What's new

Đồng Tháp Mười - mùa nước nổi

:))Sau tháng 8 tháng 9 gần như là lặng gió không đi đâu, sang tháng 10 em lại khăn gói quả mướp lên đường, lần này là đi phượt, chuyến đi có tựa đề “Về Đồng Tháp Mười - ngắm mùa nước nổi và đón Trung Thu”, chuyến đi có phụ đề là “Do đích thân bác barandom dẫn đường…”.

Em vào đăng ký, không phải là đặt gạch mà đổ bê tông hẳn hoi, thấy bảo biên chế đoàn chỉ có 12 người mà em là người thứ 14 nên có lúc em đã định làm cái phong bì đến gặp anh 2lua Trưởng ban Tổ chức trình bày hoàn cảnh và xin anh chứng giám cho tấm lòng thành. Ơn Đảng ơn Chính phủ, sau một hồi nhắn tin qua lại, anh 2lua bảo em cứ đến off đi.

Chuyến đi coi như là bắt đầu từ lúc off, lịch off chiều Chủ Nhật mà sáng em đã thấp thỏm, sáng ra ăn bát phở Dũng xong về café Hàn Thuyên chờ giờ tốt để đi sang bên kia đường gặp mọi người. Em gặp được anh 2lua xong rồi mọi người giải tán em lại về nhà chờ đến chiều off tiếp, chiều hôm ấy off xong thì mưa, trời đúng là tuy mưa nhưng mà mát.

Cả tuần sau phải lo việc dân việc nước mà em cứ đếm từng ngày chờ đến lúc đi cái gì mà ăn lẩu cá linh, càng cua, chuột nướng, cháo rắn…ngắm ánh trăng mênh mông trên Đồng Tháp Mười. Chiều thứ Năm em chợt nhận được thông báo họp chiều thứ Sáu, có cả người từ Hà Nội bay vào họp một nhát rồi bay ra ngay, em ở ngay Sài Gòn đã được phân vai thư ký cuộc họp không trốn được, ngậm ngùi gọi điện khóc lóc lung tung, may còn phương án chiều thứ Sáu họp xong chạy thẳng ra bến xe đi Hồng Ngự kịp nhậu bữa tối với Đoàn.

Chiều thứ Sáu họp xong em thay vội quần áo đang từ cổ cồn caravat mũ cát đèn pin chuyển sang quần bò áo bê ba lô túi dết ngồi vệ đường. Đợi một lát có anh đến nhe răng ra đọc mật khẩu: “Tài Lợi” (em lại nhớ ngày xưa chơi oánh nhau, có đoạn đọc mật khẩu để nhận diện bên ta bên nó, bên này hô Kháng Chiến bên kia phải hô đúng là Thắng Lợi, nếu đáp sai nghĩa là địch). Em không biết hô trả lời thế nào, chỉ biết nhảy lên xe đi về phía Nguyễn Thị Nhỏ Quận 5 đúng giờ tan tầm người đông không bàn phím nào tả xiết, may đến nơi kịp giờ, đưa một tờ giấy xanh nhận lại một tờ giấy đỏ, ngồi mấy phút lại có liên lạc viên chở tiếp lên căn cứ miền Tây, đường vẫn đông, thỉnh thoảng liên lạc viên lại phải giơ tay ra hô “Khoan!” để ngăn dòng xe đâm tới, liên lạc viên đi miên man, em tưởng chở em thẳng đến Hồng Ngự luôn hoá ra mới đến Bến xe miền Tây, chắc em là VIP, em lên xe một nhát xe chuyển bánh ngay.

Chạy một đoạn trên xe có cô kêu đói, chạy một đoạn nữa lái xe dừng ở hàng bánh mỳ thịt quay em làm cái bánh uống chai xì ting rồi nhịn đói ngủ thiếp đi đến chặng nghỉ gì đó xe dừng lại để mọi người vào ăn em không ăn xe lại chạy tiếp. Xe chạy qua Cao Lãnh đến 10h đến Hồng Ngự, gọi cho anh 2lua anh bảo kiu nhà xe đưa về, em kiu nhà xe có anh đưa về đến Đường số 7, đang kết nối với vệ tinh để xác định toạ độ thì có người kiu “Nhà Tâm đây cưng ơi”, em biết là đã đến cơ sở của Đoàn.
 
Last edited:
Thêm một mớ vịt :

picture.php



picture.php


và trâu :

picture.php
 
Nhìn Khô cá Lóc, nhớ món gỏi xoài cá lóc nướng ở nhà 2 Lúa, thèm quá. hic hic
Anh chơi chổng mông đến mấy chén đó daytay ơi mà vẫn chưa vơi. Đúng dĩa miền Tây chắc cú thiệt, ăn bả quai hàm luôn :D

Chà mới hôm qua đây thôi mà bài vở anh em hưởng ứng nhiệt tình nhỉ! Không như mình lazy quá. Tks all
 
Tấm này của Lang bị chôm vì post chậm quá
Nhìn tấm này em nhớ đoạn này có 1 đoạn cánh rừng tràm cao vút nhưng được khai thác 1 góc vuông. Y chang cắt 1 góc giấy thủ công vậy. Nhìn đẹp cực nhưng do trễ quá nên em k dám dừng bước giang hồ. Giờ lại tiếc hùi hùi. Không biết có ai dớt em nó không???
 
Sơ lược về sông Vàm Nao :

Theo Vikipedia:
"Sông Vàm Nao, hay Vàm Lao, Vàm Giao, tên chữ là Hồi Oa, hay Vàm Giao Giang và tên Khmer là pãm pênk Nàv, là một dòng sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Vàm Nao có vai trò quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long về thủy lợi và giao thông vận tải. Vàm Nao còn nổi tiếng vì là nơi xảy ra một trận thủy chiến khốc liệt giữa quân Việt và quân Xiêm, và còn vì các đặc sản như cá hô, cá bông lau.
Sông Vàm Nao dài 6,5 km [5], rộng bình quân 700m, độ sâu trên 17m, một bờ thuộc xã Kiến An (huyện Chợ Mới), một bờ thuộc xã Tân Trung (huyện Phú Tân), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền sông Tiền với sông Hậu. Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hệ thống sông ngòi do trung ương quản lý

Và sở dĩ có tên Hồi Oa (nước xoáy tròn) hay Vàm Nao, với nghĩa "nao núng, nao lòng", là vì hàng năm vào khoảng tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch (cư dân miền Tây Nam Bộ gọi là mùa nước nổi), nước sông đỏ ngầu từ thượng nguồn, theo hai nhánh sông Tiền, sông Hậu cùng cuồn cuộn đổ về, rồi giao nhau nên xoáy tròn như thác lũ... Do đó, người chưa quen cách chèo lái khi qua khúc sông này, thường sợ hãi vì rất dễ đắm thuyển.

Về sau triều đình Huế cho Hán Hóa tên Vàm Nao và muốn cho nó nên thơ và đừng nao nữa, nên ban cho nó cái tên Thuận Giang (hay Thuận Cảng).

Đại Nam Nhất thống chí ghi nơi khúc sông này có đồn Hồi Oa. Vào năm 1787, Nguyễn Phúc Ánh từ nước Thái Lan về, liền hội binh ở đây để chống lại với quân Tây Sơn. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), đốc thần Doãn Uẩn phỏng tra việc cũ, cho dựng bia trên nền xưa, để ghi thắng tích. "


Vàm Nao tải khoảng 30% lưu lượng nước của Mékong từ sông Tiền về sông Hậu , sau khi nhận được lượng nước này sông Hậu từ chổ là một nhánh nhỏ của Mékong tách ra ở Pnong Penh đã trở thành một con sông ngang hàng với sông Tiền (dòng chính của Mékong) đổ ra biển bằng hai cửa Định An và Trần Đề , trong đó cửa Định An là cửa lớn nhất của Mékong
 
Qua phà Thuận Giang là đi vào địa phận của cù lao Ông Chưởng.

Cầu Ông Chưởng bắt qua rạch Ông Chưởng, một con rạch lớn nối Tiền Giang với Hậu Giang.

picture.php


Cù lao này lúc trước có nhiều cây sao. Đây là một cù lao rộng lớn, gồm 5 xã là: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ và Long Giang (theo Gia Định Thành Thông Chí) .

Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (sách gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc; sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang) và báo tin thắng trận về kinh. (Vikipedia)


"Bao phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm"

Đây là vùng đất rất trù phú, tiếc là do xuất phát từ nhà Hai Lúa khá trễ (gần 9h00) nên không kịp đưa các bạn đi dạo một vòng cù lao như dự định. Hẹn một dịp khác vậy.
 
Dưới chân cầu là Dinh Ông Chưởng:

"Trước đây, dọc hai bên bờ rạch này (rạch ông Chưởng-NV), có ba nơi thờ được gọi là dinh, tức nơi ông đặt bản doanh hoặc đóng quân, đó là Dinh Ông ở Vàm Sau thuộc vùng Cái Hố (nay thuộc xã An Thạnh Trung. Đây là dinh có trước tiên, sau bị sụp lỡ, lại gặp lúc chia tách làng, nên phải di dời về gần đó và lập thêm dinh thờ ở Long Kiến), Dinh Ông ở Kiến Long (trước bằng cây lá, sau nhiều lần trùng tu, nay đã bề thế, khang trang. Năm 1910, làng Kiến Long chia thành hai làng là Kiến An và Long Điền, nên dinh mang tên mới là Dinh Kiến An)...và Dinh Ông ở Long Điền ở đầu vàm rạch (được xây dựng sau cùng, khi Long Điền được thành lập) (Gia Định thành thông chí)"

Cả đoàn viếng dinh Ông ở Vàm Lòng Ông Chưởng xã Long Điền. Dinh thờ Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

picture.php
]

Dinh thờ được xây cất qua nhiều thời kỳ. Ngôi phía trong cùng được xây năm 1952, ngôi phía ngoài xây năm 1958, được trùng tu và xây lại cổng năm 1989.

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Ngai thờ bên trong dinh :

picture.php


Bảng ghi công đức phía trước dinh

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,138
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top