What's new

[Chia sẻ] Đồng Tháp Mười - cánh đồng phèn của đất phương Nam

Đồng Tháp Mười vùng đất trũng của đồng bằng Nam Bộ nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó phần lớn thuộc Long An . Đó là cánh đồng nước đầy phèn với năng, tràm, mắt mèo, ... là quê hương của muỗi, đĩa, cá và rắn...

Vùng đất này đã hấp dẫn tôi từ lúc còn nhỏ qua các câu chuyện lịch sử về Tháp Mười Tầng của Thiên Hộ Dương, truyện ký "07 ngày trên Đồng Tháp Mười" của Nguyễn Hiến Lê... nhưng mãi đến năm 1990 tôi mới đến được vùng này lần đầu (để mua xe đi phượt) và suốt 10 năm sau đó cứ có dịp là tôi lại khám phá vùng đất này mỗi lần một ít đến năm 2000 thì cơ bản đã hiểu rõ về vùng này.

Nhưng cứ nghe có đường mới là lại đi , năm 2008 nghe tuyến N2 cửa ngỏ phía Đông của Đồng Tháp Mười (Đức Hòa - Thạnh Hóa) hoàn thành và tuyến đường ĐCK79 từ cầu 79 đi Thị trấn Tân Hưng đã thông xe, tôi lại quyết định đi lại vùng này một lần nữa nhưng lần lữa mãi đến nay mới có dịp đi lại (đi mùa này không thích hợp lắm nhưng không đi thì chẵng biết bao giờ đi hơn nữa cũng còn những lý do khác) .

- Mục đích của chuyến đi 02 ngày :
1/- Đi suốt tuyến ĐCK79 (tuyến N2 tôi đã đi trước đây 02 tháng nay đi lại) .
2/- Lên cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Vĩnh Xương .
3/- Đi xuyên Cù lao Hòa Hảo từ Phú Vĩnh về Phú Mỹ theo đường đất cặp kênh Hòa Bình.
4/- Đi dạo một vòng cù lao Ông Chưởng ở Chợ Mới

- Phương tiện : xe máy
- Số người : 01
- Cung đường : TP.HCM – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Cầu 79 – Tân Hưng – Tân Phước (Đồng Tháp) – Giồng Găng – Sa Rài – Cửa khẩu Dinh Bà – Hồng Ngự - Tân Châu – Cửa Khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu – Phú Vĩnh – Phú Mỹ - Thuận Giang – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ - Long Giang – Cái Xoài – Chợ Thủ - Thanh Bình – Tràm Chim – Trường Xuân – Gò Tháp – Mỹ An – Hậu Mỹ Bắc – Mỹ Phước Tây – Tân Phước (Tiền Giang) – Long An – TP.HCM.
- Cự ly : khoảng 620Km

Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh về chuyến đi qua vùng đất này .
 
Bọn em ở trong xí nghiệp tinh dầu tràm Mộc Hóa (ngày trước thuộc CTy Dược Liệu TW2). Sáng dậy, súc miệng bằng nước phèn, chát ơi là chát!!!

Hôm nay tình cờ thấy được cái này :

"Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa - cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách Thị xã Tân An 60 km đường bộ và 45 phút chạy tàu du lịch - có diện tích 1.041 ha trong đó có 800 ha rừng tràm nguyên sinh, hồ nước rộng 100 ha (vào mùa khô). Trung tâm nghiên cứu các dược liệu từ cây cỏ vùng Đồng Tháp Mười như dầu tràm, mật ong, v..v...

+ Sản phẩm du lịch chính tại đây là ngắm chim, cò với mật độ dày đặc nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 (cao điểm trong tháng 11), đi tắc ráng trong kênh, rạch tìm hiểu về thực vật (đặc biệt các cây thuốc) và địa lý Đồng Tháp Mười.

Hiện nay trung tâm đã xây dựng một nhà hàng rất khang trang (chứa được 50-70 khách) có máy lạnh, phòng nghỉ qua đêm (10 phòng, có máy lạnh nhưng phòng bé, không có cửa sổ) và một quầy bán thổ sản (mật ong, cá khô, các loại thuốc, tất cả đều được sản xuất tại trung tâm).

Muốn vào trung tâm xe hơi dừng lại tại cầu Quảng Dài (cách Mộc Hoá 8km), cách Tân An 60 km, cách Tp. HCM 107km), lấy tàu đi xuôi sông Vàm Cỏ Tây khoảng 45phút thì đến ngã 3 dược liệu, từ ngã ba theo rạch nhỏ vào trung tâm khoảng 10 phút. Dọc đường sông du khách có thể ngắm cảnh mênh mong Đồng Tháp Mười, đặc biệt trong mùa nước nổi. Công ty Du lịch sẽ tạo một điểm dừng dọc đường để cho du khách thăm một nhà dân để tìm hiểu cuộc sống cuả dân địa phương trong mùa nước nổi."


Chắc là ngày xưa bác ở đây. Bình Hòa Đông và Bình Phong Thạnh là cấm địa của Đồng Tháp Mười trong những năm 80 trở về trước : hoang vắng và điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt . Bác đã vào đến và sống được ở đấy (tuy vẫn phải cung cấp thêm chè) thì phải gọi là anh hùng.

Tớ mê ĐTM từ nhỏ lại là dân Long An nhưng lại vào đấy sau bác rồi. :(:)((

Ngày nay đi từ QL62 vào Bình Phong Thạnh chỉ mất 15 phút xe máy + 01 con đò , đi từ Mộc Hóa còn nhàn hơn với hơn 20Km đường cấp phối láng mướt ven sông Vàm Cỏ Tây
 
Chính xác bác! 1 tháng ở đây giúp bọn em thêm yêu cuộc sống của người lao động, cái đẹp của sự hoang sơ, màu xanh của rừng và góp phần làm nên chất Phượt. Em ước mong hôm nào đó, liên lạc với Ds. Bé (Giám đốc trung tâm, lâu quá không biết anh còn ở đó) làm một chuyến về lại chốn xưa. Mong bác tham gia cùng bọn em!
 
Bác làm em nhớ: một hôm thèm nhậu quá em và một bạn quê Bến Tre đã băng gần 10km rừng tràm vào đến ranh của tỉnh Đồng Tháp (!?) mua rượu. Người bán rượu còn kể là, con đường em đi, hôm qua một người dân bị rắn cắn chết...Trên đường về, mưa tầm tã, thèm hớp một ngụm rượu nhưng nghĩ đến các bạn đang chờ nên 2 thằng lại thôi.
 
Bác làm em nhớ: một hôm thèm nhậu quá em và một bạn quê Bến Tre đã băng gần 10km rừng tràm vào đến ranh của tỉnh Đồng Tháp (!?) mua rượu. Người bán rượu còn kể là, con đường em đi, hôm qua một người dân bị rắn cắn chết...Trên đường về, mưa tầm tã, thèm hớp một ngụm rượu nhưng nghĩ đến các bạn đang chờ nên 2 thằng lại thôi.

Mấy con rắn độc bây giờ đâu mất hết rồi . Chợ Thạnh Hóa bán rắn khá nhiều nhưng toàn là ri cá, ri voi.... cao lắm là hổ hành , còn hổ đất thì không thấy . Chắc là lâu lâu cũng có nhưng vào nhà hàng hết rồi.
 
Năm 1992 tớ công tác ở Mỹ Thọ (cách Mỹ An khoảng 25Km) , khoảng tháng 10 - 11 âm lịch thấy dân chúng kéo nhau đi như trẩy hội . Hỏi thăm thì ra là đám giổ Thiên Hộ Dương , tớ với 01 thằng em xách xe đi theo mà chẵng biết là bao xa , vượt qua không biết bao nhiêu là đường đất, ổ voi, ổ khủng long , ổ bùn để vào đến Gò Tháp (khoảng hơn 30km). Còn cách đền 1Km thì không vào được do đường độc đạo mà người thì đông hơn cỏ ở đấy đành nhìn vào rồi về. Đến Mỹ Thọ đâu khoảng 20h00 , cả người và xe đầy bùn còn hơn đi bắt cá về.
 
Hôm qua không đi ộp được ngồi nhà xem TV lại thấy chuyện đau lòng : Rừng tràm Đồng Tháp Mười đang bị phá bỏ để trồng lúa nước. Diện tích rừng tràm ở 01 xã Trường Xuân thôi đã giảm từ 2.700Ha xuống còn 1.800 ha trong vòng hơn một năm và đang tiếp tục giảm do thu nhập từ cây tràm thấp. Việc trồng lúa nước là quan trọng nhưng tại sau chúng ta lại đi san lấp các vùng lúa nước trọng điểm (lúa 2-3 vụ/năm) ở miền Thượng Long An (Bến Lức, Gò Đen, Cần Đước, Cần Giuộc) để làm công nghiệp rồi lại phá thảm rừng tràm đi làm lúa nước ở ĐTM - khó hiểu thật.
 
Người dân thường lo những cái trước mắt! Phát triển bền vững ngoài dân trí còn phụ thuộc vào Tầm nhìn và Định hướng ở trển. Em mà nói nữa thì em đi ngược lại nội qui của Phượt mất...em dzọt đây!:LL
 
Tớ nghe đến đây đã thấy nghi nghi , Maren có bằng 1 ngón tay (không phải 1 nắm) ngày trước lại là điểm cụt, đường sá có gì phức tạp mà có người biết người không.

Cô gái kêu bạn lại để chỉ đường là phải có lý do .

Hôm nay xong công việc lúc 11h30 là tớ phi thẳng lên Maren (để tìm cô gái ấy=))) , y như rằng có đường thông từ Mộc Hóa đến Maren (khoảng 25-30Km) , đường này làm từ Mộc Hóa đi vào nên đoạn gần đến Maren rất nhỏ (do đó có người không biết) đang làm dang dở , đoạn từ Mộc Hóa - cách Maren 4Km là đường đan rộng 1,2m - 1,5m . Cầu đã làm kiên cố toàn bộ bằng béton (hoặc thép) chỉ còn 1 -2 cái cầu gần Maren bằng gỗ khá cheo leo.

Đường N1 chỉ có nền hạ khoảng 3Km , ra khỏi Maren 4Km là hết đường . Nhưng 4Km này hiện nay cực đẹp (c).


Đi kiểu bác thì ai mà đi theo cho được, bác cứ phải đi một mình hoài là đúng rồi :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,160
Members
192,344
Latest member
usukmarket1121
Back
Top