What's new

Đồng Tháp Mười - mùa nước nổi

:))Sau tháng 8 tháng 9 gần như là lặng gió không đi đâu, sang tháng 10 em lại khăn gói quả mướp lên đường, lần này là đi phượt, chuyến đi có tựa đề “Về Đồng Tháp Mười - ngắm mùa nước nổi và đón Trung Thu”, chuyến đi có phụ đề là “Do đích thân bác barandom dẫn đường…”.

Em vào đăng ký, không phải là đặt gạch mà đổ bê tông hẳn hoi, thấy bảo biên chế đoàn chỉ có 12 người mà em là người thứ 14 nên có lúc em đã định làm cái phong bì đến gặp anh 2lua Trưởng ban Tổ chức trình bày hoàn cảnh và xin anh chứng giám cho tấm lòng thành. Ơn Đảng ơn Chính phủ, sau một hồi nhắn tin qua lại, anh 2lua bảo em cứ đến off đi.

Chuyến đi coi như là bắt đầu từ lúc off, lịch off chiều Chủ Nhật mà sáng em đã thấp thỏm, sáng ra ăn bát phở Dũng xong về café Hàn Thuyên chờ giờ tốt để đi sang bên kia đường gặp mọi người. Em gặp được anh 2lua xong rồi mọi người giải tán em lại về nhà chờ đến chiều off tiếp, chiều hôm ấy off xong thì mưa, trời đúng là tuy mưa nhưng mà mát.

Cả tuần sau phải lo việc dân việc nước mà em cứ đếm từng ngày chờ đến lúc đi cái gì mà ăn lẩu cá linh, càng cua, chuột nướng, cháo rắn…ngắm ánh trăng mênh mông trên Đồng Tháp Mười. Chiều thứ Năm em chợt nhận được thông báo họp chiều thứ Sáu, có cả người từ Hà Nội bay vào họp một nhát rồi bay ra ngay, em ở ngay Sài Gòn đã được phân vai thư ký cuộc họp không trốn được, ngậm ngùi gọi điện khóc lóc lung tung, may còn phương án chiều thứ Sáu họp xong chạy thẳng ra bến xe đi Hồng Ngự kịp nhậu bữa tối với Đoàn.

Chiều thứ Sáu họp xong em thay vội quần áo đang từ cổ cồn caravat mũ cát đèn pin chuyển sang quần bò áo bê ba lô túi dết ngồi vệ đường. Đợi một lát có anh đến nhe răng ra đọc mật khẩu: “Tài Lợi” (em lại nhớ ngày xưa chơi oánh nhau, có đoạn đọc mật khẩu để nhận diện bên ta bên nó, bên này hô Kháng Chiến bên kia phải hô đúng là Thắng Lợi, nếu đáp sai nghĩa là địch). Em không biết hô trả lời thế nào, chỉ biết nhảy lên xe đi về phía Nguyễn Thị Nhỏ Quận 5 đúng giờ tan tầm người đông không bàn phím nào tả xiết, may đến nơi kịp giờ, đưa một tờ giấy xanh nhận lại một tờ giấy đỏ, ngồi mấy phút lại có liên lạc viên chở tiếp lên căn cứ miền Tây, đường vẫn đông, thỉnh thoảng liên lạc viên lại phải giơ tay ra hô “Khoan!” để ngăn dòng xe đâm tới, liên lạc viên đi miên man, em tưởng chở em thẳng đến Hồng Ngự luôn hoá ra mới đến Bến xe miền Tây, chắc em là VIP, em lên xe một nhát xe chuyển bánh ngay.

Chạy một đoạn trên xe có cô kêu đói, chạy một đoạn nữa lái xe dừng ở hàng bánh mỳ thịt quay em làm cái bánh uống chai xì ting rồi nhịn đói ngủ thiếp đi đến chặng nghỉ gì đó xe dừng lại để mọi người vào ăn em không ăn xe lại chạy tiếp. Xe chạy qua Cao Lãnh đến 10h đến Hồng Ngự, gọi cho anh 2lua anh bảo kiu nhà xe đưa về, em kiu nhà xe có anh đưa về đến Đường số 7, đang kết nối với vệ tinh để xác định toạ độ thì có người kiu “Nhà Tâm đây cưng ơi”, em biết là đã đến cơ sở của Đoàn.
 
Last edited:
Kế bên quán bún cá là quán bánh khọt, bánh xèo. Bánh khọt miền Tây ăn khác với bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu, khác bánh xèo miền Trung.
Bánh xèo nơi khác thì có nhân tôm, thịt heo thậm chí là thịt gà bằm ra làm nhân cộng với giá trụng. Còn nhân bánh xèo miền Nam thì cũng thịt bằm + nấm mèo + một ít giá và bông điên điển làm nhân.
Nhưng không ai ăn bánh xèo mà lại ăn bánh khọt, bánh khọt nhỏ nhỏ, ở trên có nước dừa béo ngậy, hay vài con tép nhỏ. Cách ăn cũng khác là gắp từng cái bánh chấm nước mắm chua ngọt ăn kèm với rau sống, dưa leo, đặc biệt là lá lốt. Trong khi đó Cô Ba Vũng Tàu thì bánh to hơn, lúc ăn thì lấy 1 lá cải dún hay cải bẹ xanh to, bỏ cái bánh khọt lên, rồi gắp mấy thứ rau, dưa leo, xong cuộn lại như gỏi cuốn rồi mới chấm nước mắm ăn. Theo kiểu ăn bánh xèo miền Trung.

DSC_6790.jpg


DSC03784.jpg


DSC03785.jpg
 
Công đoạn tráng bánh xèo, bánh khọt (xin mời anh lengkeng có video clip post lên cho bà con thưởng thức., em tạm post mấy cái ảnh trước

IMG_1543.jpg


IMG_0425.jpg


IMG_0427.jpg


DSC_6796.jpg


Một dĩa bánh khọt 10 cái + rau vậy mà có 5k, bún 8k/tô, rẻ thật. Tiêu chuẩn là người nào cũng được ăn 1 tô bún cá rồi muốn ăn thêm bánh khọt nữa. 2,3 người ăn thêm 1 dĩa cho biết chứ no quá rồi.
 
Sau một hồi bịn rịn chia tay chia chân, chúng tôi tạm biệt nhà 2lúa và tiếp tục lên đường, lịch trình hôm nay là làm 1 vòng xung quanh cù lao ông Chưởng rồi quay về Gáo Giồng, Cao Lãnh.

Xuất phát từ Tx. Hồng Ngự lúc 8h40 qua cầu Sở Thượng. Ngày xưa lúc chưa xây cầu thì người dân ở quê tôi qua nhánh sông nhỏ này bằng đò, và thậm chí đò chèo. Bởi vì sông quá nhỏ, đò lớn chở khách vừa quay đầu thì đã từ bờ bên này đến bờ bên kia rồi. Tôi còn nhớ lúc học cấp 3, đi qua nhà nhỏ bạn bên kia sông chơi, 4 đứa xuống 1 chiếc xuồng chèo, cô chèo đò thoăn thoắt đứa 4 đứa tôi qua sông, phí mỗi người là 200đ. Đi đò chèo thì hơi nguy hiểm vì có thể bị chìm khi sóng to, tuy nhiên cũng có cái thú vị là phải ngồi yên trong xuồng, mỗi lần có 1 chiếc ghe chạy ngang là sóng đánh dồn dập làm xuồng lắc lư, cảm giác rất Yomost. Từ ngày cầu Sở Thượng đưa vào hoạt động thì những chuyến đò ngày xưa đã chìm sâu vào dĩ vãng. Do cũng mới khánh thành vài năm gần đây nên người ta vẫn thu phí qua cầu, chắc vài năm nữa đủ tiền rồi nhà nước mới dỡ bỏ trạm thu phí.

IMG_1552.jpg


Từ trên cầu chụp xuống là những nhà nuôi cá bè trên sông, ở dưới là bè nuôi cá, còn ở trên là nhà ở. Cũng có đầy đủ tiện nghi như nhà trên mặt đất vậy, tivi, tủ lạnh, đầu DVD thậm chí cả computer cũng có trên nhà này. Sau mỗi nhà đều có 1 chiếc xuồng con để bơi vào bờ sinh hoạt hằng ngày (đi chợ búa, mua đồ, đi chơi…). Đó cũng là nét đặc biệt của các nhà cá bè mà chỉ ở miền Tây mới có.

DSC05683.jpg
 
Qua cầu là đến xã Thường Lạc, đây cũng là một trong 4 cái “Thường” của huyện Hồng Ngự, đến đây lại nói về hành chính một chút nhé. Ngày xưa huyện Hồng Ngự quê tôi có 1 cái kênh gọi là kênh Tứ Thường, là gồm 4 xã có tên bắt đầu bằng chữ “Thường”: Thường Lạc, Thường Thới Tiền, Thường Thới Hậu và Thường Phước. (kiểu như là Ngã Tư 4 Xã ở quận Bình Tân, Sài Gòn vậy, vì ngay ngã 4 này là giáp giữa 4 xã với nhau). Từ 30/04/2009 thì toàn bộ phần Thị trấn Hồng Ngự đã được chính phủ nâng cấp lên thành Thị Xã, các xã còn lại thì vẫn thuộc huyện cùng tên Hồng Ngự mới vừa được tách ra. Nghĩa là vừa có thị xã Hồng Ngự, rồi vừa có huyện Hồng Ngự luôn Điều này dễ gây nhầm lẫn cho những ai ở xa tới hay thậm chí môt số người dân ở quê tôi cũng hay nhầm lẫn điều này. Kiểu như Tp. Cao Lãnh với huyện Cao Lãnh vậy, đó là 2 đơn vị hành chính khác nhau mà mọi người cũng vẫn hay lẫn lộn.

Chắc là do tên Hồng Ngự đẹp nên người ta vẫn muốn giữ nguyên cho huyện mới tách, chứ lúc trước nghe thông tin ba tôi nói thì dự định đặt tên huyện mới là Tứ Thường nhưng cuối cùng vẫn giữ nguyên. Lịch sử cái tên Hồng Ngự bắt nguồn từ chữ “Hùng Ngự” có nghĩa là vùng đất có nhiều người ANH HÙNG đến CƯ NGỤ tại đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngững người này đến đây khai phá vùng đất mới này nên được xem như anh hùng, sau này thực dân Pháp chiếm đóng Nam Kỳ Lục Tỉnh, nhưng những người này vẫn cương quyết đấu tranh và giữ vùng đất này, nên được xem như anh hùng. Rồi sau này do cách phát âm của người địa phương nên chữ “Hùng Ngự” bị nó trại đi thành “Hồng Ngự” và tồn tại cho đến giờ.

DSC05687.jpg


DSC05692.jpg


Lại qua cầu

DSC05690.jpg
 
Vừa qua khỏi Thường Lạc là chúng tôi thấy một ao bông điên điển nở vàng bên đường. Hôm qua tới giờ trên đường về có nhiều bạn muốn nhìn thấy tận mắt bong điên điển mà chưa có cơ hội. Bởi vì bên hướng Long An thì ít quá, về Đồng Tháp và An Giang thì có nhiều. Nên sẵn dịp ở đây đang nhiều mọi người dừng lại chụp hình, không ngờ ngay đây là 1 khung cảnh tuyệt đẹp, sau mấy bụi điên điển là 1 ao súng, sau đó nữa là hai mái nhà đơn sơ, có một cây cầu tre bắc từ ngoài đường vào, đúng là một khung cảnh miền quê sông nước.

IMG_1554.jpg


IMG_1556.jpg


IMG_2963.jpg


Còn có chiếc xuồng của chủ nhà để trên ao sung nữa chứ, thấy 2 em hoaxuongrong và titigold nhảy xuống xuồng bắn phá lia lịa, một số người khác thì tranh thủ thủ cảm giác đi cầu…tre. Đã 3 người đứng trên cây tre nhỏ bé rồi mà mấy người còn muốn xuống nữa. 2lúa sợ gẫy cầu của người ta rồi cả đám rớt xuống ao nữa thì nguy nên kêu mọi người lần lượt hãy xuống.

Hoa súng ở dưới ao nè

IMG_3564.jpg




Từ dười mấy em chụp lên, còn mấy người kia ngồi trên bờ

IMG_3349.jpg


Bông điên điển

DSC05699.jpg


IMG_1553.jpg
 
Bà Mẹ ngồi trên bờ mà zoom xuống tận dưới ao luôn, Mẹ chụp ao còn con chụp Mẹ.

IMG_1559.jpg


Buồn cười nhất là khúc này, nhóm chúng tôi dừng lại quá đông, dựng xe tràn cả ra ngoài đường đi, nhất là bác ANZ mê chụp ảnh quá vừa dừng lại là quăng xe chỏng chơ giữa đường giữa xá rồi bay xuống móc hàng ra…ý quên móc máy ra bấm lia lịa. 2lúa thấy anh lengkeng dù cũng mê chụp nhưng vẫn tốt bụng dựng xe của ANZ lại dùm sát đường rồi mới tác nghiệp. Và do số lượng người và xe quá đông, người nào tay cũng lăm lăm máy ảnh chụp chụp, làm những cư dân 2 bên đường ở khúc đó nhìn chúng tôi như những sinh vật lạ. Có nhiều người đi đường ngang qua cũng nhìn, đi xa rồi còn ngoái lại nhìn (chắc không hiểu đoàn chúng tôi làm gì).

Này thì nhìn này, bụp.

IMG_1558.jpg


Đây, thủ phạm dựng xe giữa đường, ANZ

IMG_1571.jpg


Thậm chí 2lúa để ý có hai anh chàng kia, chắc cũng lớn tuổi, dừng hẳn xe lại, bắt đầu nhìn rồi chỉ trỏ, xì xào: “Đi đâu mà nhiều dữ vậy trời? Nhìn xe kìa, toàn là biển số Thành Phố, Vũng Tàu, Lâm Đồng, miền Trung (chắc không biết số 79 và 16 ở đâu), người kia nói, có biển số 66 nữa kìa, là biết nói xe mình rồi…hehe…

Kệ, người dân ở quê là vậy đó, không chỉ quê tôi đâu, mà hầu như tất cả đó. Cứ thấy chỗ nào đông đông, lạ lạ thì y như là phải nhìn một cái, hỏi han, coi đó là cái gì? Hôm qua đi mấy đoạn Vĩnh Hưng, Tân Hưng cứ mỗi lần gặp người dân là ai cũng ngó theo đoàn xe, mắt tròn xoe ngơ ngác, còn miệng thì chắc lưỡi “đi đâu mà nhiều dữ vậy trời”. Mấy em học sinh nhỏ cũng vậy, cũng nhìn, cũng thắc mắc như người lớn nhưng có them cái màn “đếm xe”. Không biết mọi người có để ý không, chứ 2lúa luôn đi sau cùng nên lần nào đi ngang các em cũng nghe 11 nè, 12 nè. Vậy là mấy em đếm được 10 chiếc đi qua rồi, xe 2lúa luôn là 11 hay 12. Khiếp thật.
 
Đi thêm đoạn nữa thì có cảnh đẹp nên dừng lại chụp tiếp. Do Hồng Ngự và Tân Châu là điểm đầu nguồn của sông MêKông khi chảy vào Việt Nam (sông Tiền) nên nước ở đây ngập cao hơn Long An nhiều, ở đây phải đón lũ trước rồi nước mới chảy về hướng vùng trũng Tháp Mười.
Mấy cánh đồng lúa sau mùa gặt đã ngập hết rồi, bây giờ mỗi năm bà con chỉ làm lúa có 2 vụ thôi.

IMG_1561.jpg


IMG_1570.jpg


IMG_1573.jpg


Ôi ! quê tôi…

IMG_1566.jpg


IMG_1576.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,130
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top