What's new

Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 2

Status
Not open for further replies.
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

13. Ai bánh tiêu đê

20110604bentre133copy.jpg




"Ăn cá viên chiên mà cũng bị chụp hình nữa!"

attachment.php
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

* Hôm trước nhờ bài viết của ông TS Lê Trung Hoa mà conlele được giải đáp phần nào về việc vì sao Sài Gòn và miền Tây mình có nhiều "Bà" đến thế (Bà Quẹo, Bà Hom, Bà Nhờ...).

* Nay còn một thắc mắc nữa chưa tìm được ở đâu ra: "Cái" (tCái Răng, Cái Khế, Cái Vồn (có Cái Vồn Lớn, Cái Vồn Nhỏ nữa thì phải..hihi) ở Cần Thơ; Cái Nhum, Cái Ngang ở Vĩnh Long; Cái Mơn, Cái Da, Cái Mít, Cái Sơn ở Bến Tre; Cái Bè, Cái Tin ở Mỹ Tho ... Hổng biết có ai trong nhà ĐTM biết nguyên do, nguồn gốc không nhỉ?

* Còn nhờ bài này mà mình biết nguồn gốc của chữ PHƯỢT: http://blog.demifantasy.com/?p=4020 (đọc thêm một số tranh luận trong comments bên dưới). Trước giờ conlele cũng hơi ngượng ngượng cái miệng khi nói chữ phượt. Vì quả thực từ này không hiểu từ đâu, vì sao, mà khi phát lên, nghe "rất không là miền Nam".
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Hôm nay lại rảnh.
Đang lang thang tìm kiếm về chữ "Cái" trong địa danh miền Tây thì bắt được bài này, chia sẻ với mọi người một nguồn để tham khảo, tìm hiểu về quê hương miền Nam:

______________

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam
Hồ Đình Vũ.


Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.


Phần 1
Tên do địa hình, địa thế

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
"Gió đưa gió đẩy,
về rẫy ăn còng,
về bưng ăn cá,
về giồng ăn dưa..."

Giồng
là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: "trên đất giồng mình trồng khoai lang..."
Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:
"Ai dzìa Giồng Dứa qua truông
Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông
là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.


"Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"
Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá
là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy,sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè.
Phá Tam Giang thuộc tỉnh ThừaThiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu
là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm.

Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

(conlele bổ sung: kết hợp với bài hôm trước của ông TS Lê Trung Hoa, thì khá nhiều địa danh có chữ Bàu ở Sài Gòn và miền Nam giờ đã viết thành chữ Bà như: Bà Hom, Bà Quẹo...)

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng vẫn dòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó.

Cà mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng
từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng... mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

"...về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa".
Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng TrômBưng Cốc.

Láng
chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm.

Ở Đức Hoà (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le , được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ (hehe... chắc vài bữa conlele dọn nhà và đưa bầy lele về đó ở cho nó hợp thổ nhưỡng).

Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng
chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng.

Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hoà có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng
khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá.


Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hoà, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.
conlele: còn Đồng Diều thì sao ta?


Hố
chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp.

Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hoà có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Dạo rày tui quởn quá nên lam nham nói nhảm một mình.
Hổng biết có làm "xấu" miếng đất của nhà ĐTM hông nhỉ?

Anh em thấy hổng được thì la lên để tui ngừng.
Còn ai thấy có ích thì cũng "còm-măng" một tiếng để tui biết và động viên tui đi tìm tòi, lục lọi tiếp!

Cảm ơn anh chị em.
(Sò-zí anh chị em nào nếu thấy mấy bài nói nhảm của tui vô ích và chật đất, sò-zí nhiều!)
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Đã tìm được "bưng" thì anh conlele tìm luôn "biền" cho đủ bộ. Có "bưng" mà hông có "biền" thấy thiếu thiếu.
Còn con Phá Tam Giang chỉ nhắc đến sông Ô Lâu và sông Hương, thiếu 1 con sông thì sao thành "tam giang" được. :D
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Cảm ơn nuamua đã đọc kỹ nha. Tui cũng dò dẫm đi lượm trên mạng rồi chép vô đây nên nhiều cái chưa để ý.

Theo yêu cầu của nuamua, tui kiếm cho đủ 3 con sông nè (tư liệu của vietgle.vn):
_______________
Phá Tam Giang là đầm phá nước lợ lớn nhất tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Phá Tam Giang giới hạn phía Bắc cửa sông Ô Lâu, phía Nam là cửa sông Hương thông với biển qua cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của huyện Quảng Điền, huyện Phong Điền và huyện Hương Trà.

Phá Tam Giang có tên chữ là Hạc Hải. Sở dĩ phá gọi là Tam Giang là vì nó có ba con sông: sông Lâm, sông Bồ và sông Hương chảy vào. Phá Tam Giang xưa rất sâu và thường có những con sóng lớn làm đắm ghe thuyền. Nay phá đã cạn vì phù sa của các con sông bồi đắp. Phá chỉ có một ngõ hẹp thông ra cửa biển Thuận An.

Phá Tam Giang có độ sâu từ 2 đến 4m, có nơi sâu tới 7m, mặt nước rộng mênh mông là địa bàn hoạt động kinh tế quan trọng mang lại những giá trị tài nguyên to lớn.

Vùng phá Tam Giang có đặc điểm là đầm nước lợ có độ mặn tương đối ổn định, lại rộng lớn nên đã tạo thành một tiểu vùng sinh thái đặc trưng. Theo các số liệu thống kê thì phá Tam Giang chiếm 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam.

Hàng năm, cư dân khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, tôm, cá các loại. Những năm gần đây, trên vùng đầm phá đã phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm và trồng rau câu. Nhiều loài tôm cá Tam Giang đã trở thành đặc sản ngon nổi tiếng như cá dìa, cá ong bầu, cá hanh, lệch huyết, lệch mỡ... Cầu Thuận An bắc qua phá Tam Giang đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và du lịch của vùng.

Phá Tam Giang còn được biết đến là một vùng đất nguy hiểm qua câu ca dao:

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Ặc! Phía trên bảo sông Ô Lâu và sông Hương. Phía dưới lại không thấy nhắc đến sông Ô Lâu mà lại là sông Lâm. Em chưa hề nghe nhắc đến sông Lâm ở Huế?!.
Trước đây em ngỡ phá Tam Giang là phá do 3 con sông chảy vào là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ. Nhưng sau này được biết sông Bồ không chảy thẳng ra phá Tam Giang mà hợp lưu với sông Hương.
Nhìn trên bản đồ thì còn có sông Kim Đôi chảy vào phá. Nhưng chưa tìm được tài liệu về sông Kim Đôi này khi đề cập đến phá Tam Giang.
Anh với em cùng tìm tiếp nhá!!
Không dám lộng ngôn, nhưng lướt qua những dòng của ông tiến sĩ, em thấy quá sơ sài và dễ dãi. Bài viết không dụng công, không có nhiều cơ sở ngôn ngữ, lịch sử lẫn dấu ấn của việc điền dã. Làm như thế thật nguy hiểm. Vài chục năm sau những dòng này lại là tư liệu cho lớp sau??!!! Nguy quá!
Ui má ơi, em lạc đề ở box này rồi! Tự phạt :T:T:T
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

@nuamua: theo conlele đọc thì phía trên là nói giới hạn của phá Tam Giang. Nghĩa là Phá Tam Giang được giới hạn ở phía bắc bởi cửa sông Ô Lâu, còn ở phía Nam bởi sông Hương.

Mình cũng đồng ý là vietgle có thể bị nhầm chữ Lâm bên dưới, đúng thì phải là sông Ô Lâu. Nếu đây là lỗi thì rất tiếc, trước giờ mình thấy vietgle.vn làm việc rất nghiêm túc!

Trên bản đồ vietbando.com thì sông Bồ ngoài nhánh rẽ hợp với sông Hương để đổ ra phá Tam Giang thì vẫn có một nhánh khác chảy thẳng vào phá Tam Giang đấy chứ! Và cũng đồng ý là có thấy sông Kim Đôi cũng đổ vào phá Tam Giang luôn!
 
Last edited:
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

:D vậy cho phép em tạm thời vẫn lưu trong bộ nhớ 3 con sông chảy vào phá Tam Giang là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương nhé.
Nếu Huế gần 1 chút chắc nhà ĐTM lại làm 1 chuyến "Vòng quanh hệ đầm phá Tam Giang trong 24h kiểu hai lúa" nhỉ?! :p
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Haizzzz, đã tìm ra một cách giải thích có tính "khoa học" tí về từ Cái: từ "Cái" ở đây là một từ có nguồn gốc Đa Đảo, vốn dùng để chỉ nước. Ở đây. Trong đó cũng phân tích luôn chữ Đà (trong sông Đà) cũng có liên quan tới các chữ Đa trong Đa Nhim, Đa Mi, Đa R'ngao, Đa Dung, Đạ Tẻh, Đà Rằng... ("đa" ở đây mang nghĩa là sông hay nước trong tiếng người Mạ và Lạch).

Bài này khá dài, mà hay, có "dụng công" (chắc đáp ứng được một phần yêu cầu của bạn nuamua). Có nhiều giải thích về thuỷ danh, địa danh khá hay.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,097
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top