhật tại Phnompenh, hàng năm anh đều dành thời gian rảnh để sang thăm và du lịch. Lần trước anh qua Cambodia từ ngã Sài gòn, lần này thì từ Bangkok. Nghe tôi nói sẽ về Long xuyên bằng xe bus ngay khi tới Phnompenh, có thể chỉ mất chừng 5 giờ cho khoảng đường không tới 200km, anh có vẻ rất quan tâm, nói sau khi thăm cha và ở chơi Phnompenh, có thể sẽ tìm qua Việt Nam theo đường này, để thưởng thức cảnh đồng quê sông nước của miền Tây Nam bộ, chắc chắn khác với nông thôn Nhật bản.


attachment.php




Thời gian chờ đợi kéo dài, chúng tôi tìm nơi ăn tối và nói chuyện bâng quơ.
Khoảng 19h thì xe tới, anh bạn Nhật bản phụ tôi cho hành lý vào hầm rồi tất cả lên xe ngồi chờ, nhờ máy lạnh chúng tôi không phải chịu đựng cái nóng ngột ngạt của Poipet khô khan và bụi bặm, nhờ lưng ghế ngã hết mức, chúng tôi cũng tìm được sự thảnh thơi trong xe.
Đây là chiếc bus 54 ghế khá cũ, nhưng máy điều hòa vẫn còn hoạt động tốt, chỉ có điều ngay ghế 38-39 của chúng tôi, các cửa sổ máy lạnh không còn bộ phận chắn và điều chỉnh gió, cho nên sau một hồi mát mẻ 2 chúng tôi bắt đầu bị lạnh, tình hình này nếu không có cách khắc phục thì e rằng đêm nay sẽ khổ sở như hồi mới tới miền đất lạnh Kalaw! May mắn là tôi có thể sử dụng tấm màn che nắng nhét kín 2 lỗ hơi này lại và mọi chuyện đều ổn.


attachment.php



attachment.php

Nhét 1 lỗ, chừa 1 lỗ, vẫn lạnh.


attachment.php

Nhét luôn 2 lỗ.

Sau 1 lúc thì…nực! Cuối cùng giải pháp dung hòa: che màn!


attachment.php



Giải quyết xong vấn đề “khí hậu”, tôi bắt đầu quan sát chung quanh. Lúc này khách cũng đang lần lượt lên xe, trong số đó có vài người là dân buôn, đang cùng lơ xe chèn đầy các bao hàng “biên giới” vào lối đi giữa 2 hàng ghế. Với người Cambodia, dường như “buôn lậu” không hiện diện trong từ điển, nên tại các cửa khẩu luôn có những kho hàng đầy ứ nhập về từ phía bên kia, còn người đi buôn thì chỉ lo kiểm hàng lúc lên xe rồi yên tâm ngủ đến khi xe về tới bến, chẳng thấy 1 ma thuế vụ nào hỏi han, hoạnh họe!


attachment.php



20h, 15-11-2013 chúng tôi rời Poipet về Phnompenh trong chuyến xe đêm, đoạn đường dài 406km.


attachment.php

Q,lộ 5, hướng về phnompenh.


22h50’ xe ngừng tại 1 trạm bán vé tại 1 nơi nào đó giữa Poipet và Siem Reap.


attachment.php



02h ngày 16-11-2013, xe dừng cho khách vệ sinh, ăn uống tại Kampong Thom.


attachment.php
 
B.31. Ngày thứ 31, Phnompenh-Long Xuyên.

06h sáng, xe bắt đầu vào vùng ngoại ô Phnompenh, sau 1 đêm dài “lắc lư giấc ngủ”, tôi mệt mõi mang máy ảnh ra để bấm những file đầu tiên của ngày 16-11-2013. Tính ra, hôm nay, ngày cuối cùng cuộc hành trình, là đúng 31 ngày. Đây là chuyến rong chơi dài nhất của 2 kẻ lang thang. Quả thật, sau 1 tháng phiêu du nơi đất khách, 2 chúng tôi bây giờ đã cảm thấy …chút rã rời! Đoạn đường còn lại phía trước tuy chẳng bao xa, nhưng nỗi nôn nao về tới quê nhà đang dần trào dâng trong dạ, khiến chúng tôi không khỏi sốt ruột vì xe đang từng chút một nhích đi khi vào khu vực chợ cá đồng ở ngoại ô Phnompenh.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Đối với tôi, những chợ cá kiễu này đã trở nên quen thuộc, từ trong quá khứ lẫn hiện tại. Quen thuộc bởi cách bày hàng mua bán lấn chiếm đường đi(lề đường chẳng ăn thua gì!), của các bạn hàng tôm, bạn hàng cá một thời ngày trước, quen thuộc bởi những thau nhôm, thùng cá dù qua mấy chục năm vẫn chẳng có gì thay đổi! Và hôm nay, trên đất nước Cambodia, chợ cá lề đường chẳng khác gì ở chỗ nào đó tại các chợ tỉnh, chợ huyện …nơi quê nhà. Nó càng khiến tôi mong mau về tới Việt Nam sau 30 ngày xa cách! Và cái chợ đông nghẹt người mua kẻ bán này, chắc chỉ sôi động và kín người trong thời gian ngắn ngủi đầu ngày khi giao dịch “bán buôn đầu mối” phải nhanh chóng thực hiện để kịp phân phối xuống các bạn hàng bán lẻ địa phương. Chẳng may, chuyến xe đêm của tôi lại ngang qua đây vào thời điểm đó, thời điểm mà chỉ có tôi là người nóng vội, đang mong kịp chuyến xe có thể đưa mình về ngay trước cửa nhà, trong ngày hôm nay.
Tuy vậy, khi tình cờ chứng kiến cái chợ cá đồng lộ thiên quen thuộc, tôi bỗng nhớ lại những ngày còn thơ ấu, khi má tôi dắt tay đi chợ chiều ở “bến cá” Bắc Vàm cống ngày xưa. Chợ cũng họp trên đường lộ, bán thịt cá, rau cải…đồng thời cũng là nơi nhận cá sĩ từ bạn hàng chở ghe mang đến rồi vận chuyển bằng xe tải lên cung cấp cho các chợ đầu mối Chánh Hưng, Trần Quốc Toản, Ông lãnh…ở Sài gòn. Đó là thời mà cá đồng còn dồi dào trên các sông rạch Miền Tây, là nguồn thủy sản tự nhiên mà ngư dân khai thác được. Không phải là cá nuôi công nghiệp hay do đánh bắt cạn kiệt như bây giờ. Thuở mà tôm nổi thò râu bên mé nước, ông bà tôi chỉ cần tóm lẹ liệng lên bờ, thuở mà tôi chỉ cần 1 hơi-lặn-tuổi-lên-10, cũng có thể mò được 1 chú tôm càng con ở chân cột cầu tàu nơi đáy nước! Tôi còn nhớ không xa lắm, khoảng những năm 80 thế kỷ trước, hàng năm khi gió bấc bắt đầu thổi, cũng là lúc nước lũ hạ xuống ở thượng nguồn, con rạch Ô môn, Cần thơ sáng nào cũng có nhiều ghe xuồng giăng lưới khắp mặt sông, các loại cá trắng nhiều con to hơn bàn tay mắc lưới, thấy mà ham! Ngày nay, đâu còn cái cảnh ấy mỗi khi gió Đông Bắc quay về, cá đã hết rồi!
Bây giờ, gặp cái chợ cá đồng này, dập dìu mua bán, nhớ lại thuở tôm cá dồi dào khi xưa, tôi không ngạc nhiên vì đang trên đất Cambodia, nơi vốn có Biển Hồ dồi dào thủy sản, nơi mà giòng Mekong luôn đón nhận nguồn cá tự nhiên hàng năm thiên di về thượng nguồn để sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng, sản lượng này chẳng còn được như xưa bởi sự gia tăng dân số khu vực và bởi sự thay đổi của môi trường do các tác động tiêu cực từ việc xây dựng thủy điện trên giòng chảy thượng nguồn. Đó thật sự là một thảm họa tương lai!
Vào thời điểm này, 16-11-2013, ngoài con đập Sayabury đã khởi công, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Cambodia, nghe đâu chính phủ Lào đang rục rịch xây tiếp con đập Don Sahong, nằm cách thác Khone 1 dặm về phía Nam , với công suất thiết kế 256 megawatt. Đó là 1 công suất thấp, không thể nào bù lại những thiệt hại to lớn mà nó gây ra cho khoảng 60 triệu người dân sống trong khu vực(bao gồm khoảng 18 triệu người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long), bởi lẽ nó chặn đường thiên di chính yếu của các loài thủy tộc, thay đổi hoạt động tự nhiên của giòng chảy, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thủy sản hiện hữu trên sông. Trước mắt loài cá heo quý hiếm Irrawaddy sẽ không còn “đất” sống bởi sự thay đổi của môi trường, thác Khone sẽ không còn hùng vĩ trên vùng Siphandon quyến rũ!
Và dĩ nhiên cái chợ lề đường này chắc cũng chẳng còn nhộn nhịp như hôm nay!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php




“Liên minh bảo vệ sông Mekong” do các nhà khoa học quốc tế thành lập, đã gửi bức thư lên Lãnh đạo 4 quốc gia tiểu vùng Mekong (Thái, Lào, Cambodia và Việt Nam) khẩn thiết yêu cầu hợp tác để ngăn chặn việc xây dựng trên. Nhưng có lẽ chẳng ăn thua gì, giống như đập Sayabury thôi!
Mà nào có phải chỉ một hai cái đập như vừa nói đâu, sự thật, theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 19 đập được xây dựng trên sông Mekong suốt từ biên giới Trung Quốc đến Cambodia, chủ đầu tư đều là Trung Quốc!
Theo Bà Ngụy thị Khanh, 1 thành viên trong tổ chức “Mạng lưới sông ngòi Việt Nam” thì:
…việc xây đập ngăn sông sẽ gây mất mát lớn, không thể nào khắc phục, cải thiện được. Nếu không có thông tin và phản ứng kịp thời chúng ta sẽ rất khó kiển soát.
… lợi ích lớn nhất sẽ về tay ai? Có phải là người dân Lào hay không? Câu trả lời là nó sẽ chỉ rơi vào tay nhà đầu tư; nhưng vấn đề an ninh quốc gia cần phải được đặt ra ở đây.
"Tất cả các công trình thủy điện trên sông Mekong đều là do các công ty của Trung Quốc đầu tư. Theo phân tích của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam thì Trung Quốc phát triển thủy điện để khống chế nguồn nước. Đây là câu chuyện rất đáng lo lắng về an ninh nguồn nước quốc gia. Người dân ven sông và người dân hạ lưu sẽ được hưởng lợi rất ít", bà Khanh nói.
Tôi nhớ lại, tháng 9 năm 2011, Tổng Thống Thein Seing của Miến Điện đã ra lệnh đình chỉ việc xây dựng đập thủy điện Myitsone ở thượng nguồn sông Irrawaddy, dù công trình đã khởi công từ năm 2009, bởi sẽ gây thiệt hại khôn lường cho Myanmar lúc hoàn thành vào năm 2017, về kinh tế, môi trường và an ninh khi Trung Quốc quản lý toàn bộ hệ thống trong 50 năm!
Phần tôi, không phải là chuyên gia nên chỉ 1 thắc mắc “nhỏ”: sông Mekong có chiều dài trên 4.200km, phân nửa số đó nằm trên đất Trung Hoa, có độ cao thấp nhất khi ra khỏi biên giới là 500m, nếu họ nắn giòng chảy trở về các con sông trong nước, thì phần còn lại của Mekong sẽ ra sao? Các đập thủy điện đã xây dựng có còn đủ nước để hoạt động? Và biết bao nhiêu hệ lụy khác nữa sẽ đến với dân chúng ở vùng hạ lưu này? Thật không dễ để có câu trả lời!
Trong thực tế, việc nắn giòng thượng nguồn không phải dễ thực hiện(về kỹ thuật cũng như về pháp lý, sẽ bị sự phản đối của thế giới), nhưng chỉ với việc xây dựng 1 hệ thống đập thủy điện công suất lớn như Mạn Loan(1.500 MW), Tiểu Loan(4.200MW), đặc biệt đập Nọa Trác Độ(5.860MW) và tiếp theo là hơn chục đập khác, Trung quốc cũng làm khốn đốn cho hàng trăm triệu dân nghèo ở khu vực hạ lưu bởi sự ngăn cản chuyển dịch của trầm tích, gây thiệt hại cho nông, ngư nghiệp bởi nguồn nước vơi đi! Các đập đó nằm trong biên giới Trung Quốc, ta không can thiệp được. Chỉ mong rằng chính phủ các nước Lào, Cambodia nhìn sự thức tỉnh của Myanmar mà điều chỉnh lại chính sách thủy điện có khả năng nguy hại to lớn cho khu vực mình!

Tới đây, tôi thấy rằng vấn đề quan trọng không phải chỉ là cá nhiều hay ít trong cái chợ lề đường ở ngoại ô Phnompenh này, mà thật sự nó “nghiêm trọng” hơn rất nhiều!
Cái chợ đó bây giờ đã ở sau lưng vào lúc 06h27’, khi chúng tôi cách Phnompenh tới 10km, chắc chắn không còn hy vọng gì về kịp chuyến xe Phnompenh-Bạc Liêu của ngày hôm nay.


attachment.php
 
Thích cách viết văn của bác trai...rất hay...giống như đang đi du lịch cùng 2 bác...!!
Cháu cũng rất thích đi phượt ...chu du khắp nơi như bác...
Nhưng chưa có điều kiện..nên đành phải đi du lịch qua hình ảnh của 2 bác...!!!
Chắc Cháu phải tìm 1 cô vợ nào đó giống bác trai...để khi nào buồn vác con vợ đi chung cho vui...
hihi..!!!
Cháu chưa xem xong nhưng cũng viết vài lời...để bác có tinh thần viết tiếp..!!!
 
Chào trantuanfn,
Xin cảm ơn cháu...và nhân tiện cảm ơn luôn bà xã của Doigiaymoi, người đã không ngại đường xa vạn dặm, luôn có mặt trên từng cây số ...lang thang. Chúc cháu tìm được người như mong ước. Một lần nữa xin cảm ơn cháu đã chia sẻ cho" bác có tinh thần viết tiếp".
Doigiaymoi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,322
Bài viết
1,175,215
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top