What's new

[Chia sẻ] Đóng thuyền xuôi sông Mã

image007-16082596580111088026623.jpg

#1.
Xứ Thanh vốn là nơi phát xuất mấy dòng vua trong lịch sử, lại là vùng đất sơn kỳ thủy tú. Quả là địa linh sinh nhân kiệt, người tài đời nào cũng lắm.

Đời nay.

Có anh chàng ở xứ Thanh xưng là “Lionking”, gọi tắt là King. Nhưng đấy là hắn bắt chước bọn Tuây, chứ tiếng Việt thì làm gì có cái từ ấy, vì thế anh em bạn bè thường gọi hắn là Kinh, thằng Kinh/anh Kinh. (Từ đây về sau, tôi gọi hắn là “thằng Kinh” cho nó … dân dã chứ không phải có ý gì không tôn trọng hắn đâu nhé)

Thằng Kinh này, có nhiều cái … khó nói lắm. Tuổi thì cũng lưng lửng rồi nhưng khỏe lắm – ít nhất thì có thể chứng minh bằng việc nó có thể chạy bộ vừa nhanh vừa xa. Đã thế lại nhậu tốt, bia rượu uống tì tì chã biết thế nào gọi là say. Thuốc lào cứ gọi là rít sòng sọc, xong lim dim ngóc cổ hứng chí “gáy khói” O…O…o nữa. Nó cũng khéo nghĩ (và làm) đồ nhậu.

Mỗi tội nói tục như hít thở. Cũng may là dân … Văn hóa, nên nói tục thật nhưng thỉnh thoảng cũng phun được những câu có lý.

Tạm vậy để mọi người hình dung sơ sơ ra thằng Kinh. Haha.​
 
Last edited:
#2.
Thằng Kinh, nghe kể sơ sơ như thế là mọi người cũng đoán ra, là một người chịu khó lặn lội đi chơi – mà người ta từng có trào lưu gọi là (đi) phượt. Hắn lại thuộc loại khéo tay, cưa kéo, đục đẽo, đóng, buộc chằng, … giỏi lắm.

Bình thường, Kinh ta cũng hay đi đây đó, chịu khó lang lỉnh khắp các ngõ ngách rừng sâu núi thẳm xứ Thanh và cũng đi khắp Việt Nam – như mọi phượt thủ khác.

Đùng một phát, thế giới đang yên lành thì bên xứ Tàu nảy ra cái dịch cúm ở Vũ Hán, rồi dịch lây lan ra khắp thế giới. Các chính khách cãi nhau ỏm tỏi về việc gọi tên cái đại dịch – đúng ra là cái con virus gây ra đại dịch – này. Sau một thời gian lobby mạnh mẽ của anh Tàu, thì WHO chính thức né cái tên anh Tàu trong tên gọi con virus, đại khái mọi người quen gọi là covid-19 (lúc thì SARS-CoV 2, lúc thì covid-19, nhưng thôi cứ gọi là cô-vít nhé).

Xứ Thanh, Cô-vít nguyên niên, tức năm 2020 Tây lịch.

Bó cẳng do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, không đi lại thoải mái như thời bình thường cũ, thằng Kinh cũng rảnh và chán, nên buồn buồn lang thang trên mạng xem cái này, ngó cái nọ cho vui. Tự nhiên hắn túm được cái hướng dẫn về công nghệ composite, và thấy ưng cái bụng, nên cắm cúi nghiền ngẫm, nghiên cứu. Thực ra lúc ấy, Kinh ta chỉ thấy hay hay, thích thích – kiểu thỏa cái chí tìm hiểu cơ bản – chứ cũng chưa nghĩ là sẽ làm cái gì bằng composite đâu. Rảnh mà.

Rồi, hắn thấy rằng, làm composite cũng chả có gì khó. “Bố mày tự làm cũng được” – thằng Kinh nghĩ bụng như vậy.

Vấn đề là làm cái gì?​
 
Last edited:
#3.
Ngược thời gian lại về ngày xưa khoảng … một giáp. Cõi phuot.vn lúc đó đông vui nhộn nhịp lắm, như cõi phượt ngoài đời bây giờ. Người đi thực sự không nhiều như bây giờ, phương tiện, đồ nghề cũng không được hịn như bây giờ, nhưng những câu chuyện bất tận về những chuyến đi thì “chất” hơn rất nhiều. Các băng nhóm địa phương – thậm chí băng nhóm liên tỉnh – hoạt động khá nhộn nhịp.

Xứ Thanh – như đã nói – vốn là đất sơn kỳ thủy tú, sông núi, rừng, biển không những có đủ mà lại còn nhiều và đẹp, bởi vậy băng nhóm phượt xứ Thanh cùng những người bạn cũng một thời sôi động.

Hồi đó, băng xứ Thanh nổi lên mấy tay to như thằng Kinh, thằng Tộc – tay to, mồm cũng to, chân to và túi cũng to. Ngoài ra còn một số du … đãng các nơi khác dạt vào chơi cùng, chơi ké nữa, như anh Hero – tay to thật – rồi như anh Lãnh chúa Chăm mất đất đi hoang, …

Xứ Thanh có con sông Mã nổi tiếng.

Thực ra, cái tên “sông Mã” có vẻ nó cũng sao sao ấy. Mã với ngựa cái khỉ gì, có nhẽ nó phải là “sông Mạ” mới hợp lý. “Mạ” – tiếng đồng bào thiểu số ở khu vực ấy – tức là “mẹ” ấy. Sông Mạ, có nghĩa là con sông mẹ - đại khái là con sông lớn, như kiểu “sông Cái”, mà hầu như địa phương nào chả có một con sông được gọi là sông Cái.

Nhưng thôi, Mã hay Mạ thì thì cũng … kệ. Quan trọng là con sông Mã ấy nó cũng hùng vĩ, nổi tiếng. Chả đi cả vào thơ ca, vào “Tây Tiến” – mà lứa bọn thằng Kinh, đứa nào chả phải học “giảng Văn” bài thơ ấy. Sông Mã còn có cái hay hay là vòng vèo từ biên giới Lào – Việt rồi luồn vào đất Việt, xong lại vòng sang đất Lào, xong lại chảy vào đất Việt rồi mới chịu đổ ra bể Đông ở cửa Hới.

Hồi đó, anh Tộc muốn ngồi thuyền xuôi sông Mã, đoạn trên đất xứ Thanh được càng dài càng tốt, còn anh Kinh thì muốn chạy xe máy cho dễ - dọc theo sông Mã.

Anh Lãnh chúa – vốn gốc gác cũng ở xứ Thanh mà đã du mục từ đời trước rồi – thì vừa muốn ngồi thuyền như anh Tộc, lại vừa muốn vác xe chạy dọc bờ sông như anh Kinh, mà chạy từ nơi đầu nguồn, vòng sang Lào rồi mới vào lại Việt.

Vì lắm ý quá nên bàn mãi không xong.

Bàn chưa xong thì thằng Mark bên Mỹ mở cmn ra cái Facebook – thực ra nó mở lâu rồi, nhưng đến đoạn ấy thì Facebook mới vượt biên – tràn vào hút hết nhân sự của các diễn đàn đất Việt.

Xong, dở dang sông Mã từ đó.​
 
Last edited:
#4.
Trở lại với Cô-vít nguyên niên, tức năm 2020 Tây lịch.

Nhân dịp “phong quốc” nửa tháng chống dịch (4/2020), thằng Kinh lọ mọ nghiên cứu về công nghệ composite, thấy cũng dễ hiểu và (hắn nghĩ) cũng dễ làm, nên khoái lắm, cắm mặt vào nghiền ngẫm. Kiểm tra thấy nguyên vật liệu các loại, ở xứ Thanh đều có bán đầy ra, thằng Kinh yên tâm về khoản này. Chỉ còn nghĩ xem: làm cái gì và làm để làm gì – quán triệt đúng tinh thần: trồng cây gì, nuôi con gì.

Nghĩ chưa ra thì hết nửa tháng phong quốc, thằng Kinh – cũng như bao người khác – như chym sổ lồng, phải đi chơi mấy chuyến cho bõ thời gian giãn cách bị cuồng cẳng.

Nhưng đi bây giờ nó cũng khang khác với đi hồi giáp trước. Xưa thì tụ tập không vài thì mấy mạng rồi đi, nay thì vì nhiều lý do mà khó tập hợp, mạnh ai nấy đi. Có thể vì nay điều kiện tốt hơn xưa, phương tiện đi lại ngon lành, đường sá ngon choét đi chắc gì hết một phần, thiết bị định vị, chỉ đường, rồi máy ảnh, điện thọi chụp ảnh các kiểu, … đều tốt cả, nên ai cũng có thể tự đi được tuốt.

Thằng Kinh xách xe lang thang vài chuyến, lọ mọ tới vùng sâu vùng xa. Xong rồi, trong thời gian vật nhau với cái xe và cái gọi là những con đường, tự nhiên hắn nhớ đến sông Mã.

Ý tưởng làm cái thuyền bằng composite nảy phóc ra trong óc thằng Kinh.

Đấy, nghĩ mãi không ra “làm cái gì, làm để làm gì”, thì đây: làm cái thuyền bằng composite (hay quá còn gì?); làm thuyền để đi sông Mã (chuẫn mục đích nha), đi xong sông Mã, giữ lại làm thuyền đi câu (đấy, còn cả “tác dụng phụ” hẳn hoi cơ mà).

Thế là thằng Kinh quên cmn hết những ý tưởng khác. Chỉ có thuyền, thuyền và thuyền – tất nhiên bằng composite. Haha.​
 
#5.
Sau khi vác xe đi lội bùn lầy mấy cung đường núi cho đỡ cuồng cẳng vì giãn cách, khoảng tháng 9, thằng Kinh bắt đầu tính toán đến cái thuyền bằng composite.

Ban đầu, câu trả lời chính cho câu hỏi “làm để làm gì?” của hắn là: làm để đi sông Mã. Còn đi xong chả nhẽ vứt? Phải tận dụng để thỉnh thoảng đi câu chứ.
Mà nghĩ cho kỹ thì sông Mã chắc gì đi đến 2 lần? Cho nên tác dụng phụ (đi câu) lại trở thành đáp án chính, và lý do chính thoắt nhiên lại trở thành … tác dụng phụ. Haha, thế mới … Kinh.

Khi đáp án thay đổi thì phải tính toán lại. Kinh ta vác thước ra đo tới đo lui cái nóc chiếc Everest đời mới – để tính toán sao cho cái thuyền tương lai sẽ úp gọn được lên nóc xe mỗi khi … đi câu.
Túm lại là thằng Kinh tính đem thuyền câu ở hồ để cưỡi sóng sông Mã anh hùng.

Trèo lên trèo xuống cái nóc xe để đo đạc, vò đầu bứt râu vẽ vẽ vạch vạch mất mấy ngày, thằng Kinh vẽ ra được cái thuyền theo cách của hắn.

“Bố mày cử nhân Văn hóa, thiết kế cái thuyền thì có cái củ cải gì mà không được?” – thằng Kinh gật gù nghĩ.


z2203661997347_d14b42e317de0ff9b4f828a007ea2a27.jpg
Cắt mấy tấm cơ bản làm bộ khung con thuyền ...

z2203661824455_e3ada7919af625cdbcd9edd194d859ea.jpg
... dán keo định vị bộ khung ...


z2203661998495_86f55c2230f61810ec2d6d4f1cbb24c6.jpg

... dán định vị tấmđáy thuyền cùng các xương tăng cứng - mà người ta gọi là "ki thuyền" ...

z2203662005673_b24cd1872df4a0511e5458dde443ee19.jpg

Mũi cong, lòng vát như ai nha. Úp khít nóc xe luôn.

Chốt xong kích thước, thằng Kinh mua vật tư về, hì hà hì hục vẽ, cắt tấm Formex, xong rồi dán keo định vị bộ khung thuyền.

Trông cũng ra dáng phết: mũi cong, lòng vát, thành cũng vun từ đáy lên mũi, lại cong cong hai bên thành thuyền, lúc úp lại vừa khít khìn khịt với thế cong của nóc chiếc Everest.

Trong lòng thuyền, thằng Kinh cũng ... đặt ki như các cụ đóng thuyền gỗ hẳn hoi. Dưới đáy thuyền cũng có xương tăng cứng, ... Nói chung dân Văn hóa đóng thuyền, đố thằng nào dám bảo không phải thuyền đấy nhé.
 
#6.

Vốn có cái máy cắt cỏ chạy xăng pha nhớt, công suất chắc được 1-2HP gì đó, thằng Kinh nghĩ ngay đến việc tận dụng nó làm động cơ cho chiếc thuyền.

Nhưng sử dụng cái động cơ bé tẹo kiểu ấy, thì lại phải tính toán phương thức truyền động, làm kín (nước), mở đường hút cho chân vịt, … Những thứ đó nói chung chẳng làm khó thằng Kinh được.

z2203662006015_2c25f9c92676542e39d88425f42284ac.jpg

Vừa hoàn thiện những chi tiết tăng cứng dọc - ngang cho chiếc thuyền, thằng Kinh bắt đầu tính toán bộ truyền động

Vì động cơ nhỏ, trục ra nhỏ nên cũng dễ xử. Kinh ta dùng một chiếc co vuông (90 độ á) bằng nhựa Bình Minh Ø114 dày cui hẳn hoi – “cho nó chắc, khỏe”, Kinh tự nhủ vậy. Thằng Kinh đem lật cái co nhựa cho cái lưng ngỏng lên sàn thuyền, để khoét lỗ cho cái trục chân vịt chạy dọc theo một nhánh của cái co. Nhánh còn lại được khoét theo giao diện với đáy thuyền để tạo cửa hút cho luồng nước thông qua ngõ chân vịt.

z2203662009311_82be8f2fe63ce85c64a464f3a793e276.jpg
Chân vịt gắn ngay cửa ổng, nên phải có cửa hút phía đáy thuyền để tạo dòng luân chuyển qua chân vịt. Bên cạnh đó, việc gia cường cho thân thuyền cũng được thằng Kinh chú trọng, giờ thì trông con thuyền ra dáng rồi, chứ không còn giống cái thuyền giấy lúc mới ráp khung Formex ban đầu.


Đại khái chân vịt quay tống luồng nước ra sau để đẩy thuyền chạy tới, thì phải có luồng nước luân chuyển qua chân vịt thì mới có động lực được, vì chân vịt đặt ngay cửa cái co nhựa, không có gì cho nó hút vào, thì nó lấy mứt mà đẩy ra phía sau à?

z2203662013731_958a7a972fc5090cd09fb5f506393440.jpg

Cái đoạn ống gắn phía sau chân vịt bằng khớp mềm, là "nhựa bị" (chứ không phải thiết bị nha) dùng để điều hướng (đại khái nó là cái bánh lái kiểu Kinh ấy thôi mà, lúc nào lắp xong sẽ khoe sau nhé)

Bên cạnh việc xử lý hệ thống truyền động, thằng Kinh tiến hành gia cường thân thuyền. Những gờ tăng cứng dọc hai bên mạn, dọc đáy thuyền bắt đầu lên hình, bộ tăng cứng ngang phía mạn sau cũng dần lên hình.
Ban đầu dán bộ khung cơ bản bằng Formex, quả thực trông cái thuyền như ... thuyền giấy, nhưng sau khi dán kín xong, bắt đầu quét keo - rải bông thủy tinh - quét keo (theo quy trình công nghệ composite), thì con thuyền bắt đầu ra dáng ... thuyền thật.

z2203662013732_4274787eae20aaf139a24f8a62f83b81.jpg

Có thuyền thì phải có chèo, tay chèo bằng ống nhựa, mái chèo composite luôn cho đúng bài nhé.

"Cực nhọc bome, vừa bị keo dính khắp nơi, vừa bị bông thủy tinh làm ngứa, chứ sung sướng gì" - vừa hì hục làm, thằng Kinh vừa rủa. Cũng may, nó còn một cái nhà đang bỏ không nên có chỗ dùng làm nhà xưởng chế tạo.
Ơ có dư cả căn nhà bỏ không thì nhất thằng Kinh rồi, kinh thật, không phải đậu vừa rang nhé.​
 
Last edited:
#7.

Lại nói, trong quá trình “đóng tàu” thì người như thằng Kinh làm gì có chuyện ngậm mỏ tạo bất ngờ được? Ngay từ khi quyết định đóng thuyền xuôi sông Mã, thằng Kinh đã bắt đầu chiến dịch tìm bạn đồng hành.

Đại dịch thực tế vẫn còn hoành hành dữ dội trên cái quả địa cầu, và ở đất nước này tuy thuộc loại chống dịch đáng ngưỡng mộ - trong con mắt thèm thuồng của những bọn đang phải trân mình đánh dịch – nhưng thực tế là dịch bệnh nó vẫn lơ lửng, vơ vẩn đâu đây. Lại đã là dịp cuối năm, sau gần 1 năm bị dịch hành, nhà nào nhà nấy đều bị ảnh hưởng không ít (hoặc ít ra cũng giả vờ gào lên như thế, không thì lộ mẹ hết à, haha), vì vậy an hem bạn bè cổ (vũ) động (viên) thằng Kinh lắm, nhưng mỗi người có những cái kẹt riêng, mà hầu hết chưa thể chốt hạ được.

Có mỗi ông ở xa nhất là chốt hạ cái roẹt bằng cách ịn vào mẹt thằng Kinh tấm vé bay đã thanh toán. Không những thế, còn ủn luôn Kinh ta vào mốc thời gian khai chiến. Đấy là ông Tunbo lãnh chúa (mất) hết đất đi hoang ở tĩn tịn Sài Gòn.

Các anh em khác loanh quanh phía Bắc thì gần hơn, di chuyển cũng đơn giản ít mất thời gian hơn, nên cứ tà tà như gà mổ thóc, trong vòng 24 giờ trước khi khai chiến vẫn có thể có mặt được cơ mà. Trong số đó có anh Hê nghệ nhân câu ở Hà thành, anh Tí nghệ nhân lặn bắn cá ở Đà thành là đặc biệt quan tâm – vì hai anh ấy rất quan tâm đến điểm tập kết trước “chiến tranh”: hồ Duồng Cốc ở huyện Bá Thước.

Hồ Duồng Cốc thì nổi tiếng viên ngọc xứ Thanh rồi, ai mà chưa biết thì … tự biết cách tìm hiểu khi nghe tiếng nó rồi nha. Chán thật (và tiếc thật cho những ai ngơ ngác khi nghe đến tên hồ Duồng Cốc đấy).
 
#8.
Lại nói chuyện thằng Kinh đóng thuyền xuôi sông Mã.
Vừa ngồi gãi ngứa (do bông thủy tinh cắm vào khắp người), nó vừa lẩm nhẩm tính toán, lão Tun đêm 27/11 bay ra Thanh Hóa, để 28/11 xuất phát bưng thuyền lên hồ Duồng Cốc chơi một bữa, sáng 29/11 bưng ra cầu Cẩm Thủy để xuôi sông Mã về Sầm Sơn". Mà giờ đã 9/11 cmnr, không đẩy nhanh tiến độ đóng tàu, Tung Của nó đóng xong mịa chiếc tàu sân bay thứ 3 Type 003 mất.

Dù sao cũng phải xong trước khi bọn Tung Của kịp đặt tên riêng cho chiếc Type 003 (Type 001 Liêu Ninh, Type 002 Sơn Đông thì chúng đã chạy như vịt rồi).

À, tiện thể bố cũng đặt tên cho con "khinh" hạm của mình chứ. Rose cho nó lãng mạn nha. Nhưng bố cứ giữ bí mật cái đã, không bọn Tàu nó biết, nó lại đặt mịa cho chiếc Type 003 của nó thì sao.

9.jpg

Gắn động cơ hạt nhân vào xong, trông "khinh" hạm ra dáng hẳn so với lúc trước
Chửa biết có những ai đi - vì thằng Kinh tính toán chiếc "khinh" hạm này tải trọng 3 nhân - nhưng chắc chắn có lão Tun. Thằng cha này ham chơi mà không biết bơi, haha, không lo rớt người xuống sông mà cứ lo ướt máy ảnh, nên thằng Kinh tính đặt hai cái nhà kho kín, mỗi cái khoảng ... chục lít, ở giữa thuyền. Một chiếc cho lão kia cất máy ảnh - nếu cần - và một chiếc cất con gà ướp gia vị, để gặp cái bãi nào hay hay, tấp lên nướng gà ăn, cho bọn hễu ở nhà thèm mà chết.

10.jpg

Đấy, hai kho chứa giữa thuyền, động cơ gọn ghẽ, hệ thống lái xong xuôi
Hệ thống lái gồm tay lái là cái cần gạt gắn trên cái nắp ống tròn tròn ở góc ghế lái của truyền trướng kia nha, cạnh cái động cơ hạt nhân của chiếc khinh hạm đó. Trục lái được nối với ống lái (lầ cái ống chụp vào sau đít cái chân vịt bữa nọ nói đó) bằng hai sợi dây. Xoay cần lái sang bên này thì ống lái xoay xoay sang bên này, xoay cần lái sang bên kia thì cái ống lái xoay theo sang bên kia. Mịa, đơn giản vãi, đảm bảo con Type 003 của bọn Tung Của không thể cơ động bằng rồi. Chúng mày cái gì hàng không mẫu hạm với chả tử hạm, bố mày ... khinh hạm, nghe chửa?

Phải hạ thủy chạy thử đã, công trình cấp ... phượt thế này, phải đầy đủ quy trình, không chúng nó lại ném đá cho, mất công nhặt đá xây lăng. Thằng Kinh nghĩ vậy, nó quyết định mà chiếc thuyền ra chỗ Công viên Mặt trời đang xây dở trong Thanh thành để thử thuyền.
Trong công viên có cái hồ. Gớm cứ gọi hồ này hộ nọ - đợi xong đi rồi gọi là gì thì gọi - trông cong queo như củ lạc, nên Kinh gọi bãi thử là bãi "Si-cu-lac" cho nó Tây Tây.

(Si-cu-lac là phiên âm của mớ chữ bồi "Sea Củ lạc" nha quý dzị - chắc công viên Mặt Trời có vào tham quan khu du lịch Đại Nam của gia đình chị CEO Phương Hằng)
11.jpg

Chuẩn bị đưa khinh hạm đến bãi thử Si-cu-lac
 
9#.

Đúng là ban đầu động cơ cho con thuyền, thằng Kinh định tận dụng cái máy cưa xách tay của mấy anh (bạn với) kiểm lâm. Cưa xích vòng, cũng động cơ xăng pha nhớt. Thực ra có khi công suất còn mạnh hơn máy cắt cỏ ấy chứ. Mịa, cưa gỗ với cắt cỏ thì các mày biết là mức độ khó của cái nào hơn rồi đấy. Chẳng qua, lấy máy cưa làm động cơ thuyền thì bị mấy thằng bạn với bọn em ếch chúng nó cứ hỏi han mãi, rác tai, thôi dùng mẹ máy ... cắt cỏ cho đỡ hỏi nha. Thiên hạ lấy máy cắt cỏ chế động cơ cho xe độp đầy ra, chúng mày thắc mắc thì ra đường mà kiếm mấy ông đó mà hỏi. Nhức đầu ghê.

Trước ngày hạ thủy thử nghiệm khinh hạm hạt nhân máy cắt cỏ, thằng Kinh với lão Tun chát chít liên tỉnh xuyên đêm - cũng háo hức như là sáng mai nghé đi thi ấy.

- Tun: Chạy thử xong rồi lo hoàn thiện đi nhé. Xong rồi bữa đó kế hoạch như nào nhỉ?
+
Kinh: Em lấy chiếc bán tải cho thằng Tộc chở anh em mình lên Cẩm Thủy.
-
Tun: Bắt nó chở các sếp đi chứ không cho đi thuyền theo nhể :LOL:? À mà thằng nghệ nhân lặn Tí báo bận rồi nhé, trong khi anh đếch bít bơi đâu. Có nó thì nó lo xách anh lên bờ - nếu có sự cố - nay nó không đi, mày phải lo cả việc ấy khi cần, haha
+
Kinh: Không biết bơi tí nào á? Thế dám ngồi thuyền đi chín chục km trên sông Mã?
- Tun: À, bảo không biết bơi thì là sai. Nhưng bảo biết bơi thì là rất sai nha, đại khái thế á.
+
Kinh: Thôi vậy thì mua áo phao mặc vào hết cho an toàn, với lại đỡ bị "bọn" đường thủy nó hạch sách. Với anh rủ nghệ nhân câu Hero vào tụ cho vui?
- Tun: Rủ anh Hê rồi, nhưng nghệ nhân Hê cũng không biết bơi nha.
+
Kinh: Rủ vào cho chạy trên bờ vỗ tay thôi. Ai cho xuống mà bơi với giã giò 🤣🤣🤣

Chat chít chán, thằng Kinh vẫn thao thức khó ngủ, bèn dậy vác xe chạy về căn nhà đang cất giữ khinh hạm để sờ mó, kiểm tra hệ thống lái và các chi tiết khác. Chứ ngủ không được, thì biết làm cái giề cho mau hết đêm phỏng?


Hệ thống lái siêu kinh của khinh hạm hạt nhân cắt cỏ.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,834
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top