What's new

[Chia sẻ] Đồng Tháp Mười - cánh đồng phèn của đất phương Nam

Đồng Tháp Mười vùng đất trũng của đồng bằng Nam Bộ nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó phần lớn thuộc Long An . Đó là cánh đồng nước đầy phèn với năng, tràm, mắt mèo, ... là quê hương của muỗi, đĩa, cá và rắn...

Vùng đất này đã hấp dẫn tôi từ lúc còn nhỏ qua các câu chuyện lịch sử về Tháp Mười Tầng của Thiên Hộ Dương, truyện ký "07 ngày trên Đồng Tháp Mười" của Nguyễn Hiến Lê... nhưng mãi đến năm 1990 tôi mới đến được vùng này lần đầu (để mua xe đi phượt) và suốt 10 năm sau đó cứ có dịp là tôi lại khám phá vùng đất này mỗi lần một ít đến năm 2000 thì cơ bản đã hiểu rõ về vùng này.

Nhưng cứ nghe có đường mới là lại đi , năm 2008 nghe tuyến N2 cửa ngỏ phía Đông của Đồng Tháp Mười (Đức Hòa - Thạnh Hóa) hoàn thành và tuyến đường ĐCK79 từ cầu 79 đi Thị trấn Tân Hưng đã thông xe, tôi lại quyết định đi lại vùng này một lần nữa nhưng lần lữa mãi đến nay mới có dịp đi lại (đi mùa này không thích hợp lắm nhưng không đi thì chẵng biết bao giờ đi hơn nữa cũng còn những lý do khác) .

- Mục đích của chuyến đi 02 ngày :
1/- Đi suốt tuyến ĐCK79 (tuyến N2 tôi đã đi trước đây 02 tháng nay đi lại) .
2/- Lên cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Vĩnh Xương .
3/- Đi xuyên Cù lao Hòa Hảo từ Phú Vĩnh về Phú Mỹ theo đường đất cặp kênh Hòa Bình.
4/- Đi dạo một vòng cù lao Ông Chưởng ở Chợ Mới

- Phương tiện : xe máy
- Số người : 01
- Cung đường : TP.HCM – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Cầu 79 – Tân Hưng – Tân Phước (Đồng Tháp) – Giồng Găng – Sa Rài – Cửa khẩu Dinh Bà – Hồng Ngự - Tân Châu – Cửa Khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu – Phú Vĩnh – Phú Mỹ - Thuận Giang – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ - Long Giang – Cái Xoài – Chợ Thủ - Thanh Bình – Tràm Chim – Trường Xuân – Gò Tháp – Mỹ An – Hậu Mỹ Bắc – Mỹ Phước Tây – Tân Phước (Tiền Giang) – Long An – TP.HCM.
- Cự ly : khoảng 620Km

Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh về chuyến đi qua vùng đất này .
 
Đồng Tháp Mười : Đoạn Đức Huệ - Mộc Hóa và 30Km dọc bờ bắc Vàm Cỏ Tây

Maren vùng đất thuộc huyện Thạnh Hóa là nơi tận cùng của con đường TL 839, đường biên giới giữa Maren và Campuchia có tên khá lạ là "Mõ Vẹt" (do nó có hình nhọn nhọn như mõ của con vẹt) .

Tớ đến Maren lần thứ 1 khoảng năm 2001 và đã phải quay về vì không có đường đi tiếp về Đồng Tháp Mười (chỉ có đường sông không có đường bộ). Khoảng năm 2004-2005 nghe có dự án đường N1 lại lên một lần nữa nhưng cũng vẫn về không. Từ đó cứ ấm ức mãi về con đường Maren - Mộc Hóa (hoặc Thạnh Hóa) này. Trong lòng cứ nghỉ tại sao chỉ có khoảng 20 - 30Km đường chim bay mà người ta cứ phải đi đò mãi mà không chịu làm một con đường. Năm 2007 có bản đồ Google-map thì vẫn chỉ thấy 01 con đường mòn đi từ cửa khẩu Bình Hiệp vào khoảng 10Km rồi tắc mất .

Ngẫu nhiên bạn nbt74 lại hỏi đường lên Maren rồi về báo lại là có một cô gái kêu lại chỉ đường nhưng bạn ấy dọt mất. Tớ nghỉ ngay đến con đường Maren - Mộc Hóa và thế là dù thời gian rất eo hẹp nhưng vẫn sắp xếp để lên Maren lần thứ 3 (để tìm cô gái của bạn Nbt74).

Mục đích của chuyến đi là cố gắng tới được Mộc Hóa từ Maren bằng xe máy với thời gian là 01 buổi chiều (thực ra điều quan trọng là có đi thông được hay không thôi, chứ không cần nhiều thời gian vì đường chỉ tối đa khoảng 30Km). Đoạn Mộc Hóa - TPHCM thì không phải lo vì tớ có thể chạy bất cứ thời gian nào trong mọi thời tiết trong vòng 3h00.

Lần này tớ không đi một mình mà đi với vợ (có vợ thì dù sao cũng hơn là đi một mình). Sau khi tranh thủ giải quyết công việc ở Củ Chi vào buổi sáng, 12h00 tớ và ôm đã có mặt tại cầu Đức Huệ vượt qua Vàm Cỏ Đông để bắt đầu đi vào Đồng Tháp Mười từ hướng Đông Bắc.

Cầu Đức Huệ qua Vàm Cỏ Đông :
picture.php


Sông Vàm Cỏ Đông :
picture.php


Thị Trấn Đông Thành bên bờ Vàm Cỏ Đông :

picture.php
 
Con đường TL839 ở Thị Trấn Đông Thành khá lớn nhưng chỉ được 1Km, ra khỏi thị trấn nó trở lại là 01 con đường đất đỏ quen thuộc của những năm về trước : khá dằn xóc do người dân tưới nước làm trôi đi lớp bụi mịn

Đi khoảng 4Km thì đến ngã ba Cây Điệp - đường về xã Bình Hòa Nam và ra được QL1a ở Bến Lức . Đi thêm khoảng 2Km nữa thì qua cầu Mõ Heo và từ đây đường TL 839 bắt đầu đi vào cánh đồng trống .

picture.php


Đường thẳng tắp và không dằn xóc với hai bên đường là những hàng cây xanh mướt :
picture.php
 
Last edited:
Rồi TL 839 bắt đầu cặp vào bờ kênh , nước xanh màu đặc biệt chỉ có ở vùng phèn rất nặng này . Nhìn xa nước có màu xanh nhớt nhưng lại gần thì trong suốt nhìn thấy cả đáy kênh .

picture.php


Trưa nay trời nắng nhạt, gió nhẹ. Con đường vắng lặng thật thanh bình, chỉ có 02 người trên 01 chiếc xe xuyên qua cánh đồng vắng. Hai người bọn tớ đã quá quen với cảm giác này khi rong ruổi trên các con đường của miền Tây Nam Bộ nhưng hôm nay khi đi qua các cánh rừng tràm trên vùng đất phèn giáp biên giới này trong lòng vẫn cảm thấy lâng lâng khó tả.

Thỉnh thoảng lại có một xóm nhà với cuộc sống rất yên bình .

Hai mẹ con bò nhàn hạ nằm dưới tàn cây bên bờ kênh, cạnh bên là một quán lá ven đường .

picture.php


Bên kia đường là nơi nghỉ trưa của lũ trâu

picture.php
 
Đi thêm 5Km đường nữa thì đến khu di tích lịch sử cách mạng Long An :

picture.php


Vào khu di tích, nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của mảnh đất Long An " Trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc... (còn 4 chử nữa lát nói tiếp)

picture.php


picture.php


picture.php


Bên ngoài vẫn còn ngổn ngang dù theo kế hoạch công trình hoàn thành vào tháng 10 năm 2006

picture.php
 
Last edited:
Maren trước giải phóng là khu tự do oanh kích, trong vùng toàn cỏ Mỹ, cỏ có lá dày đến mức 2 người đi cách nhau 10m là không thấy nhau. Cỏ mọc đấy trên các đầm nước.

Sau giải phóng Đoàn IV lâm nghiệp Đồng Tháp bắt đầu khai phá vùng này nhưng cũng rất hạn chế vì điều kiện sống quá khắc nghiệt :không có nước ngọt . Rồi người dân tiếp bước theo vào, ban đầu nước ngọt được ghe chở theo kênh Maren từ Thạnh Hóa và Đức Huệ vào - thị tứ Maren thành hình.

Đó là những gì mà tớ nghe kể lại vào năm 2001 khi ngồi nói chuyện với bà chủ quán nước - một trong những người đầu tiên vào khai phá Maren.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,116
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top