What's new

Du lịch Malaysia_Singapore 12 ngày

Du lịch Malaysia_Singapore 12 ngày

Vợ chồng già mình vừa đi du lịch " bụi mà không bụi" 12 ngày ở Malaysia và Singapore về. Những thông tin quí giá có được trước khi đi mình đi, thu lượm được trên diễn đàn phuot.com gíup chúng mình khá nhiều trong chuyến đi này. Thay lời cám ơn mình xin ghi lại những trải nghiệm và kinh nghiệm có được trong chuyến đi và chia sẻ cùng mọi người trên diễn đàn.:)
28/4 . Sau hai tháng mong chờ có cặp bạn cùng đi, cuối cùng đành khăn gói quả mướp lên đường chỉ có mình với ta.( có lẽ chuyến đi của mình dài quá) 9g 15 cất cánh , tới sân bay KUL lúc hơn 12 giờ.Ngay trước cửa ra của Arrival là phòng vé của Aerobus với giá rất hữu nghị, mua hai vé đi một lèo về KUL sentral . Tù KUL sentral về khách sạn mình đặt chỉ đi bộ mất 7 phút. Hai vợ chồng mình chọn khách sạn gần KUL Sentral vì nó rất thuận tiện cho việc đi lạI VÀ GIÁ cũng rất hữu nghị ~ 90 RM/ dêm.Khách sạn có tên MyHotel@Brickfields tại 68 Jalan Padang Belia . Từ khách sạn nếu đi ra đầu phố rẽ trái 400m là station của Monorail, rẽ phải 500m là KUL sentral.
Ngay đầu phố là cửa hàng ăn trưa khá rẻ, chỉ với 7, 8 RM một bữa là đã no nê.
Sau khi nhận phòng và ăn trưa, lên gường làm một giấc dến 3 giờ mới dậy.
Việc đầu tiên cần làm là giải quyết khâu thông tin liên lạc. Ở Malaysia có nhiều hãng mobile nhưng có lẽ DIGI là hãng có giá gọi và hỗ trợ 3G tốt và rộng nhất.Lững thững đi bộ ra KL sentral mua SIM card gói DIGI EASY PREPAID 8,5 RM đã có 5RM trong tài khoản, đề nghị chủ cửa hàng kích hoạt SIM và tự thiết lập APN với APN name là DIGI và APN là diginet, các thông số khác dể mặc định
digi_card.jpg

nếu cần thiết lập các thông số cho mms các bạn thiết lập như sau :
DiGi APN Settings: -

1) Home -> Menu -> Settings -> Wireless & networks -> Mobile networks -> Access Points Name
2) Menu -> New APN ( you need 2, one for data, one for MMS)

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
DIGI Data - Internet
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
APN: diginet
MCC: 502
MNC: 16
APN Type: default

The rest of the field is blank.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx



=========
DIGI MMS (WAP 2.0)
=========
APN: digimms
username: mms
password: mms
Proxy: 203.092.128.160
Port: 80
MMSC: http://mms.digi.com.my/servlets/mms
MMS Proxy: 203.092.128.160
MMS Port: 80
MCC: 502
MNC: 16
APN Type: mms
=========
Giá gọi trung bình một cuộc về Việt nam chỉ khoảng 1RM (7 nghìn đồng Việt Nam, Nếu gọi ngoài 12 g đêm (11 g đeem ở VN) thì không mất tiền.
Để gọi về VN bấm số 0084 YYY xxxxxxxx (yyy là mã vùng, xxxxxxx là số diiện thoại bàn. gọi di động 0084 và số di động cần gọi , nhớ bỏ số 0 ở đầu.
Dể kiểm tra tài khoản bấm *126# bấm CALL sẽ nhận được tin nhăn thông báo tiền còn lại trong tài khoản.
Khi cần nạp thêm tiền bấm *123*xxxxxxxxxxxx# xxxxxxxxxxxxx là số reload card
mà bạn mua để nạp tiền thêm.
2. Giao thông : Việc quan trọng tiếp theo là giải quyết khâu đi lại.
Một lời khuyên chân tình : hãy tận dụng toàn bộ năng lực giao thông công cộng của Malaysia và Singapore cho chuyên đi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền ( còn nữa);)
 
Last edited:
Trước khi viết tiếp bác trai già phải thành thật xin lỗi mọi người về việc đã nhầm thông tin về giá vé vào cửa ở chùa Kek Lok Shi với giá vé lên thăm đồi Penang. Bạn Thanh Tú đã góp ý là hoàn toàn chính xác. Bây giờ tuy vẫn nói còn “minh mẫn” nhưng thực tế thì ở cái tuổi này nó cứ nhớ nhớ quên quên thế nào ấy. Vừa mới nói đấy, nhưng có thể lại quên ngay, chả thế mà lại có câu chuyện hài hước về tuổi già mà chắc mọi người ai cũng biết . Một bác già ngồi nói chuyện với một người và quan tâm tới gia cảnh của ông ấy.
- Bác sinh được mấy cháu?
- Cám ơn ông , tôi sinh được ba cháu ạ.
Sau năm phút bác già lại hỏi lại câu hỏi trên, tuy ngạc nhiên song anh ta vẫn trả lời như vậy. Nhưng khi bác già lại quan tâm : - Bác sinh được mấy cháu? lần thứ ba, thì anh ta hài hước thưa rằng : - Cám ơn bác , từ nãy đến giờ, tôi chưa sinh thêm được cháu nào ạ..
Chả nói gì bác già trong câu chuyên trên, mà hai bác già này bây giờ nhiều khi cũng chẳng biết mình đã làm hoặc chưa làm một việc gì đó trong sinh hoạt hang ngày. Ỏ nhà ngày nào bác trai già cũng nhắc bác gái già nhớ tắt điện trước khi lên trên tầng đi ngủ, nhưng 10 hôm thì có đến chín hôm bác trai già phải tắt điện khi xuống kiểm tra và khoá cửa nhà. Bác trai bảo bác gái : - Sao em không tắt điện trước khi lên tầng?
- Em tắt rồi đấy chứ, có khi anh xuống anh bật lên rồi lại bảo em chưa tắt?
Có hai người? ai đúng ai sai? - Chịu.

Sáng sớm hôm sau, sau khi ăn sáng qua loa hai bác già gọi taxi đi thăm đền Phật Thái Lan Wat Chayamangkalaram và đền Dharmikarama Burmese . Hai ngôi đền này nằm cạnh nhau và đều ở cùng một phố. Đền Wat Chayamangkalaram được xây năm 1845 và ngôi đền với bức tượng phật nằm có kích thước dài đứng thứ ba thế giới.



congbenngoai20.jpg

Cổng chùa Wat Chayamangkalaram nhìn từ phía ngoài.

benngoai1.jpg


Chùa Wat Chayamangkalaram



Vừa bước vào đền là ta đã thấy một màu vàng đặc trưng của các ngôi chùa Thái Lan . Người Thái quan niệm màu vàng là màu tương trưng cho sự giầu sang và sung túc. Khắp nơi từ ngoài đến trong đền đều được sơn hoặc dát vàng.Thái Lan là đất nước của Phật giáo 95% người dân Thái Lan là theo Phật giáo.Phật giáo ở Thái Lan Thịnh hành đến nỗi bất cứ người công dân nào của đất nước này đều mong muốn ít nhất một lần trong đời được xuất gia vào chùa tu dù chỉ lấy một ngày. Ngay vị vua đương thời Bhumibol Adulyadej năm 1956 cũng đã xuất gia vào chùa Bovoranives tu hai tuần lễ.Ngôi đền Wat Chayamangkalaram này được Nữ Hoàng Anh Victoria xây tặng dân tộc Thái Lan trên đất Người trị vì ở Penang này như một cử chỉ vô cùng thiện ý.

bentrai.jpg


Tháp bên trái đền

Kiến trúc đặc trưng của các ngôi đền của Thái lan là các mái nhà nhọn vươn thẳng lên trời cao. Ở mỗi một ngôi đền bao giờ ta cũng tìm thấy một đại sảnh, nơi có thể các phật tử có thể cùng nhau hội họp hay tụng kinh, thường đó là ngôi nhà to nhất và có mái vòm cao nhất và gọi là “bot”.Ngoài tháp chính ta có thể thấy một vài tháp cao hình xoắn ốc vươn lên ở các góc gọi là các “chedi”.Một nét đặc trưng khác của đền chùa ở Thái lan là Tàng kinh các, nơi có vị thế cao nhất để phòng khi lụt lội, nơi cất giữ các kinh phật của đền, chùa.

Theo Đại niên sử Tích Lan thì Phật giáo được truyền vào Thái lan từ thời vua A Duc. Ỏ rất nhièu ngôi đền cổ của Thái Lan người ta đã tìm thấy các tượng thần Vishu, thần Siva là các tượng thần của Ấn độ giáo. Thế kỷ thứ 12,13 người Thái bị người Trung Hoa xua đuổi từ Vân nam Trung quốc xuống phía nam.Ban đầu họ định cư ở phía bắc sau chinh phạt và chiếm đất của người Mon – Kmer và thành lập vương quốc Thái Lan.

Vừa bước vào sân của đền Wat Chayamangkaralam, bạn có thể thấy ngay sáu thần rắn Naga ( bốn to, hai nhỏ) trấn giữ ngay cửa đền. Thực ra nói tới thần rắn Naga thì ta phải nghĩ ngay tới các đền chùa của căm puchia mới đúng . Vì theo người khơ me thì thần rắn Naga là một trong các vị thần linh thiêng nhất. Tên Naga chính là tên Hoàng hậu đầu tiên của vua Kampu đã sáng lập nên vương quốc Chân Lập , ngày nay là đất nước cămpuchia xinh đẹp.Thần Naga thường có nhiều đầu. Ba đầu tượng trưng cho thiên - địa – nhân, năm đầu tương trưng cho ngũ hành kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ, Bảy đầu tượng trưng cho bảy sắc cầu vòng và sự đắc đạo. Thần Naga bảy đầu là tượng trưng cho phái mạnh nam nhi. Còn thần Naga sáu đầu tượng trưng cho phái yếu nữ nhi, cho trái đất, thể xác và sự chết choc.
Ngay lối cửa vào đền ta cũng dễ dàng nhận ra thần Siva dưới dạng nữ thần xinh đẹp với “ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Đứng trước các nữ thần xinh đẹp và huyền bí làm mọi người ai cũng ngẩn ngơ giữa cái hư, cái thực của đời thường. Những nét điêu khắc chi tiết và màu sắc trên nữ thần Siva làm bác già ngẩn ngơ một lúc, và bác đã ghi lại bức hình sau ;


chitiet_tuong.jpg


Nữ thần Siva và tháp xoắn đặc trưng cho đền Thái

Như vậy canh gữi dền Wat Chayamangkaralam không chỉ có thần rắn Naga mà còn có thần Siva theo Ấn độ giáo. Có thể thấy rất rõ sự giao thoa văn hoá , tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc trong một ngôi đền.

Bứơc qua cửa là bạn đã thấy ngay bức tượng phật nằm dài 33m và đứng thứ ba thế giới về kích thước theo chiều dài. Tượng phật được dát vàng toàn bộ. Tượng phật thường có ở các tư thế đứng, ngồi, nằm. Tư thế nằm tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Đức Phật và là biểu trưng của hoà bình ấm no cho các dân tộc.

phatnam.jpg


Tượng phật nằm dát vàng
tuong_benphai.jpg



Phía bên phải là bốn bức tượng phật ở tư thế đứng và một bức tượng ở tư thế ngồi
 
Anh VOVA mà bác chụp trong ảnh có phải là chú bé VOVA trong chuyện không hả bác. nếu đúng thì dạo này VOVA thành người lớn rồi bác nhỉ?
 
Có lẽ cháu nói đúng đấy. Ai rồi cũng phải lớn lên thôi. Chú bé Vôva cũng như cháu rồi cũng lớn lên, rồi cũng không hỏi như Vôva trong chuyện ngày nào, mà vẫn hiểu biết được mọi điều.diễn ra xung quanh mình. Hài hước bao giờ cũng cho ta niềm vui trong sự hóm hỉnh và tế nhị. Cám ơn cháu. :)
 
Đối diện đền Thaí Wat Chayamangkalaram là đền Miến Điện Dharmikarama . Ngôi đền Miến Điện này là một trong những ngôi đền thờ cổ nhất tại hòn đảo Penang này. Nó được xây từ những năm 1803. Đứng từ ngoài nhìn vào, ta thấy rất rõ sự khác biệt về mặt kiến trúc của đền thờ Miến Điện so với đền thờ Thái. Nếu đền thờ Thái có thể nhận biết qua các tháp xoắn vút cao lên trời, thì đền thờ Miến Điện cho ta thấy các mái đền được trang trí với các hoạ tiết cầu kỳ, tinh sảo, thấp phía trước và cao dần ra phía sau với nhiều tầng nhiều lớp mái lợp. Ỏ đền thờ này, hàng năm người dân của Penang tổ chức rất nhiều các lễ hội tín ngưỡng và văn hoá như lễ hội nước, lễ hội ánh sáng, các lớp thiền..vv.
Ngay lối vào nhìn lên ta sẽ thấy hai thần bảo vệ dưới dạng linh thú Panca Rupa, với đầu là đầu của sư tử, thân là thân voi và cá. Tai và móng vuốt của ngựa…vv.( Hơi giống với con Nghê ở các chùa ở mình)

Dharmikarama.jpg


Chùa Miến Điện với linh thú Panca Rupa

nghe_Dharmikarama.jpg

Linh thú Panca Rupa cách điệu

Thực ra đây là hai linh thú được xây cách điệu sau này. Hai linh thú bằng đá đang ôm để bảo vệ trái đất dưới dạng quả địa cầu mới là hai linh thú được mọi người biết đến nhiều hơn ở ngôi đền này.


dharmikarama-burmese.jpg


Hai Panca Rupa bằng đá cổ (ảnh này từ Internet)

Đền Miến Điện Dharmikarama còn nổi tiếng với các tác phẩm tranh vẽ mô tả quá trình xuất gia đi tu của Đức Phật từ khi còn là Hoàng Tử đến khi người hoá phật dưới gốc cây Bồ đề.


benhanhlang.jpg


Hành lang với các bức tranh mô tả quá trình xuất gia đi tu của Đức phật



Nếu bên Đền thờ Thái Wat Chayamangkalaram ta thấy đức phật nằm dát vàng thì bên đền thờ Miến Điện ta lại thấy tượng Đức Phật đứng, với kích thước cũng khá lớn. Tượng Đức Phật được che bởi mái che với các hoạ tiết cũng được mạ màu vàng lóng lánh..

tuongdung.jpg


Tượng Đức Phật đứng

Thăm xong hai ngôi dền ở phố Burmah này là đã hơn chin giờ sáng. Hai bác già quay lại bên sân của đền Thái đi tiếp để thăm đồi Penang . Chiếc taxi của khách sạn Mingood chở hai bác già hiện đại và “mới’ đến nỗi nếu muốn vào hoặc ra, thì chỉ có ông tài mới mở được cửa. Chắc có lẽ loại xe này được điều khiển bằng vân tay thì phải.Bác tài khoe là người rất thích chụp ảnh và có đến hai máy ảnh xịn của hai hãng Canon và Nikon nổi tiếng. Bức ảnh sau được chụp theo đề nghị của bác tài để làm kỷ niệm, trước khi lên xe đi đồi Penang.


laixe.jpg


Chụp ảnh cùng bác tài
 
(Tiếp)

Đi từ chùa Wat Chayamangkalaram sang đồi Penang mất 15 phút taxi. Bác tài đánh xe vào khu gưỉ xe ở cách đó khoảng 200m, gửi xe và đợi hai bác già lên thăm đồi Penang.
Như đã nói ở phần trên, giá vé vào cửa cho người Malay chỉ có 8RM, nhưng cho người nước ngoài là 30RM. Thật quá phân biệt đối xử. Tầu cáp ở đồi Penang được đưa vào sử dụng từ nhũng năm 1923. Tuy nhiên thời kỳ này mỗi toa của tàu chỉ chứa được 40 người và tàu có hai toa. Như vậy khả năng tối đa mỗi lần đi lên hoặc xuống chỉ được 80 người.Tốc độ chạy cũng khá chậm, phải mất 30 phút mới lên được trên đồi với độ cao khoảng 750m. Đã có một vài lần xảy ra sự cố với kiểu tầu cáp điện này, như năm 2003 một toa tàu đã bị treo lơ lừng nhu vậy ở gĩưa quãng đường 3 tiếng đồng hồ, trước khi người ta giải cứu được nó. Năm 2010 chính phủ Malasia đã đầu tư 40 triệu RM đễ tái xây dựng lại tầu cáp điện này theo công nghệ hai đường ray của Thuỵ sĩ. Tháng 4 năm 2011 tàu cáp điện kiểu mới được chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Hai bác già may mắn được đi tầu cáp điện mới này ngay trong thời gian chạy rođa ( chắc là không bị kẹt, hoặc bị rơi xuống như đã từng). Tầu thế hệ mới được điều hoà khá tốt và tốc độ chạy nhanh gấp 6 lần tầu cáp điện loại cũ. Chỉ cần 5 phút là bạn có thể lên được đỉnh đồi thay vì 30 phút như trước đây.

tau.jpg


Tầu cáp điện kiểu mới

Bác già trai là dân kỹ thuật, nên rất tò mò, muốn tìm hiểu nguyên lý làm việc của nó.Nguyên lý làm việc của nó có thể tóm tắt như sau. Hai tầu , mỗi tầu hai toa với sức chứa tối đa 100 người cho hai toa được định vị ở hai đầu cáp.Cáp được quấn quanh trục kéo được lắp đặt trên đỉnh đồi. Tận dụng thế năng đi xuống của toa xuống mà lực kéo toa lên có thể giảm đáng kể. Hệ thống động cơ điện có nhiệm vụ quay hệ thống tầu cân bằng này ( như thang máy, thay phần đối trọng bằng tầu xuống). Để giải quyết vấn đề không cân bằng do số lượng người ở hai tầu lên và xuống không bằng nhau, người ta đôi khi lắp thêm bồn nước có thể điều chỉnh bằng van nước tự động ở đáy tầu

trongtau.jpg


Bên trong tầu


rolik.jpg

Đường ray với hệ thống puli dẫn cáp

ham.jpg


Tầu chạy qua hầm

Để ngắm phong cảnh được nhiều và rõ thì nên chọn vị trí quan sát ở phía cuối của toa tầu. Bác trai già đứng ở đó, còn bác gái thì nhìn thấy kêu chóng mắt và sợ nữa, nên ngồi phía bên trên. Khi tầu chạy, độ cao mỗi lúc một tăng thêm làm tầm quan sát được mở rộng dần . Ở đoạn giữa của đường ray là nơi người ta thiết kế hệ thống ray tránh nhau cho hai tầu lên và xuống. Nguyên lý tránh tầu của Thuỵ sĩ được áp dụng. Thực ra nó là bánh xe thứ ba nằm trong long của hai ray chính và là bánh có răng cưa để dẫn động lái.

tranhtau.jpg


Chỗ hai tầu tránh nhau

phongcanh.jpg



Phong cảnh nhìn từ đuôi tầu




Có lẽ bác lái tầu cho chạỵ tầu chưa phải với tốc độ cao nhất có thể thì phải. Đang thời kỳ rođa mà. Phải đến hơn 10 phút tầu mới lên được tới đỉnh, chứ không phải 5 phút như báo chí nói, khi khai trương hồi tháng 4. Hai bác già ra cửa, đi theo tay trái để ra đường dạo trên đỉnh đồi Penang.

gatren.jpg


Ga bên trên của tầu cáp điện Penang Hill
 
Cháu ở Penang gần 3 tuần nay rồi mà chủ yếu chỉ đi lang thang ở Georgetown với chơi dọc bãi biển Batu Ferringhi, vào National Park =(~ còn chưa đi thăm thú chùa chiền với Penang Hill (mà sao vé lên đồi mắc dữ dội vậy T.T~). Đọc bài chia sẻ của 2 bác rồi có lẽ mai, ngày kia phải đi liền thôi :'] Chờ bài viết tiếp của bác ạ :)

Cuối tuần này cháu với nhỏ bạn lên KL chơi, tổng thời gian 2.5 ngày. Bọn cháu book hostel ở ngay cạnh đường Bukit Bintang. Để đi tham quan được như lịch trình của 2 bác thì đi bộ có kịp ko ạ, nếu ko thì nên di chuyển bằng phương tiện gì ạ?
Cháu cám ơn :)
 
Chào mọi người, Fox vừa từ Penang về, giá vé của Chùa Kek Lok Si, là 4RM/2chiều lên tượng phật lớn ở trên cao, nhưg hiện tại đag tu sửa 1 bên
Còn giá vé lên Penag Hill, là 30RM cho người ngoại quốc, 8Rm cho dân bản địa, kèm ID, thẻ SV qt hình như cũng phải trả 30RM

Vì mình đi là ngày cuối cùng, k đổi tiền RM nên chỉ còn 20RM đi vòng vòng, trong Lonely planet bảo vé tàu 4Rm/2chiều, cứ đinh ninh, đi lên đó, rồi lội về, lỡ hẹn với Penang Hill...
 
Cháu ở Penang gần 3 tuần nay rồi mà chủ yếu chỉ đi lang thang ở Georgetown với chơi dọc bãi biển Batu Ferringhi, vào National Park =(~ còn chưa đi thăm thú chùa chiền với Penang Hill (mà sao vé lên đồi mắc dữ dội vậy T.T~). Đọc bài chia sẻ của 2 bác rồi có lẽ mai, ngày kia phải đi liền thôi :'] Chờ bài viết tiếp của bác ạ

Chào Woodien. .
- Khi ở Penang do thời gian rất hạn hẹp nên bác chưa thăm được bãi biển Batu Ferringhi. Bác rất biết ơn nếu các cháu có thể chia sẻ những bức hình chụp được tại bãi biển này. Sau khi đi nghỉ Cửa Lò về chắc bác mới viết tiếp các phần còn lại được
Cuối tuần này cháu với nhỏ bạn lên KL chơi, tổng thời gian 2.5 ngày. Bọn cháu book hostel ở ngay cạnh đường Bukit Bintang. Để đi tham quan được như lịch trình của 2 bác thì đi bộ có kịp ko ạ, nếu ko thì nên di chuyển bằng phương tiện gì ạ?
Cháu cám ơn

- Nếu ở KL 2,5 ngày thì bác nghĩ có thể kịp thăm Putrajaya và Kuala Lumpur. Phương tiện đi lại như bác đã nói ở trên là chủ yếu đi bằng tầu điện ngầm và tầu điện nhanh. Đi Putrajaya thì phải mua vé ở cửa bán vé riêng, bác nhớ tựa như 12,5 RM tới Putrajaya thì phải. Còn các điểm trong KUL thì đi bằng tầu điện ngầm. Nếu "Cưỡi ngựa xem hoa" chắc kịp cháu ạ.
Chúc các cháu có chuyến đi như ý.
 
- Nếu ở KL 2,5 ngày thì bác nghĩ có thể kịp thăm Putrajaya và Kuala Lumpur. Phương tiện đi lại như bác đã nói ở trên là chủ yếu đi bằng tầu điện ngầm và tầu điện nhanh. Đi Putrajaya thì phải mua vé ở cửa bán vé riêng, bác nhớ tựa như 12,5 RM tới Putrajaya thì phải. Còn các điểm trong KUL thì đi bằng tầu điện ngầm. Nếu "Cưỡi ngựa xem hoa" chắc kịp cháu ạ.
Chúc các cháu có chuyến đi như ý.

Putrajaya, đi từ KL Sentral đến đó mất 9.5 RM, bằng KL transit, đi tiếp từ Putrajaya đến KLIA thêm 6.2 RM nữa. ..Ở Putrajaya, bus đi 1 vòng quay về điểm xuất phát, 50cen :)), rẻ nhất trong chuyến đi Bác nhỉ :D
đi LRT hay MRT ở KL mắc quá, toàn 1RM - 1.4RM...huhhu, chả đâu rẻ bằng VN :((
 
Chào bác,

Đọc bài của bác cháu tự nhiên thấy không biết mình đi du lịch làm gì :( Đi hoài mà cháu không có được các cảm nhận giống như của bác. Cháu đang đợi đọc bài của bác về Sing đây :D

P/S: Cám ơn bác rất nhiều về cái file cấu hình GPRS quốc tế :D cháu kiếm hoài mà không ra.

Chúc 2 bác nhiều sức khỏe. Năm sau đi Châu Âu về lại làm 1 bài hoành tráng và nhiều cảm nhận rất hay.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top