What's new

Du lịch Malaysia_Singapore 12 ngày

Du lịch Malaysia_Singapore 12 ngày

Vợ chồng già mình vừa đi du lịch " bụi mà không bụi" 12 ngày ở Malaysia và Singapore về. Những thông tin quí giá có được trước khi đi mình đi, thu lượm được trên diễn đàn phuot.com gíup chúng mình khá nhiều trong chuyến đi này. Thay lời cám ơn mình xin ghi lại những trải nghiệm và kinh nghiệm có được trong chuyến đi và chia sẻ cùng mọi người trên diễn đàn.:)
28/4 . Sau hai tháng mong chờ có cặp bạn cùng đi, cuối cùng đành khăn gói quả mướp lên đường chỉ có mình với ta.( có lẽ chuyến đi của mình dài quá) 9g 15 cất cánh , tới sân bay KUL lúc hơn 12 giờ.Ngay trước cửa ra của Arrival là phòng vé của Aerobus với giá rất hữu nghị, mua hai vé đi một lèo về KUL sentral . Tù KUL sentral về khách sạn mình đặt chỉ đi bộ mất 7 phút. Hai vợ chồng mình chọn khách sạn gần KUL Sentral vì nó rất thuận tiện cho việc đi lạI VÀ GIÁ cũng rất hữu nghị ~ 90 RM/ dêm.Khách sạn có tên MyHotel@Brickfields tại 68 Jalan Padang Belia . Từ khách sạn nếu đi ra đầu phố rẽ trái 400m là station của Monorail, rẽ phải 500m là KUL sentral.
Ngay đầu phố là cửa hàng ăn trưa khá rẻ, chỉ với 7, 8 RM một bữa là đã no nê.
Sau khi nhận phòng và ăn trưa, lên gường làm một giấc dến 3 giờ mới dậy.
Việc đầu tiên cần làm là giải quyết khâu thông tin liên lạc. Ở Malaysia có nhiều hãng mobile nhưng có lẽ DIGI là hãng có giá gọi và hỗ trợ 3G tốt và rộng nhất.Lững thững đi bộ ra KL sentral mua SIM card gói DIGI EASY PREPAID 8,5 RM đã có 5RM trong tài khoản, đề nghị chủ cửa hàng kích hoạt SIM và tự thiết lập APN với APN name là DIGI và APN là diginet, các thông số khác dể mặc định
digi_card.jpg

nếu cần thiết lập các thông số cho mms các bạn thiết lập như sau :
DiGi APN Settings: -

1) Home -> Menu -> Settings -> Wireless & networks -> Mobile networks -> Access Points Name
2) Menu -> New APN ( you need 2, one for data, one for MMS)

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
DIGI Data - Internet
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
APN: diginet
MCC: 502
MNC: 16
APN Type: default

The rest of the field is blank.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx



=========
DIGI MMS (WAP 2.0)
=========
APN: digimms
username: mms
password: mms
Proxy: 203.092.128.160
Port: 80
MMSC: http://mms.digi.com.my/servlets/mms
MMS Proxy: 203.092.128.160
MMS Port: 80
MCC: 502
MNC: 16
APN Type: mms
=========
Giá gọi trung bình một cuộc về Việt nam chỉ khoảng 1RM (7 nghìn đồng Việt Nam, Nếu gọi ngoài 12 g đêm (11 g đeem ở VN) thì không mất tiền.
Để gọi về VN bấm số 0084 YYY xxxxxxxx (yyy là mã vùng, xxxxxxx là số diiện thoại bàn. gọi di động 0084 và số di động cần gọi , nhớ bỏ số 0 ở đầu.
Dể kiểm tra tài khoản bấm *126# bấm CALL sẽ nhận được tin nhăn thông báo tiền còn lại trong tài khoản.
Khi cần nạp thêm tiền bấm *123*xxxxxxxxxxxx# xxxxxxxxxxxxx là số reload card
mà bạn mua để nạp tiền thêm.
2. Giao thông : Việc quan trọng tiếp theo là giải quyết khâu đi lại.
Một lời khuyên chân tình : hãy tận dụng toàn bộ năng lực giao thông công cộng của Malaysia và Singapore cho chuyên đi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền ( còn nữa);)
 
Last edited:
Kính gửi 2 bác keiv (mặc dù cháu biết chỉ có 1 mình bác viết bài, nhưng cháu luôn cảm thấy hình ảnh của bác gái qua lời kể của bác).

Hôm nay chủ nhật, cháu nghỉ xả hơi và quyết định giải trí bằng cách… đọc bài "Malaysia - Singapore 12 ngày" của 2 bác. &… cháu đọc không ngừng từ đầu đến đây.

Cháu - 1 đứa đã đi Sing & Malay không biết bao nhiêu lần, đôi khi cháu còn làm mọi người ngạc nhiên khi có thể đọc vanh vách tên những trạm tàu điện ở cả Malay & Sing. Thế nhưng, khi đọc bài của 2 bác, cháu cảm thấy như mình… chưa từng đặt chân đến 2 đất nước ấy. Sao mà chúng thú vị đến thế?

Những điểm bác đi, có lẽ cháu đã có "dòm" qua. Cháu dùng từ "dòm" vì cháu có đến, nhưng cháu lại không có những cảm nhận sâu sắc như 2 bác. 2 bác làm cháu bất chợt suy nghĩ rất nhiều. Những cảm nhận đó, những trải nghiệm đó? Vì sao cháu lại bỏ qua?

Cũng có lẽ cháu ngưỡng mộ và thần tượng tình yêu của 2 bác, chính tình yêu đó làm cho những cảm nhận nó cũng thú vị hơn rất nhiều.
Cháu là 1 đứa độc hành. Những chuyến đi của cháu đa phần là độc hành, chỉ 1 vài lần đi cùng bạn bè. Chính vì thế những cảm nhận của cháu rất… độc hành, vô thức và không cảm xúc…

Trước đây cháu rất hâm mộ 2 vợ chồng Bác Già, & bây giờ là 2 bác nữa. Có lẽ những ai đọc được những bài viết của các bác đều nhen nhóm mơ ước về 1 tình yêu như vậy. Cháu đã học được rất nhiều từ vợ chồng Bác Già & hôm nay, cháu được học từ 2 bác.

Cháu cảm ơn các bác rất nhiều,
Cháu.
 
Rất cám ơn cháu lilac đã đọc bài và ủng hộ hai bác . Chúc cháu công tác thật tốt và luôn luôn hạnh phúc.
 
Ông trời vẫn mưa hoài không dứt. Cái kiểu mưa bong bong thế này là dai dẳng và kéo dài lắm. 11g 30 hai bác già làm thủ tục trả phòng, rồi khăn gói quả mướp lên đường đi sân bay Langkawi. Sau 30 phút đi bằng taxi là đến được nhà chờ Depature tại sân bay.
Do thời tiết không thuận lợi nên chuyến bay bị delay mất nửa tiếng đồng hồ, tới tận gần 3 giờ mới cất cánh.
Sau nửa giờ bay, từ trên cửa sổ của máy bay đã thấy Penang “ Hòn ngọc của viễn đông” xuất hiện dưới cánh của máy bay. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo thật xinh đẹp và lộng lẫy dưới ánh nắng chiều. Có thể nhìn rõ cây cầu dài 13 km bắt từ đất liền ra tới đảo và màu xanh cây lá ngút ngàn nơi phía nam của đảo.
Sân bay Penang có vẻ nhộn nhịp hơn nhiều so với sân bay Langkawi. Chỉ riêng cái khoản xếp hang chờ taxi đã mất hơn nửa tiếng đồng hồ rồi. Ông quản lý bến taxi bán cho cái phiếu đi taxi về Geogre Town với giá 45 RM. Xếp hang mãi rồi cũng đến lượt. Anh tài hỏi qua địa điểm cần đến, mình bảo MinGood rồi xuất phát.
Đảo Penang được chính thức có tên từ năm 1786, khi nhà buôn, thuỳền trưởng Francis Light của Công ty Đông Ấn thuộc Anh chiếm đảo và xây dựng pháo đài CornWallis ở phía đông bắc của đảo này. Một thị trấn nhỏ vây quanh pháo đài đã được hình thành và lớn dần theo thời gian. Penang là thủ phủ duy nhất tại Malaysia có diện tích nằm trọn trên một hòn đảo. Dân số hiện nay của Penang khoảng 1,5 triệu người. Thủ phủ của Penang là George Town và được đặt theo tên vua George III của Vương quốc Anh. Phần lớn dân số trên đảo là người gốc Hoa. Penang là hòn đảo đa sắc tộc. Ở đây bạn có thể nghe thấy người ta nói nhiều thứ tiếng trong sinh hoạt hang ngày. Ngoài tiếng quốc ngũ Malay, ở đây người ta cũng hay dung các thứ tiếng như Ấn độ, Tiếng Hoa, Tiếng Thái.. . Ngôn ngữ dung chung cho mọi tộc người là tiếng Anh. Đi trong phố cổ George Town bạn có thể nhận thấy có rất nhiều các ngôi nhà cổ với phong cách kiến trúc khác biệt. UNESCO đã công nhận Geogre Town là thành phố cổ cần bảo tồn, giống như thành phố Hội An ở Việt Nam mình.

Khách sạn MinGood Hotel có website http://www.hotelmingood.com/ trên Internet. Hai bác già đã book online hai đêm tại khách sạn này với giá ~90 RM/đêm . Tiền sảnh của MinGood khá rộng và chẳng có gì đặc biệt.Chỉ khi đặt chân tới khách sạn, bạn mới nhận thấy hết ý nghĩa tên của khách sạn MinGood này. Mọi thứ đúng là ở mức tối thiểu cho sinh hoạt, cho tiện nghi, cho đi lại …Đúng là Min.

tiensanh.jpg


Tiền sảnh khách sạn MinGood

Phòng ốc thì rất rộng. Diện tích của phòng phải nói rộng gấp đôi phòng của hai khách sạn MyHotel@Brickfield và Bahagia hai bác già đã đi qua. Tuy nhiên rộng cũng chẳng để làm gì, vì mình đi du lịch suốt ngày chỉ tối mới quay về để ngủ.Cái mà hai bác già ghét nhất ở khách sạn này là chiếc điều hoà một cục đời 1980 này. Không bật thì nóng, mà bật, thì xin lỗi nó kêu còn to hơn cả chiếc máy cầy ngoài ruộng.Tuổi “già” đã khó ngủ thì chớ, nghe tiếng è è, ì ì của nó thật không thể chịu được. Ở khách sạn này bạn cũng chẳng thấy chiếc bình đun nước siêu tốc thường thấy, được trang bị cho các phòng để đun nước uống như ở các khách sạn khác. Nước uống được người ta đựng trong những chai nhựa hai lít để sẵn trên bàn ngoài hành lang. Hết nước, xin mời bạn ra đó mà lấy (mà chả biết đã đun chưa nữa). Thiết bị cấp nước trong phòng vệ sinh cũng toàn loại hai vòi, đời 1980. Để điều chỉnh độ nóng cần thiết cho nước, phải vặn hết bên này lại bên kia.

voinuoc.jpg


Vòi tắm

Đi về đã mệt mỏi thì chớ, cứ ngả mình nhìn lên trần, lại thấy chiếc sà gồ bê tông to tướng, chạy dọc gường mà khó chịu và tự hỏi : - sao họ không làm cái trần che cái sà gồ đi cho thêm đẹp và tiết kiệm điện cho chạy điều hoà nhỉ.Mặc dù vậy hai bác già vần bằng lòng, và vui vẻ, vì có câu : “ Tiền nào của ấy” mà. Nhũng chia sẻ này chỉ có ích cho những người đi sau thêm lựa chọn chính xác khách sạn mình cần.

Đảo Penang còn nổi tiếng thế giới với các món ăn đường phố và được gọi với cái tên “ nhà bếp của thế giới”. Nhìn những xe thức ăn bán trên đường phố ở đây, mình lại liên tưởng đến nhũng xe sắn luộc, khoai luộc nghi ngút bốc khói trên đường phố Hà Nôị mỗi khi đông về. Có lẽ người Hoa chiếm đa phần ở đây nên những nét văn hoá ẩm thực này có thể hiểu và giải thích được.

Tắm rửa qua loa, nghỉ ngơi mươi phút, hai bác già gọi taxi đi thăm đền Kek Lok Si. Đền Kek Lok Si là ngôi đền thờ phật đẹp nhất và to nhất Đông Nam Á. Ngôi đền được xây dưng từ những năm 1890 . Năm 1930 ngôi chùa bằng gỗ 7 tầng với sức chứa lên tới 10.000 phật tử được xây dựng. Phải mất đến 20 năm sau ngôi chùa mới được hoàn thành. Năm 2002 người ta lại tiếp tục cho dựng tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát bằng đồng với chiều cao lên tới 30,2m. Năm 2005 người ta lại khởi công xây dựng mái che ba lớp đồng trục để che cho tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát 30,2 m này. Đây là công trình kiến trúc tuyệtt đẹp với 16 cột đỡ cùng các hình rồng uốn lượn được khắc trên bề mặt. Mái che được xây dựng gần 4 năm. Tháng 6 năm 2009 công trình mái che mới chính thức được khánh thành và cho phép các phật tử và khách du lịch thập phương tới chiêm ngưỡng và bái lạy xin Quan Âm Bồ Tát che chở và phù hộ độ trì.



nhintugocphai.jpg



Đền Kek Lok Si




den_bentrai.jpg

Đền nhìn từ bên trái



Lúc đến được đền Kek Lok Si đã gần 4g 30 chiều . Thời tiết vô cùng nóng nực, nhiệt độ ngoài trời hôm đó cao tới 39 độ . Bác “già” trai rất lo lắng cho sức khoẻ của bà xã, vì thời tiết thế này hoàn toàn bất lợi cho những người có bệnh cao huyết áp. Sau khi yêu cầu bà xã uống hai viên thuốc giảm huyết áp, hai bác gìa mua vé vào thăm đền.
Chẳng phải riêng ở Việt Nam mình có chuyên phân biệt khách du lịch trong nước và ngoài nước, mà ở ngay Penang đền Kek Lok Si này có thể thấy rất rõ sự phân biệt đó, qua bảng giá vào thăm đền. Người Malay vé vào cửa 8RM/nguời. Người ngoại quốc 30RM/người. Mua hai vé 60RM, hai bác già lững thững vào thăm đền.

Ngay bên trái lối vào là chiếc cầu thang dẫn xuống một chiếc sân vơi tháp nho nhỏ xây ngay giữa sân.

thapnho_duoisan.jpg


Tháp nhỏ trong sân ngay bên trái lối vào.



hoagiay_trongsan.jpg


Bên chùm hoa giấy trong sân




Đứng ngay lối cửa vào nhìn chếch sang phía đền Kek Lok Si bạn sẽ thấy một giàn hoa giấy đang độ nở hoa tuyệt đẹp. Hai bác già rất thích và rất yêu hoa nên đến bất cứ đâu có hoa là thế nào cũng dừng lại, chụp ảnh để kỷ niệm.
gian_hoa_giay.jpg



Giàn hoa giấy
 
(Tiếp)
Ngay thẳng lối vào là đường dẫn lên bằng gỗ với mái che bằng tôn. Tất cả sơn màu đỏ. Khi hai bác già tới thăm đền thì cũng đã muộn nên khách du lịch, thăm quan thấy có vẻ vắng.
Hai bác già cũng đã đi du lịch nhiều nơi, và nơi đầu tiên hai bác già đến thăm bao giờ cũng là ngôi đình hoặc ngôi chùa tại nơi du lịch. Các cụ nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Khi ta đến thăm chùa, tâm hồn như được gột rửa, như được thức tỉnh. Trước Đức Phật, các vị Bồ Tát dù anh là ai, anh làm gì, dù anh giàu sang hay nghèo hèn, dù anh là người lương thiện hay kẻ ác nhân, mọi người đều bình đẳng dưới góc nhìn từ bi hỉ xả của Người.Mọi người khi đến chùa, ai cũng cầu mong nhũng điều nhân ái, những điều tốt hơn đến với mình, đến với người thân, với gia đình và xã hội. Câu “ăn mày cửa phật” đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của nó.
Vừa bước vào cầu dẫn lên chùa, hai bác già đã nhìn thấy hai bác ăn xin ngồi cuối hành lang của đường dẫn lên chùa.
loivao.jpg



Đường dẫn lên chùa

Bác trai bảo với bác gái chọn nhũng đồng xu lẻ để làm phuc giúp họ. Có câu :

“ăn mày là ai.
Ăn mày là ta.
Đói cơm rách áo
Hoá ra ăn mày”.

Nhìn họ, hai bác già bao giờ cũng vô cùng thương cảm. Khi bỏ làm những đồng xu làm phúc vào ống bơ, hai bác già lại nhớ lại một kỷ niệm khó quên khi thăm chùa Wen Wo trên Hồ Nhật Nguyệt ở Đài Loan năm 2008 ( Sun Moon Lake). Đây là ngôi chùa đẹp nhất của hồ nước ngọt rộng nhất Đài loan trên độ cao 748m so với mặt biển .
chuaWoon_Wo.jpg


Đền Wen Wo

Vừa bước qua cửa đền thì thấy một bức tượng màu xanh phía bên cánh trái.. Nhìn bức tượng một hồi bác gái hỏi bác trai sao tượng ở đây người ta lại sơn xanh nhỉ. Một điều lạ là ngay trước bức tượng có một chiếc ống bơ khá to với những dòng chữ viét bằng tiếng Hoa mà hai bác già chẳng hiểu gì. Khi đi ngang qua, nhìn vào trong ống bơ thấy có rất nhiều đồng xu. Chẳng hiểu đây là một thủ tục hay điều kiện vào đền. Bác trai bảo bác gái cứ bỏ vào đó năm đồng xu lẻ. Vừa bỏ vào xong thì thấy ông tượng chuyển động, quay thẳng ngón tay cái lên trời và ra hiệu lại gần. Khi nhận biết ra đó là bức tượng người thì bác trai đã đưa ngay máy ảnh cho một anh đứng bên ngoài chụp hộ.Quả thật để đứng nghiêm được như vậy trong nhiều giờ liền thì công lực của người tượng đó phải vô cùng thâm hậu.

tuong_nguoi.jpg


Tượng người tại đền Wen Wo


Khổ thế đấy lại nói lan man đi đâu rồi. Chả hiểu sao bây giờ hay thích nói lan man, hay hồi tưởng quá khứ thế. Có câu : “Đời người phải qua sáu hồi : Hồi sinh, Hồi hộp,Hồi Xuân, Hồi tưởng, Hồi sức cấp cứu, và Hồi kèn”. Cái Hồi đẹp đẽ nhất : Hồi Sinh (<20 tuổi), khi mà con người theo thuyết luân hồi lại trở lại làm người, lại được sinh ra vô tư với trí nhớ đã bị xoá hết, trong trẻo vô tư ngây thơ và hồn nhiên biết bao. Cái thuở mà :

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”[1]
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích”.



nhintu_cauthang2.jpg


Cầu thang nhỏ lên chùa,

loiqua_bentrong.jpg



Bên trong chùa


view_benphai.jpg



View từ chùa phía phải

view_truocmat.jpg



View từ chùa phía trước mặt
 
Last edited:
(Tiếp)

Cái Hồi thứ hai (20 -40): Hồi hộp là cái Hồi mà đặc thù của lo lắng và hồi hộp. Thi cử :lo lắng , Hồi hộp. Xin Việc : Lo lắng, chờ đợi. Tìm một nửa của đời mình : Lo lắng , Hồi Hộp.
Cái Hồi thứ ba (40-60): Hồi Xuân. Khi con cái gia đình đã tạm yên ổn, thì những mong muốn thuở thiếu thời như quay lại, như dục dã như sống nhanh hơn, sống gấp hơn. Đúng cả với tâm sinh lý co người.
Cái Hồi thứ 4 (60-80) : Hồi tưởng Khi quá khứ của cuộc đời như từng thước phim đi ngang qua nỗi nhớ. Khi mà “ Cóc chết ba năm quay đầu về núi”. Ai cũng nhớ về chốn nơi xưa. Quê hương nơi chôn rau cắt rốn. Nhũng trải nghiệm mà đời người đã đi qua.
Cái Hồi thứ năm (>80): Hồi sức cấp cứu có lẽ là cái hồi chán nhất của cuộc đời, khi bênh tật đau ốm luôn luôn thường trực
Cái Hồi cuối cùng : Hồi kèn là giải thoát với bản than, nhung là nỗi đau của những ngươì than.

Hai bác già đang ở hồi thứ 4 : Hồi tưởng nên cũng chẳng quá ngạc nhiên khi thấy mình hay lan man, hay phiêu du khi đàm đạo và trao đổi.


Đền Kek Lok Si còn được gọi là đền “ Nghìn Phật” vì ở đây bạn chẳng thể đếm xuể số lượng các tượng phật có trong đền ;

sannho.jpg


Bên cầu thang dưới sân

tuong_nho.jpg

Tượng ở khắp nơi
nhintu_bentrai.jpg



Góc chùa bên trái

cauthanglen.jpg

Cầu thang nhỏ lên tầng


suatiensanh.jpg


Chùa Kek Lok Si vẫn đang được đầu tư xây dựng

Mới đi được hơn tiếng, và leo lên đến lưng chừng thì bác gái kêu chóng mặt. Hai bác gìa đành ngồi nghỉ một lúc để theo dõi tình hình sức khoẻ. Tuy nhiên có vẻ như huyết áp bác gái tăng cao trong thời tiết nóng bức (>39 độ), nên mặc dù rất tiếc nhưng hai bác già lấy sức khoẻ làm đầu quyết định quay về khách sạn để chạy điều hoà, nghỉ ngơi cho huyết áp thuyên giảm.
 
Bẩm hai cụ,

Nhìn các cụ vi vu khắp nơi mà cháu phục quá cơ ạ. Cháu thì đang ở cái hồi thứ 3 như cụ nói mà chả thấy Xuân tí nào. Nhưng phần sau thì cháu hoàn toàn đồng ý với cụ là phải sống nhanh hơn, sống gấp hơn đặng cầy cuốc được nhiều hơn kiếm tiền nuôi con. Hy vọng lên được hồi thứ 4-khi đã lão lai tài tận-được mấy đứa con chúng báo hiếu cho ít lộ phí đi phượt như hai cụ thì quả là may mắn. Khi đó không phải quáng quàng tranh thủ, đi như ăn cướp, tầu xe căn ke từng phút, thấy đẹp thấy sang mà không dám vào ở, thấy đông thấy hay mà không dám tới xem vì hầu bao eo hẹp.

Cụ có thể chia sẻ ít kinh nghiệm làm thế nào để lên được hồi thứ 4 mà vẫn có điều kiện (kinh tế) đi được nhiều nơi như các cụ thế không ạ? Ông bạn cháu vừa giới thiệu với cháu một hình thức tiết kiện du lịch-Mỗi tháng góp vào quỹ tín dụng vi mô tối thiểu 10,000 đồng-để sau này tích cóp thành khoản lớn đi du lịch. Cháu chỉ sợ với tình hình lạm phát thế này, có khi góp đến hồi thứ 5 cũng chả đủ.

Vậy nếu được cụ chia sẻ kinh nghiệm thì cháu đội ơn vô cùng.

Kính chúc hai cụ mạnh khỏe, chia sẻ thêm nhiều chuyến du lịch rất bổ ích của các cụ để cháu mở rộng tầm mắt.
 
Cháu ở Penang cũng đủ lâu, đi Kek Lok Si cũng được vài lần nhưng chẳng lần nào cháu thấy phải mua vé vào cả. Trừ khi vào điện thờ lớn hay là đi cable train để lên chỗ tượng phật bà cao nhất đó thì phải mua vé, và giá vé theo cháu nhớ là không vượt quá RM10. Không biết có phải họ mới thêm cái này hay không.
Chúc hai bác khỏe.
Chờ xem tiếp các bài viết của bác :)
 
Bẩm hai cụ,
Bẩm sư phụ.
Đệ tử này mới nhập môn Phượt. Đọc mấy bài sư phụ viết về hang Sơn Đoòng, suối Đoòng và hang Én mà đệ tử này muôn phần bái phục Những bức ảnh mà các sư phụ chia sẻ đặc biệt là bức chụp rừng bướm của bác Dugia thật tuyệt đẹp và làm đệ tử này nhớ lại rừng bướm mà đệ tử đã có cơ may gặp ở suối Ba Hồ, Khánh Hoà năm 2004. Chỉ mong có dịp nào đó được các sư phụ chỉ giáo:)

Nhìn các cụ vi vu khắp nơi mà cháu phục quá cơ ạ. Cháu thì đang ở cái hồi thứ 3 như cụ nói mà chả thấy Xuân tí nào. Nhưng phần sau thì cháu hoàn toàn đồng ý với cụ là phải sống nhanh hơn, sống gấp hơn đặng cầy cuốc được nhiều hơn kiếm tiền nuôi con.
Sư phụ nói sư phụ chả xuân, nhưng nhìn cái AVATAR, đệ tử biết ngay là sư phụ đang Hồi thứ 3 rồi. Nhìn nó, chả hiểu sao đệ tử lại nghĩ ngay đến dàn pháo cao xạ thời chống Mỹ, lúc nào cũng vươn thẳng lên trời cao chờ “bà trẻ” vào là oánh.=))

Hy vọng lên được hồi thứ 4-khi đã lão lai tài tận-được mấy đứa con chúng báo hiếu cho ít lộ phí đi phượt như hai cụ thì quả là may mắn. Khi đó không phải quáng quàng tranh thủ, đi như ăn cướp, tầu xe căn ke từng phút, thấy đẹp thấy sang mà không dám vào ở, thấy đông thấy hay mà không dám tới xem vì hầu bao eo hẹp.

Con cái là của cải lớn nhất của đời người. Cái thời bao cấp khi một tháng chỉ có 3 lạng thịt/tháng và 13 cân lương thực thì có tới 9 cân ngô mới vất vả làm sao . Hiểu rất rõ trẻ con không được thiếu đạm, nên hàng ngày, sau khi đạp 15 km từ Hà Nội về Nhổn, đệ tử đây đã phải đi bắt cua, bắt châu chấu, bắt cóc ngoài đồng về để bồi bổ cho các con. Lạy thánh mớ bái, chứ 9 tháng cháu nó nặng tới 13kg, bây giờ không phải ai cũng làm được.
Nhờ trời, bây giờ cháu đầu đã là kiến trúc sư và đi làm gần chục năm rồi. Cháu thứ hai cũng đã làm thác sĩ vô tuyến điện và cũng có thể tự lập. Quan điểm của đệ tử là tự lực cánh sinh, không phiền hà tới con cái. Nhờ phúc ấm tổ tiên và lộc trời các cháu rất hiếu thuận và hơn đệ tử này nhiều lắm.;)


Cụ có thể chia sẻ ít kinh nghiệm làm thế nào để lên được hồi thứ 4 mà vẫn có điều kiện (kinh tế) đi được nhiều nơi như các cụ thế không ạ? Ông bạn cháu vừa giới thiệu với cháu một hình thức tiết kiện du lịch-Mỗi tháng góp vào quỹ tín dụng vi mô tối thiểu 10,000 đồng-để sau này tích cóp thành khoản lớn đi du lịch. Cháu chỉ sợ với tình hình lạm phát thế này, có khi góp đến hồi thứ 5 cũng chả đủ.

Cái này thì đệ tử chả biết nói làm sao, nhưng tinh thần cốt lõi vẫn là “ may hơn khôn” thôi, mà có khôn thì như người ta nói : “ khôn ngoan cũng chẳng lại được với trời”.
Nhưng lại có câu : “ Nhân định thắng thiên”. Đệ tử hiểu câu này với ý : Mình cứ năng nổ hết mình đi, tân tâm hết mình đi với vợ với con, với người thân, gia đình và bè bạn . Trong công việc cũng làm hết mình. Rồi cũng đến ngày, mọi thứ đâm hoa kết trái và cho ta quả ngọt. Đệ tử đã từng nuôi gà, nuôi chim cút, ấp trứng chim cút, thậm chí đã có thời hy sinh cái bể 2 mét khối, nuôi ốc bưu vàng để tồn tại. Lời huấn thị của bố cô trưởng phòng nơi bà xã công tác khi tới thăm con làm đệ tử đây, thay đổi quan điểm. Thời đó vì ăn chẳng đủ nên mọi người ai cũng phải làm thêm khi ở nhà. Chị D ( tên cô trưởng phòng) sống ở khu tập thể Tân Triều Triều khúc có nhận nối chỉ thêm để kiếm tiền. Khi tới thăm con và nhìn thấy chị D nối chỉ bác ấy bảo : “Bố nghĩ, nhà nước cho các con đi học ở Nga về không để ngồi nối chỉ kiếm tiền thêm như vậy. Việc này chắc chắn mấy bác nông dân làm tốt hơn các con nhiều. Hãy kiếm sống bằng chính cái nghề mà các con đã được đào tạo ở bên Nga.” Khi bà xã về kể câu chuyện này cho đệ tử, đệ tử đã suy nghĩ rất rất nhiều và quyết chí làm theo. Đệ tử làm trong lĩnh vực đo lường điện tử.Thế là vay mượn để đầu tư mua máy tính (17 triệu mua chiếc 486), đầu tư mua phần mềm thiết kế mạch in hai mặt. Sau đó là rất nhiều các hợp đồng nghiên cứu chế tạo thay thế , phục hồi hệ thống ..vv.:D(BB)
 
Last edited:
Cháu ở Penang cũng đủ lâu, đi Kek Lok Si cũng được vài lần nhưng chẳng lần nào cháu thấy phải mua vé vào cả. Trừ khi vào điện thờ lớn hay là đi cable train để lên chỗ tượng phật bà cao nhất đó thì phải mua vé, và giá vé theo cháu nhớ là không vượt quá RM10. Không biết có phải họ mới thêm cái này hay không.

Chào Thanh Tú. Cháu vẫn khoẻ chứ. Hai bác vẫn rất nhớ và rất cám ơn các cháu đã cùng đi thăm quan Putrajaya.
+ Đúng là bác nhầm rồi. Có lẽ bác nhầm với hôm lên thăm Penang Hill thì phải.
+ Nếu cháu có các tư liệu về Kek Lok Si, Phần tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát thì chia sẻ cùng mọi người nhé.
 
Hihi, cháu chào bác ạ, thú thật là cháu tới Kek Lok Si mấy lần nhưng lại không có mấy tư liệu về nó, hầu hết đều từ Google cả thôi ạ. Mà cháu lại thấy sự am hiểu của bác quá rộng ấy chứ, những nơi nào bác đi qua và ghi lại bác đều không quên cho mọi người biết về lịch sử cũng như phong tục và văn hóa nơi đó. Và chưa kể bác lồng ghép cả cảm xúc của mình vào nữa. Rất hay bác ạ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top