What's new

[Chia sẻ] Đồng Tháp Mười - cánh đồng phèn của đất phương Nam

Đồng Tháp Mười vùng đất trũng của đồng bằng Nam Bộ nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó phần lớn thuộc Long An . Đó là cánh đồng nước đầy phèn với năng, tràm, mắt mèo, ... là quê hương của muỗi, đĩa, cá và rắn...

Vùng đất này đã hấp dẫn tôi từ lúc còn nhỏ qua các câu chuyện lịch sử về Tháp Mười Tầng của Thiên Hộ Dương, truyện ký "07 ngày trên Đồng Tháp Mười" của Nguyễn Hiến Lê... nhưng mãi đến năm 1990 tôi mới đến được vùng này lần đầu (để mua xe đi phượt) và suốt 10 năm sau đó cứ có dịp là tôi lại khám phá vùng đất này mỗi lần một ít đến năm 2000 thì cơ bản đã hiểu rõ về vùng này.

Nhưng cứ nghe có đường mới là lại đi , năm 2008 nghe tuyến N2 cửa ngỏ phía Đông của Đồng Tháp Mười (Đức Hòa - Thạnh Hóa) hoàn thành và tuyến đường ĐCK79 từ cầu 79 đi Thị trấn Tân Hưng đã thông xe, tôi lại quyết định đi lại vùng này một lần nữa nhưng lần lữa mãi đến nay mới có dịp đi lại (đi mùa này không thích hợp lắm nhưng không đi thì chẵng biết bao giờ đi hơn nữa cũng còn những lý do khác) .

- Mục đích của chuyến đi 02 ngày :
1/- Đi suốt tuyến ĐCK79 (tuyến N2 tôi đã đi trước đây 02 tháng nay đi lại) .
2/- Lên cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Vĩnh Xương .
3/- Đi xuyên Cù lao Hòa Hảo từ Phú Vĩnh về Phú Mỹ theo đường đất cặp kênh Hòa Bình.
4/- Đi dạo một vòng cù lao Ông Chưởng ở Chợ Mới

- Phương tiện : xe máy
- Số người : 01
- Cung đường : TP.HCM – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Cầu 79 – Tân Hưng – Tân Phước (Đồng Tháp) – Giồng Găng – Sa Rài – Cửa khẩu Dinh Bà – Hồng Ngự - Tân Châu – Cửa Khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu – Phú Vĩnh – Phú Mỹ - Thuận Giang – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ - Long Giang – Cái Xoài – Chợ Thủ - Thanh Bình – Tràm Chim – Trường Xuân – Gò Tháp – Mỹ An – Hậu Mỹ Bắc – Mỹ Phước Tây – Tân Phước (Tiền Giang) – Long An – TP.HCM.
- Cự ly : khoảng 620Km

Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh về chuyến đi qua vùng đất này .
 
Nhưng rồi nắng lại lên

picture.php


Con đường vẫn tiếp tục cặp kênh :

picture.php


với những cây cầu ven đường :

picture.php
 
Đã hơn 10Km , bắt đầu qua một cái cầu :

picture.php


picture.php


qua cầu kiểu này phải thật dứt khoát không được nhấp nhứ nếu không muốn tắm sông .

Qua cầu thì gặp đường như thế này :

picture.php


Mặt béton còn mới , hai bên lề chưa xong - Đường mới làm xong.
 
Bắt đầu có lo ngại mới . Mặt béton còn mới nguyên => đường mới làm xong. Nếu con đường bắt đầu làm từ đoạn này trở ra thì coi như là xong vì với bề rộng mặt đường đất và bề rộng mặt đường béton mới làm thì khi béton còn mềm là không thể đi qua được , cũng không có lối tránh ,chưa kể vật liệu xây dựng còn ngổn ngang .

Tiếp tục khoảng 1Km mặt béton cứng dần

picture.php


rồi xuất hiện một cây cầu :
picture.php


picture.php


Đây là loại cầu khá hiện đại ở Đồng bằng Cửu Long thích hợp cho các tầng đất yếu có khả năng vượt khẩu độ rộng với chiều cao thông thuyền lớn. Người dân ở đây đặt tên cho cầu là cầu "Thầy Bình" do người thiết kế ra nó là giáo sư Trần Bình - một tiến sĩ nền móng công trình.

Giáo sư Trần Bình vốn là người Bình Định , sống tại TP Qui Nhơn . Năm 1994 thầy có một chuyến vào TPHCM theo lời mời của giáo sư Nguyễn Văn Đạt để hổ trợ thiết kế một số cầu béton trên các tuyến giao thông ở đồng bằng Nam Bộ. Những ngày sống ở đồng bằng ông thấy được khó khăn của người dân trong việc đi lại, phải qua nhiều đò do không thể bắt cầu qua các con kênh trọng điểm giao thông trong vùng vì không giải quyết dược vấn đề đảm bảo độ thông thuyền cho tàu bè qua kênh (bắc cầu qui mô lớn thì không đủ kinh phí), thầy đã nghiên cứu và thiết kế ra loại cầu này vừa nhẹ (thích hợp nền đất yếu) , vừa vượt được khẩu độ lớn (cả chiều rộng lẫn chiều cao) . Và thế là hàng loạt cầu như vậy đã ra đời ở đồng bằng Cửu Long

Thầy là người có cuộc sống rất giản dị ,gần gủi với mọi người . Trong thời gian ông sống ở đồng bằng dù được thầy Đạt cấp cho một phòng riêng cao cấp và suất ăn tại một nhà hàng trong khách sạn ở Quận 1 (năm 1994 như vậy là sang nhất rồi) nhưng hàng ngày (cả đêm) thầy vẫn sống chung với bọn tôi trong cơ quan. Trưa chiều cùng ăn cơm lề đường, tối leo lên bàn làm việc ngủ và dạy cho bọn tôi cách làm việc và cách sống.

Ngày ấy chỉ với một máy tính DX-400 , bộ nhớ 4MB và 1 HDD 40M thầy đã giải một khung không gian với gần 3.000 phần tử đạt kết quả chính xác đạt yêu cầu của người Nhật .

picture.php
 
Đã vượt qua 14Km , nổi lo đường sá đã nhẹ dần , từ đây theo bản đồ Map-Google thì đường về cửa khẩu Bình Hiệp không còn quá khó với khoảng cách chỉ khoảng 14-15Km. Tuy đường về Mộc Hóa thì chưa biết ra sao nhưng đã có phương án dự phòng Bình Hiệp - Mộc Hóa (10Km) do đó chẵng lo nữa.
picture.php


Con đường đan béton tiếp tục băng qua các ruộng dưa :

picture.php


picture.php


những cánh đồng :

picture.php



picture.php



những con kênh :

picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,142
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top