What's new

Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 2

Status
Not open for further replies.
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Ðại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như:
Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Ðôi rồi đến Cái Côn.

Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp
nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong
Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái
Cao, Cái Trâm, Cái Trưng
, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn Mỹ
có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái Sách (theo lời ông Lê Công
Tiệp là người dân cố cựu ở Mương Khai - Trà Ếch, hiện Ông định cư ở Bass Hill Sydney).
Ðối diện Vàm Cái Sách là Cù Lao Quốc Gia, đã được cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
viếng thăm vào năm 1973.

Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Ðó là
Cái Răng, tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “carăng” nghĩa thật tên Cà Ràng. Cà
Ràng là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện
của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay”

Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ
cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu
Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông
Hậu.

Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Ðó là chợ nổi nhóm trên sông,
đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây,
rau, củ không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng
còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Từ Rạch Ðầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy.
Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc. Tại Cái
Tắc có một ngã 3 nếu chạy thẳng sẽ tới Phụng Hiệp, còn theo hướng Lộ Tẻ dẫn tới Tỉnh
Chương Thiện. Chương Thiện là một Tỉnh nhỏ của Miền Tây.

Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều
khóm.

Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa. Ðây cũng là
chiến trường trước năm 1975, xảy ra những trận đánh giữa Sư Ðoàn 21 Bộ Binh với quân
Cộng Sản.

Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm
ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Ðại Tướng Cao văn Viên). Ðối diện với Cái Oanh là
Cái Xe và Cái Ðường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.

Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có
một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp. Người dân Quận Thạnh Trị
không bao giờ quên được Thiếu Tá Ðỗ Văn Phát (Quận Trưởng) đã tự sát ngay Quận đường
vào ngày 30-04-1975, với quân phục đầy đủ các huân chương.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Trước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở
Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở
miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy ( Ba-Huy). Ông Trần Trinh Trạch là
người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Ðúng với danh gọi là Công Tử Bạc
Liêu, không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công
Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam.

Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).
Chính nơi đây (Cái Dầy) Thiếu Tá Mã Thành Nghĩa Tiểu Ðoàn Trưởng 411 Ðịa Phương
Quân của Tiểu Khu Bạc Liêu, đã tự sát chết vào ngày 30-04-1975. Cùng ngày đó người vợ
cũng tự sát chết theo chồng, sau khi đã tẩm liệm cho chồng. Nhà của Thiếu Tá Mã Thành
Nghĩa ở trên đường đi Vĩnh Châu (Bạc Liêu)
. Gần Cái DầyCái Gia thuộc Xã Châu Hưng
Huyện Vĩnh Lợi Bạc Liêu.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Từ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại
Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Ðông.
Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Ðịa danh Cái Cùng nằm
trong Xã Long Ðiền Ðông A, Huyện Giá Rai. Ở đây có một câu chuyện rất thương tâm:

Sau ngày 20-07-1954 Hiệp Ðịnh Genève có ghi “tất cả mọi quân nhân Pháp đều phải rời khỏi
nước Việt Nam”, nhưng có một anh quân nhân Pháp có người vợ Việt Nam và 3 đứa con (2
trai, 1 gái) ở lại Ấp Mỹ Ðiền, Xã Long Ðiền Ðông để sinh sống. Hằng ngày anh quân nhân
nầy làm thuê làm mướn cho những người giàu có ở đây. Nhưng không may cho anh là vợ anh
bị bệnh, anh không dám đem vợ của anh đến bệnh viện Bạc Liêu để trị bệnh (vì bản thân anh
trốn ở lại Việt Nam). Sau đó vợ anh chết, anh đem chôn xác vợ ngay tại chòi của anh ở. Mỗi
ngày trước khi ăn cơm, 4 cha con dều dọn cơm cùng thức ăn ra trước phần mộ của vợ van
vái, sau đó 4 cha con mới ăn. Năm 1960 trong đợt hành quân của Sư Ðoàn 21 (Trung Ðoàn
33) đã gặp anh tại đây, bộ chỉ huy Sư Ðoàn 21 gọi điện về cho Quân Khu IV báo cáo sự có
mặt của anh quân nhân người Pháp nầy. Cuối cùng Tòa Ðại Sứ Pháp ở Sài Gòn lãnh anh
cùng 3 người con về Pháp. Bản thân anh cùng 3 người con không muốn về Pháp chỉ muốn ở
Việt Nam và sống chết cho quê hương Việt Nam. Nhưng đành gạt lệ để về Pháp.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Ðây cũng có con Rạch Cái
Chanh Lớn
đổ về Huyện Phước Long, cũng tại Huyện nầy Trung Tá Nguyễn Văn Sĩ là Quận
Trưởng Quận Phước Long đã bị Cộng Sản tử hình sau ngày 30-04-1975.


Ðoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng
chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu,
chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước
qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích
cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng
làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng
Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Ðôi Xã Phú Tâm còn có Cái Ðôi Vàm, đây là con
sông đổ ra biển.

Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn, tại đây có căn cứ Hải Quân, Hải Ðội 5
Duyên Phòng) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải, chung quanh ở đây toàn là rừng đước.
Huyện Ðầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai
lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ
loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt
chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu.
Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Ðông.

Tên nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay đổi hay không cũng
tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc đất là một tấc máu xương, của các bậc
tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng
tích lịch sử, dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì muôn
đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ, nhiều triều đại, nhiều chế độ đã
tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng nước là thực tại có giá trị trường cữu.
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Tới đây conlele xin kết thúc loạt bài "nghiên-kíu-pha-học" về chữ "Cái" trong địa danh ở miền Tây.
Do ít có điều kiện đi điền dã nên phải làm việc "đi ảo" trên mạng mà chép về. Và để tôn trọng tác giả nên conlele đã không dám cắt bỏ các đoạn nhạy cảm và đã để nó dưới dạng ẩn. Các bạn nào cố tình đọc các đoạn tài liệu "dạng ẩn" này "xin đừng trách lele" nha.

Thân.
 
Last edited:
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Haizzzz, đã tìm ra một cách giải thích có tính "khoa học" tí về từ Cái: từ "Cái" ở đây là một từ có nguồn gốc Đa Đảo, vốn dùng để chỉ nước. Ở đây. Trong đó cũng phân tích luôn chữ Đà (trong sông Đà) cũng có liên quan tới các chữ Đa trong Đa Nhim, Đa Mi, Đa R'ngao, Đa Dung, Đạ Tẻh, Đà Rằng... ("đa" ở đây mang nghĩa là sông hay nước trong tiếng người Mạ và Lạch).

Bài này khá dài, mà hay, có "dụng công" (chắc đáp ứng được một phần yêu cầu của bạn nuamua). Có nhiều giải thích về thuỷ danh, địa danh khá hay.

@ anh conlele: bài viết anh chỉ,em cho rằng cùng 1 kiểu với bài viết của ông tiến sĩ kia, dù có "dụng công" hơn chút ít. Em không có chuyên môn, tuy nhiên, khỉ đọc qua thì thấy khó có thể xem đây là cơ sở đáng tin cậy cho những điều tác giả diễn giải.
Ví dụ như mối liên hệ giữa ĐÀ và ĐA, ĐẠ. Em cho rằng không thuyết phục. Về vị trí địa lý sông Đà cách xa các dòng sông khác mà tác giả liên hệ. Quan trọng hơn, lưu vực sông Đà là nơi các dân tộc sử dụng nhóm ngôn ngữ Tày-Thái sinh sống. Các dòng sông còn lại là nơi sinh sống của các dân tộc sử dụng nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, Mã lai - Đa đảo. Đành rằng sự giao thoa ngôn ngữ là có, nhưng với khoảng cách và sự khác biệt về hình thái địa lý như thế thì sự giao thoa này ắt hẳn sẽ rất hạn chế. Hơn nữa, tác giả không viện dẫn được luận cứ đủ thuyết phục để chứng minh giả thiết của mình. Khá võ đoán và áp đặt chủ quan.
1 ví dụ khác: về chứ "CÁI". Tác giả nói: "Có thể xem Cái là một từ thuần Việt hiện hữu từ rất xa xưa và nay vẫn còn được bảo lưu.". Theo em biết, CÁI là 1 từ gốc HÁN. Điều này được An Chi giải thích và chứng minh rất thuyết phục trong mục chuyện Đông Chuyện Tây trên tạp chí KTNN số ra rất lâu rồi. Em về lục lại rồi mật thư cho anh sau nhé. Nói nhăng nói cuội như thế này loãng cả box thì bị cả nhà đánh đòn. Em stop tại đây thôi.
Lại tự phạt:T:T:T
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

:D vậy cho phép em tạm thời vẫn lưu trong bộ nhớ 3 con sông chảy vào phá Tam Giang là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương nhé.
Nếu Huế gần 1 chút chắc nhà ĐTM lại làm 1 chuyến "Vòng quanh hệ đầm phá Tam Giang trong 24h kiểu hai lúa" nhỉ?! :p

Hây da, hồi 2lúa ở Huế suýt có chuyến 24h vòng quanh Phá Tam Giang đó. Rất tiếc là đồng bọn cật lực phản đối cái chuyện chạy te te ngoài nắng trong cái gió Lào hừng hực, đành chuyển hướng sang Bạch Mã.
 
Last edited:
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Nằm kế bên Tỉnh Long An là Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè
(cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đặt tên Quận là Sùng Hiếu).

Ðịa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ IV (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây
ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Ðào, vú sữa Hột Gà. Ðặc biệt có loại chuối Cái Bè
ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái ThiaCái Nưa. Ðây
cũng là nơi anh hùng Võ Duy Dương chống lại quân Pháp vào ngày 15-04-1865. Tại đây
cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Ðồng Tháp Mười.


Mấy bài này còn thiếu vài chổ. Chỉ đơn cử Huyện Cái Bè, có rạch Cái Thia, và lưu ý là Cái Nứa. Ngoài ra còn có rạch Cái Cối và 1 vài con rạch nhỏ có chữ Cái nữa.

P/s: Anh lele đã có dịp đi ngang qua Cái Nứa, trong chuyến đi Sa Đéc, chuyến đi bão táp mà lele suýt bị làm thịt. Ngay nơi đó chạy xuống tới chợ, qua cầu ra đường nhựa lớn là Cái Nứa
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Kong: chắc chắn là thiếu luôn. Vì tác giả ở bên Hoa Kỳ mà.
Nghe nói đâu đó rằng cụ Vương Hồng Sển nói là miền Nam có hơn 160 địa danh có từ Cái!
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,067
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top