conlele
L.A.I. nhân
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự
Sẵn tiện đi tìm cái link, chép lại đây luôn một bài nữa của ông TS này:
http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoa/Truyen-thong/An-du-trong-dia-danh.aspx
_______________
Ẩn dụ trong địa danh
27-10-2010
LÊ TRUNG HOA
Ẩn dụ là dùng tên của sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự giống nhau của chúng. Trong địa danh Việt Nam có hàng trăm đơn vị được ra đời từ phương thức trên. Trong bài viết này, chúng tôi lần lượt trình bày các địa danh có quan hệ đến con người, động vật và sự vật.
NHỮNG ĐỊA DANH CÓ QUAN HỆ TỚI CON NGƯỜI
- Mẹ Bồng Con là dốc ở gần ngã ba Dầu Giây, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Mẹ Bồng Con vì có hai dốc liên tiếp, dốc lớn tượng trưng cho mẹ, dốc nhỏ tượng trưng cho con.
- Ông Trạng là núi ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cũng gọi núi Trạng Nguyên. Ông Trạng vì dáng núi giống như hình người đội mũ cánh chuồn.
- Phụ Tử là đảo có hình hai cột đá, một cao một thấp, ở gần bờ biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Giữa năm 2006, hòn phụ đã bị bào mòn, ngã đổ. Phụ Tử là “cha và con”, vì hai cột đá giống như hai cha con.
- Tiến Sĩ là núi nổi lên trên núi Xuân Đài, ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tiến Sĩ vì dáng núi giống hình “ông tiến sĩ”.
- Vọng Phu là núi đá nằm ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Định. Gọi là Vọng Phu (trông chồng) vì dáng núi giống người mẹ bồng con. Tương truyền, vì mong mỏi chồng ra trận lâu về, người vợ bồng con lên núi ngóng trông, lâu ngày hóa đá.
Một số gọi theo hình dáng của đấng linh thiêng hoặc hành động của con người.
- Bụt Mọc là hang ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Bụt Mọc vì trong hang có nhiều tảng đá lô nhô như tượng Phật.
- Lập Cập là đèo (thường gọi eo) ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, dài gần 10km, có hơn 1 kilômét có độ dốc cới mặt đường 50-60°. Lập Cập vì qua được đèo, tay chân run lập cập vì sợ sệt.
- Oa Oa là suối ở vùng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Oa Oa vì tiếng nước chảy nghe như tiếng khóc của trẻ con.
- Hòn Chồng là núi đá nhỏ trên bờ biển ở hướng đông bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được nhân hóa. Còn Hòn Vợ nằm dưới biển. Hòn Chồng là núi có tảng đá chồng lên trên.
Một số sông của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng được nhân hóa.
- Krông Ana là tên sông (và tên huyện) của tỉnh Đắc Lắc. Krông Nô là tên sông (và tên huyện) của tỉnh Đắc Nông, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên. Krông: sông; Ana: cái, vợ; Krông Ana, sông vợ. Krông Nô (dạng gốc là Krông Knô, sông chồng).
NHỮNG ĐỊA DANH CÓ QUAN HỆ ĐẾN ĐỘNG VẬT
- Con Rắn là đèo ở xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Con Rắn vì đường đèo ngoằn ngoèo như con rắn.
- Con Voi là dãy núi kéo dài gần 100 kilômét từ tỉnh Lào Cai đến tỉnh Yên Bái, có đỉnh cao 1.450 mét. Con Voi có lẽ do hình dáng to lớn của núi.
- Gà Mái là đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Gà Mái vì đảo giống hình con gà mái.
- Lươn là rỏng (rãnh khuyết sâu) ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng gọi là Con lươn. Lươn là dòng nước nhỏ và dài như hình con lươn.
- Rùa là gò ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, quê hương bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Tên chữ là Sơn Quy. Rùa cũng là hòn (đảo) ở ngoài khơi tỉnh Kiên Giang. Rùa vì hình dáng gò và đảo giống như con rùa.
- Sam là núi ở xã Vĩnh Tế, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cũng gọi là núi Vĩnh Tế. Sam vì núi có hình con sam.
- Sư Tử là đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Thời Pháp thuộc gọi là Sphinx (Quái thần hình sư tử, đầu đàn bà). Sư Tử vì dáng núi giống con sư tử.
- Tằm là hòn (đảo) ở ngoài khơi thành phố Nha Trang. Cũng gọi là hòn Tầm. Tằm, vì hình dáng đảo giống con tằm.
Một số địa danh được gọi theo hành động của các con vật.
- Bò Đái là khe trong núi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Còn có tên Ồ Ồ, vì tiếng nước chảy, ở xa đến 10 kiômét vẫn nghe. Bò Đái gốc Tày - Nùng Bó Đảy, nghĩa là “nguồn nước có nhiều cây nứa tép”. Đây là hiện tượng mượn âm.
- Gà Chọi là các đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Gà Chọi vì hai hòn đảo giống hình hai con gà trống đang đá nhau.
- Hí Mã là núi ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hí Mã là “ngựa hí” vì núi giống như trường đua ngựa (Đại Nam nhất thống chí).
- Long Ẩn là núi ở huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Trên núi xưa có Văn miếu được xây dựng năm 1715. Long Ẩn là “rồng ẩn mình”, chỉ thế đất tốt ở đây.
- Mèo Cào là núi ở tỉnh Ninh Bình. Mèo Cào vì núi có các vách dựng đứng, nhiều vết lồi lõm kéo dài từ trên xuống như vết mèo cào.
- Trâu Ó là thác trên sông Cái, tỉnh Khánh Hòa. Trâu Ó là “trâu kêu lên”, vì nơi đây tai nạn thường xảy ra, tiếng kêu trời không ngớt.
- Trâu Quỳ là xã của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ sau năm 1965. Trâu Quỳ vì tại xã có một núi đất có dáng con trâu nằm quỳ.
Sẵn tiện đi tìm cái link, chép lại đây luôn một bài nữa của ông TS này:
http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoa/Truyen-thong/An-du-trong-dia-danh.aspx
_______________
Ẩn dụ trong địa danh
27-10-2010
LÊ TRUNG HOA
Ẩn dụ là dùng tên của sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự giống nhau của chúng. Trong địa danh Việt Nam có hàng trăm đơn vị được ra đời từ phương thức trên. Trong bài viết này, chúng tôi lần lượt trình bày các địa danh có quan hệ đến con người, động vật và sự vật.
NHỮNG ĐỊA DANH CÓ QUAN HỆ TỚI CON NGƯỜI
- Mẹ Bồng Con là dốc ở gần ngã ba Dầu Giây, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Mẹ Bồng Con vì có hai dốc liên tiếp, dốc lớn tượng trưng cho mẹ, dốc nhỏ tượng trưng cho con.
- Ông Trạng là núi ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cũng gọi núi Trạng Nguyên. Ông Trạng vì dáng núi giống như hình người đội mũ cánh chuồn.
- Phụ Tử là đảo có hình hai cột đá, một cao một thấp, ở gần bờ biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Giữa năm 2006, hòn phụ đã bị bào mòn, ngã đổ. Phụ Tử là “cha và con”, vì hai cột đá giống như hai cha con.
- Tiến Sĩ là núi nổi lên trên núi Xuân Đài, ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tiến Sĩ vì dáng núi giống hình “ông tiến sĩ”.
- Vọng Phu là núi đá nằm ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Định. Gọi là Vọng Phu (trông chồng) vì dáng núi giống người mẹ bồng con. Tương truyền, vì mong mỏi chồng ra trận lâu về, người vợ bồng con lên núi ngóng trông, lâu ngày hóa đá.
Một số gọi theo hình dáng của đấng linh thiêng hoặc hành động của con người.
- Bụt Mọc là hang ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Bụt Mọc vì trong hang có nhiều tảng đá lô nhô như tượng Phật.
- Lập Cập là đèo (thường gọi eo) ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, dài gần 10km, có hơn 1 kilômét có độ dốc cới mặt đường 50-60°. Lập Cập vì qua được đèo, tay chân run lập cập vì sợ sệt.
- Oa Oa là suối ở vùng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Oa Oa vì tiếng nước chảy nghe như tiếng khóc của trẻ con.
- Hòn Chồng là núi đá nhỏ trên bờ biển ở hướng đông bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được nhân hóa. Còn Hòn Vợ nằm dưới biển. Hòn Chồng là núi có tảng đá chồng lên trên.
Một số sông của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng được nhân hóa.
- Krông Ana là tên sông (và tên huyện) của tỉnh Đắc Lắc. Krông Nô là tên sông (và tên huyện) của tỉnh Đắc Nông, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên. Krông: sông; Ana: cái, vợ; Krông Ana, sông vợ. Krông Nô (dạng gốc là Krông Knô, sông chồng).
NHỮNG ĐỊA DANH CÓ QUAN HỆ ĐẾN ĐỘNG VẬT
- Con Rắn là đèo ở xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Con Rắn vì đường đèo ngoằn ngoèo như con rắn.
- Con Voi là dãy núi kéo dài gần 100 kilômét từ tỉnh Lào Cai đến tỉnh Yên Bái, có đỉnh cao 1.450 mét. Con Voi có lẽ do hình dáng to lớn của núi.
- Gà Mái là đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Gà Mái vì đảo giống hình con gà mái.
- Lươn là rỏng (rãnh khuyết sâu) ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng gọi là Con lươn. Lươn là dòng nước nhỏ và dài như hình con lươn.
- Rùa là gò ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, quê hương bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Tên chữ là Sơn Quy. Rùa cũng là hòn (đảo) ở ngoài khơi tỉnh Kiên Giang. Rùa vì hình dáng gò và đảo giống như con rùa.
- Sam là núi ở xã Vĩnh Tế, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cũng gọi là núi Vĩnh Tế. Sam vì núi có hình con sam.
- Sư Tử là đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Thời Pháp thuộc gọi là Sphinx (Quái thần hình sư tử, đầu đàn bà). Sư Tử vì dáng núi giống con sư tử.
- Tằm là hòn (đảo) ở ngoài khơi thành phố Nha Trang. Cũng gọi là hòn Tầm. Tằm, vì hình dáng đảo giống con tằm.
Một số địa danh được gọi theo hành động của các con vật.
- Bò Đái là khe trong núi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Còn có tên Ồ Ồ, vì tiếng nước chảy, ở xa đến 10 kiômét vẫn nghe. Bò Đái gốc Tày - Nùng Bó Đảy, nghĩa là “nguồn nước có nhiều cây nứa tép”. Đây là hiện tượng mượn âm.
- Gà Chọi là các đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Gà Chọi vì hai hòn đảo giống hình hai con gà trống đang đá nhau.
- Hí Mã là núi ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hí Mã là “ngựa hí” vì núi giống như trường đua ngựa (Đại Nam nhất thống chí).
- Long Ẩn là núi ở huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Trên núi xưa có Văn miếu được xây dựng năm 1715. Long Ẩn là “rồng ẩn mình”, chỉ thế đất tốt ở đây.
- Mèo Cào là núi ở tỉnh Ninh Bình. Mèo Cào vì núi có các vách dựng đứng, nhiều vết lồi lõm kéo dài từ trên xuống như vết mèo cào.
- Trâu Ó là thác trên sông Cái, tỉnh Khánh Hòa. Trâu Ó là “trâu kêu lên”, vì nơi đây tai nạn thường xảy ra, tiếng kêu trời không ngớt.
- Trâu Quỳ là xã của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ sau năm 1965. Trâu Quỳ vì tại xã có một núi đất có dáng con trâu nằm quỳ.