"Nắng hạ đi, mâytrôi lang thang cho hạ buồn. Cỏi cỏi đốt đồng…"
Tạm rời Sài thành phố thị phồn hoa, tôi về với miệt đất Phương Nam trong hành trình Theo dấu người tình. Khi bắt đầu chuyến đi, có nhiều người nói với tôi, miền tây thì chỉ sông nước thôi có gì đâu mà khám phá. Không có cảnh sắc nào đặc biệt đâu. Lắng nghe, suy nghĩ và sáng hôm ấy những vòng xe lăn bánh thẳng hướng về vùng đất chín rồng mang theo một tâm tình háo hức đó là tìm kiếm "theo dấu người tình" xưa.
Nhanh chóng rời xa con đường quốc lộ ồn ào, những cung bậc xanh dần mở ra trong tầm mắt khi xe đến Long An rồi xuôi về Vĩnh Long, những cánh đồng lúa xanh mướt rì rào, những con kênh nhỏ lấp loáng dưới bóng cây râm mát. Bao lo toan tất bật dần buông rơi, chỉ còn đây mùi lúa thơm, mùi đất nồng ngai ngái và nụ cười vui của những người bạnđồng hành. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà thờ họ An Hiệp, nằm nép mình bên bến sông, mọi người bắt đầu thỏa sức tác nghiệp để có những tác phẩm ưng ý nhất cho các chủ đề của hành trình, và bên cạnh người mẫu chính chiếc Vespa LXV thì người mẫu được săn đón nhất là Thảo My cô bé MC xinh đẹp của HTV. Hành trình còn dài và lại tiếp tục lên đường. Điểm dừng chân tiếp theo là nhà thờ Chúa Kito Vua,tuy chỉ dừng chân trong ít phút nhưng cũng đủ để lòng một chút lắng đọng và lắng nghe những câu chuyện tâm tình của các em nhỏ nơi đây. Gửi món quà nhỏ kỉ niệm rồi lại vội vã lên đường, cơn mưa chiều đầy ngẫu hứng làm cho hành trình di chuyển khó khăn nhưng cũng thú vị hơn. Cảnh làng quê lướt qua trong màn mưa, những đôi chân trần đầy bùn đất, vài cú té oạch oạch, tiếng í ới gọi nhau, những chiếcáo mưa trao chuyền đã đưa những con người xa lạ lại gần nhau thân thiết tự lúcnào.
Thêm một điểm ấn tượng cho ngày đầu tiên đó là con đường nhỏ chỉ đủ một xe chạy vào KDL Vinh Sang, được bọc kín bới những hàng cây xanh mướt hai bên đường, quanh co, uốn lượn. Chẳng ai biết phía trước sẽ như thế nào, chỉ qua một khúc quanh con đường bé xíu mới hiện ra như lời giải đáp thú vị. Rời Vinh Sang lại đón thêm một cơn mưa nhỏ đểđến với Nha Mân. Nhắc Nha Mân ắt hẳn nhiều người vẫn nhớ câu chuyện về vua Gia Long vì chạy giặc Tây Sơn mà phải bỏ lại nhiều cung phi mĩ nữ ở Nha Mân, rồi để dân gian lưu truyền câu hát đầy quyến rũ.
"Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh.
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân".
Cứ nghĩ ngày rằng sau mộthành trình đầy nắng nóng mưa rào, mọi người sẽ có một đêm say giấc nhưng than ôi, khi đêm đến lại những cuộc vui bất bận kéo dài. Này thì ăn nhậu với Peroni,này thì café tán dóc đến tận khuya, xong lại lụi cụi lo kiếm tiền triệu từ ban tổ chức để tiếp cuộc ăn chơi ngày mai.
Ngày thứ 2 là tâm điểm của hành trình Theo dấu người tình, nên mọi người được tự do tìm kiếm những khoảng khắc đáng nhớ với người tình của mình và tất nhiên tôi cũng thế. Vì quá quen thuộc với Sa Đéc nên tôi không đi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, hay lò gạch mà lại chọn bến sông xưa trên dòng Sa Giang.
Cùng "người tình mới"Vespa LXV, 1 balo, máy ảnh và lang thang. Phố xưa hồn cổ lại dần quay về như những thước phim chiếu chậm. Những ngôi nhà cổ nằm im lìm trong nắng ban mai, con đường vắng lặng, chỉ thỉnh thoảng mới có lọc cọc một chiếc xe qua. Trên bến sông anh chàng say rượu đêm qua còn chưa tỉnh, cô gái đang giặt đồ khi anh chồng lười biếng đang nằm chèo queo rít thuốc. Tôi dừng lại ở chiếc ghe đậu bên bến. Những hình ảnhđầu tiên đập vào mắt tôi là cái nghèo. Chiếc ghe nhỏ xơ xác chằng món đồ giá trị,thằng anh ngơ ngác ôm chặt đứa em khi nhìn thấy người lạ. Xin phép chị chủ ghe cho chụp ảnh, rồi tôi lân la hỏi chuyện cùng chị, ánh mắt xa xăm buồn rười rượi và câu chuyện đắng lòng dàn trải: Chị tên Nguyễn Thị Pha, mất chồng đã hơn 20 năm. Bao năm qua chị lênh đênh bươn chải trên khắp các bên sông để nuôi 2 đứa cháu, 1 đứa thì cha mẹ bỏ không nuôi rồi đi biệt xứ, 1 đứa thì nhà quá nghèo cũng chẳng thể có miếng ăn. Vậy là chị cưu mang chúng và con thuyền cũ kỹ là mái ấm của những mảnh đời bất hạnh. Không có tiền đi học nên cuộc đời của những đứa trẻ ấy "Như lục bình trôi".
Chia tay chị rồi đi tiếp, tôi gặp bà cụ đang ngồi cô độc bên hiên nhà. Cụ nhìn tôi móm mém cười chỉ bằng một con mắt vì mắt kia đã đục ngàu. Nhiều năm rồi bác vẫn một mình bởi những đứa con đã quên mất mẹ. Ngồi một hồi có người bạn già đi qua đến ngồi chơi cùng. Gặp bạn mà sao không có nụ cười, tôi ám ảnh cả 2 cái nhìn ấy.Những ánh mắt Sa Giang sao mà buồn quá. Rời bến sông tôi tìm chút bình yêntrong những con đường nhỏ hẹp, dạo quanh làng hoa, khung cảnh êm đềm và ru tình quá đỗi. Những rặng tre già nghiêng mình soi bóng bên dòng kênh, những mái tranh hoa vây kín quanh nhà, vẳng đâu đó tiếng gà gáy lạc. Nơi đây không ưa thích những con người gấp gáp, ào đến rồi đi. Trong một “sát na”tôi thấy thời gian trôi chậm, thật chậm, chậm đến nỗi làm tôi choáng ngợp với cảm xúc liên miên bất tận của "chậm" chuyển về.
Hành trình của ngày thứ 2 kết thúc bên bến Ninh Kiều, cả ngày dài qua nhiều điểm thú vị như thánh thất Cao Đài, nhà cổ đốc phủ sứ Sa Đéc, vườn cò Bằng Lăng, Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách gần 100 năm, do người Hoa xa xứ làm ăn dựng lên để là nơi hội họp, giúp đỡ lẫn nhau. Một trong những điểm quan trọng đánh dấu hành trình là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, một di tích lịch sửghi nhớ mối tình Đông tây của nữ văn hào nổi tiếng người Pháp Marguerite Dumas với ông Huỳnh Thủy Lê một đại phú hào thời bấy giờ. Mối tình tuyệt đẹp mà nhiều bi thương này đã được bà Marguerite viết lại thành tác phẩm Người tình(L'Amant) và đã được chuyển thể thành phim L'Amant quay tại Miền tây Việt Nam.
Thế nhưng với tôi cảm xúc sáng này là quá đủ. Thêm một đêm không say giấc nồng mà lại say trong cái tình và men bia quyến rũ. Nhớ mãi những cái tên mới qua còn xa lạ mà nay đã thân thiết tự lúc nào:
chị Mơ, Độc Hành, Là Chính Mình, Hùng, Tiến, Đạt, Khánh,Ku Koỳ … 1…2…3, ,… dzô. kakakaka
Tôi đến chợ nổi Cái Răng khi bầu trời chớm ửng hồng trong ánh bình minh, sau 30 phút một không gian chợ nổi nhộn nhịp đã hiện ra, hàng trăm chiếc thuyền, ghe lớn bé đậu san sát nhau, với đủ các loại hàng hóa, để tiện giao thương cứ ghe bán loại hàng nào thì treo trên cây bẹo mặt hàng đó, khách có nhu cầu cứ nhìn mà ghé vào, hàng hóa thì phong phú vô cùng, nào là nông sản bắp, sắn, khoai, cà chua, cà rốt…cho đến các loại trái cây xoài, dưa hấu, thơm, quýt, bưởi, cam… . Xen lẫn thuyền lớn là những chiếc xuồng nhỏ bán đủ các món ngon: bún riêu, bánh canh, phở, hủ tíu, bún bò. Hàng hóa trao tay thoăn thoắt, kẻ thẩy người chuyền, thật ăn ý nhịp nhàng. Tiếng mái chèo khua sóng, tiếng máy nổ ghe thuyền, tiếng bạn hàng gọi nhau í ới, tiếng chào mời, nói cười rộn rã cả một khúc sông rộng. Thật tuyệt diệu khi được hòa mình trong thế giới thu nhỏ của nước, trời, cuộc sống của những con người hiền hậu nơi đây.
Chuyến đi còn tiếp nối với nhiều điểm đến ở những ngày tiếp theo nhưng tôi thấy mình đã tìm được một vé đi tuổi thơ trong buổi chiều chụp ảnh cho người dân ở khu vực ao Bà Om, Trà Vinh. Nhìn những nụ cười hạnh phúc khi lần đầu tiên được cầm những bức ảnh hình mình của các em bé, các cụ già tôi thấy lòng mình lao xao khó tả. Tôi lấy chiế cvespa kêu bọn nhỏ leo lên rồi chở chúng đi khắp xóm, đứa này, rồi đứa kia.Không biết tôi làm chúng vui hay chúng làm tôi hạnh phúc mà trong lúc ấy tôi bỗng nhớ đến câu nói: " Hạnh phúc để cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Cũng trong chiều hôm ấy tôi mới hiểu thêm về những người bạn đồng hành của mình, ai cũng lăn xả chụp ảnh cho các em, có người còn đi sâu vào trong làng để chụp ảnh, quay ngược ra in rồi đem vào lại, những giọt mồ hôi nhễ nhại mệt mỏi những khuôn mặt luôn vui cười rạng rỡ. Những người của ngày hôm nay tôi "vinh danh" là:
Heo Mọi, bé My,anh Phúc, anh Tư Ếch, anh Khánh (Canon), anh bạn bên canon luôn, bác doigiaymoi,anh Hùng, anh Quang (VTV).
Chuyếnđi chỉ 4 ngày ngắn ngủi nhưng cảm xúc của vùng đất Cửu Long Giang thật sâu sắckhó quên. Nhưng suốt hành trình tôi cảm nhận được rằng, vẻ đẹp miền sông nước chan hòa hiện hữu khắp nơi; nó loáng thoáng đâu đó trên bờ đê, trên cánh đồng xanh ngát, trong những con kênh nhỏ, những mái nhà tranh hay chiếc xuồng ba lá,có lúc nó là nụ cười thân thiện, chân tình đượm nét tình quê, là những món ăn dân giã đậm đà quyến luyến khách phương xa, và còn là chén rượu nồng cùng những câu hò vọng cổ ngọt ngào.
Cảm ơn lắm, cảm ơn tất cả, vì đã chọn tôi được đồng hành, được cùng chia sẻ vui buồn và sống cùng với các bạn những ngày qua.