What's new

Đường Mơ

Gần đây, có một con đường mà khi nói đến, kẻ đi rồi lại muốn đi tiếp; còn người chưa đi thì háo hức mong muốn một lần đặt chân đến. Có những bạn trẻ khi được thấy những bức hình cung đường này, dù biết là gian nan cũng quyết một lần xông pha để đạt được cái gọi là “để đời”. Con đường mà khi đăng lên facebook làm nó sôi lên sùng sục, bao kẻ ngưỡng mộ; đến nỗi báo chí phải thốt lên với bao lời tán dương, mê hoặc.

Tà Năng – Phan Dũng đúng là cung đường mơ.












 
Con dốc này chia làm 2 phần, khoảng giữa có 1 đoạn ngắn bằng phẳng có thể dựng được 2 chiếc xe máy. Khúc đầu dốc ngắn, chỉ khoảng 20m nên cũng không khó khăn gì để qua. Khi chiếc xe đầu tiên bắt đầu vào đoạn 2 của con dốc thì chiếc xe cuối vẫn còn ở lưng chừng dốc đoạn 1, vì khoảng giữa bằng phẳng chỉ dựng được 2 chiếc xe.
Vừa bắt đầu vào dốc thì anh P (xế chiếc xe 1) đã thấy không ổn và la lên “Không được rồi, con dốc này cao và trơn quá” . Nếu đi thẳng xuống thì quá nguy hiểm vì vậy 2 xế phía sau phải bỏ xe lại để xuống phụ xế 1 đưa xe xuống. Chiếc cuối là xe Anh Hải đang ở lưng chừng dốc nên không bỏ lại được mà phải ngồi đó để chịu cho xe đứng yên.
Chiếc đầu tiên xuống, chúng tôi chỉ buộc dây vào xe và 2 người đi theo phía sau để kéo lại phụ khi xe trôi xuống quá nhanh. Tìm mọi cách để giảm tốc độ trôi xuống của xe: đầu tiên phải tắt máy, trả số 1 sau đó bóp thắng hết cở cả trước và sau, bẻ cổ xe ngang lại cho bánh xe cọ vào rãnh để xe trôi từ từ xuống. Nhưng như vậy là không đủ, xe vẫn trôi xuống quá nhanh do đường trơn. Hai người đi phía sau kéo lại mà xe lôi 2 người đi sền sệt cứ như đi trượt pate một phần do chân không có điểm tựa vững vì đường rất trơn. Lúc gần xuống tới chân dốc mình thiếu điều muốn quăng dây đi vì tay quá mỏi, nhưng phải cố chịu vì nếu bỏ ra thì xế sẽ gặp nguy hiểm. Mới đưa được có 1 chiếc xe đầu tiên xuống thôi thì 3 người đã mệt đứt hơi.
Ngồi nghỉ độ 5 – 10p gì đó xong lại lết lên đỉnh dốc để đưa chiếc thứ 2 xuống. Lết lên tới đỉnh dốc lai phải ngồi nghỉ mệt tiếp. Mọi người nhận thấy là làm như cách đâu tiên ko ổn, lỡ đâu mỏi quá kiềm không nổi hoăc trươt chân …thì rất nguy hiểm. Vì vây mới nghĩ ra cách vòng dây vào 1 thân cây, rồi thả từ từ cho xe trôi xuống. Như vậy vừa di chuyển ít hơn, vừa hiểu quả hơn. Thực tế thì cách này khỏe hơn hơn hẳn và an toàn hơn vì dây vòng qua thân cây chịu lực rất tốt, có thể hãm cho xe đứng yên giữa dốc được, hoàn toàn không bi trươt, muốn đi tiếp chỉ viêc thả dây từ từ ra. Tuy nhiên, dây chỉ dài 50m, phải dừng lại giữa dốc 3 lần để đổi cây mới đưa xe xuống đươc tới chân dốc. Vẫn cần có người đi theo để hổ trợ xế khi cần thiết và những người chịu dây cũng phải đi xuống tới gần chân dốc mới tháo dây và đi lên lại. Cứ như vậy chúng tôi phải lội lên lội xuống con dốc trơn trượt này mấy lần mới đưa hết 3 chiếc còn lại xuống.
Đến khi đưa được chiếc cuối cùng xuống thì cũng đã gần 3h chiều. Đang ngồi nghỉ mệt và bàn tính xem là ăn trưa hay đi tiếp vì tới giờ mà chưa ai ăn trưa, ai cũng đói hết rồi thì nghe có tiếng động cơ vang lên. 1 đoàn 5 -7 chiếc gì đó (mình không nhớ rõ ) của các bác thợ rừng đang ào ào lao xuống dốc. Các bác xuống dốc mà mình thấy y như đi trên đường nhựa, không có chút khó khăn gì. Con dốc mà mình phải mất 3h đồng hồ để xuống thì các bác làm 1 phát 5 phút. Ai nấy cũng nhìn thán phuc. Đúng là sự khác biệt giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Gặp nhau giữa rừng, mọi người vui vẻ chào hỏi nhau. Hỏi thăm các bác đường xá phía trước thế nào? Các bác nhìn gắm 4 chiếc xe 1 lươt với ánh mắt e ngại rồi nói. Xe này sao đi được. Khó đi lắm. Câu trả lời làm cho chúng tôi cảm thấy có chút lo lắng cho tình trạng hiên giờ của mình. Vì giờ đã gần chiều rồi, mà tính ra đi chưa đươc nửa đường ra Phan Dũng, biết là đường đi tiếp theo thì cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng rồi mọi người nhanh chóng sốc lại tinh thần, chào tạm biệt các bác thợ rừng để chuẩn bị lên đường đi tiếp.
 
Last edited:
Con dốc này chia làm 2 phần, khoảng giữa có 1 đoạn ngắn bằng phẳng có thể dựng được 2 chiếc xe máy. Khúc đầu dốc ngắn, chỉ khoảng 20m nên cũng không khó khăn gì để qua. Khi chiếc xe đầu tiên bắt đầu vào đoạn 2 của con dốc thì chiếc xe cuối vẫn còn ở lưng chừng dốc đoạn 1, vì khoảng giữa bằng phẳng chỉ dựng được 2 chiếc xe.
Vừa bắt đầu vào dốc thì anh P (xế chiếc xe 1) đã thấy không ổn và la lên “Không được rồi, con dốc này cao và trơn quá” . Nếu đi thẳng xuống thì quá nguy hiểm vì vậy 2 xế phía sau phải bỏ xe lại để xuống phụ xế 1 đưa xe xuống. Chiếc cuối là xe Anh Hải đang ở lưng chừng dốc nên không bỏ lại được mà phải ngồi đó để chịu cho xe đứng yên.
Chiếc đầu tiên xuống, chúng tôi chỉ buộc dây vào xe và 2 người đi theo phía sau để kéo lại phụ khi xe trôi xuống quá nhanh. Tìm mọi cách để giảm tốc độ trôi xuống của xe: đầu tiên phải tắt máy, trả số 1 sau đó bóp thắng hết cở cả trước và sau, bẻ cổ xe ngang lại cho bánh xe cọ vào rãnh để xe trôi từ từ xuống. Nhưng như vậy là không đủ, xe vẫn trôi xuống quá nhanh do đường trơn. Hai người đi phía sau kéo lại mà xe lôi 2 người đi sền sệt cứ như đi trượt pate một phần do chân không có điểm tựa vững vì đường rất trơn. Lúc gần xuống tới chân dốc mình thiếu điều muốn quăng dây đi vì tay quá mỏi, nhưng phải cố chịu vì nếu bỏ ra thì xế sẽ gặp nguy hiểm. Mới đưa được có 1 chiếc xe đầu tiên xuống thôi thì 3 người đã mệt đứt hơi.
Ngồi nghỉ độ 5 – 10p gì đó xong lại lết lên đỉnh dốc để đưa chiếc thứ 2 xuống. Lết lên tới đỉnh dốc lai phải ngồi nghỉ mệt tiếp. Mọi người nhận thấy là làm như cách đâu tiên ko ổn, lỡ đâu mỏi quá kiềm không nổi hoăc trươt chân …thì rất nguy hiểm. Vì vây mới nghĩ ra cách vòng dây vào 1 thân cây, rồi thả từ từ cho xe trôi xuống. Như vậy vừa di chuyển ít hơn, vừa hiểu quả hơn. Thực tế thì cách này khỏe hơn hơn hẳn và an toàn hơn vì dây vòng qua thân cây chịu lực rất tốt, có thể hãm cho xe đứng yên giữa dốc được, hoàn toàn không bi trươt, muốn đi tiếp chỉ viêc thả dây từ từ ra. Tuy nhiên, dây chỉ dài 50m, phải dừng lại giữa dốc 3 lần để đổi cây mới đưa xe xuống đươc tới chân dốc. Vẫn cần có người đi theo để hổ trợ xế khi cần thiết và những người chịu dây cũng phải đi xuống tới gần chân dốc mới tháo dây và đi lên lại. Cứ như vậy chúng tôi phải lội lên lội xuống con dốc trơn trượt này mấy lần mới đưa hết 3 chiếc còn lại xuống.
Đến khi đưa được chiếc cuối cùng xuống thì cũng đã gần 3h chiều. Đang ngồi nghỉ mệt và bàn tính xem là ăn trưa hay đi tiếp vì tới giờ mà chưa ai ăn trưa, ai cũng đói hết rồi thì nghe có tiếng động cơ vang lên. 1 đoàn 5 -7 chiếc gì đó (mình không nhớ rõ ) của các bác thợ rừng đang ào ào lao xuống dốc. Các bác xuống dốc mà mình thấy y như đi trên đường nhựa, không có chút khó khăn gì. Con dốc mà mình phải mất 3h đồng hồ để xuống thì các bác làm 1 phát 5 phút. Ai nấy cũng nhìn thán phuc. Đúng là sự khác biệt giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Gặp nhau giữa rừng, mọi người vui vẻ chào hỏi nhau. Hỏi thăm các bác đường xá phía trước thế nào? Các bác nhìn gắm 4 chiếc xe 1 lươt với ánh mắt e ngại rồi nói. Xe này sao đi được. Khó đi lắm. Câu trả lời làm cho chúng tôi cảm thấy có chút lo lắng cho tình trạng hiên giờ của mình. Vì giờ đã gần chiều rồi, mà tính ra đi chưa đươc nửa đường ra Phan Dũng, biết là đường đi tiếp theo thì cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng rồi mọi người nhanh chóng sốc lại tinh thần, chào tạm biệt các bác thợ rừng để chuẩn bị lên đường đi tiếp.

Xế viết có khác, vậy mà cứ kiệm lời.

Ngay ngày hôm đó và cho đến bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy tiếc vì đã dại dột nghe lời anh xã đi xuống dốc chờ. Cứ đứng dưới ngóng lên, cảm nhận sự căng thẳng, mệt nhọc của các xế qua từng vòng bánh xe quay...
 
Hôm đó, khi chiếc xe cuối cùng còn đang lưng chừng con dốc thì nghe văng vẳng từ xa tiếng động cơ . Giữa rừng vắng, âm thanh cứ vọng lại, rồi ầm ầm, rền vang như máy cưa củi. Lòng cứ lo sợ những chú ngựa sắt kia đang hăng máu mà lủi vào con ngựa non đang lần từng bước chân.

Chẳng mấy chốc, đoàn xe rừng ào ào lao xuống, nơi con dốc mà chúng tôi phải hì hục tụt xuống từng chút một.

Một chếc






Hai chiếc






Ba chiếc





Rồi một đoàn sáu chiếc. Chỉ sau chúng tôi vỏn vẹn có bốn phút!

Mọi người vui vẻ nói chuyện. Hỏi thăm về đoạn đường phía trước. Rồi sau đó, đoàn xe rừng lại vút đi, bon bon leo lên con dốc chênh vênh như thể đang chạy trong thành phố vậy.

 
Đứng nhìn tốp thợ rừng khuất dần bên kia núi






Rồi nghoảnh lại nhìn con dốc vừa đi qua, nằm cheo leo, vắt vẻo bên sườn đồi, mờ mờ ảo ảo trong màn sương chiều đầy vẻ tịch liêu.

 
Sau bữa trưa ăn vội, chúng tôi tức tốc lên đường.






Xe thợ rừng chạy bon bon, nhưng xe bọn mình vì chở nặng nên ì ạch, trợt qua trợt lại.

Nghĩ đến cảnh giờ phải kéo từng chiếc lên con dốc trước mặt mất thêm hai tiếng nữa mà cũng chẳng đến được dốc Dầu, nên mọi người quyết định hạ trại dù chỉ mới 3h30.

 
Hình này làm nhớ lại cảnh trời chiều ngày hôm đó, những kẻ lỡ bước trong chiều buồn.
[/QUOTE]

Sau khi chúng tôi chia tay mấy bác thợ rừng, vội vàng ăn vài cái bánh ngọt rồi nhanh chóng lên đường tiếp. Vừa đi chưa được bao nhiêu thì lại thấy 1 con dốc cao nữa, dốc này hướng lên, lúc này mới 3h30 chiều. Anh P dừng xe lại, lên khảo sát con dốc để đánh giá tình hình . Sau khi khảo sát anh báo lại là dốc này cao rảnh sâu, phải đào lấp hết rãnh mới lên được. Mọi người nhìn nhau ái ngại. Giờ này chưa ăn đang đói bụng, mà phải đào lấp và lên con dốc này nữa thì quá mệt, trời lại sắp mưa và tối rồi, nhớ lại cảnh ướt át đêm qua làm mọi người uể oải. Anh Hải chủ xị lên tiếng: “Thôi, hôm nay dừng nghỉ ở đây đi”. Khi nghe anh Hải nói vậy thấy ai cũng có vẻ mừng, ai cũng mệt hết rồi. Thực tế có đi nữa chắc cũng không được bao nhiêu. Chưa được bao lâu sau trời lại mưa, dừng lại đây là quyết định sáng suốt.
Chúng tôi nhanh chóng dựng lều rồi chia nhau đồ ăn, ngồi nói chuyện với nhau cũng nhẹ nhàng thỏ thẻ như là sợ phá tan đi sự im lặng xung quanh. Cho đến lúc này có thể khẳng định là chúng tôi đã bị kẹt trong này chứ không còn là một chuyến đi thông thường nữa. Theo kế hoạch thì giờ này chúng tôi đã phải tung tăng ở Phan Dũng ăn uống no say và lên đường trở về Sài Gòn để sáng mai lại trở về với cuộc sống thường nhật. Nhưng hoàn cảnh lúc đó thật sự không biết bao giờ mới thấy lại được một mái nhà, một ánh điện văn mình. Giờ này có ai biết mình đang ở đây không? Không ai biết. Ngày mai chưa thấy mình về, không đi làm chắc mọi người lo lắng lắm. Nhưng giờ cũng chẳng biết làm sao, không có sóng điện thoại.
Mọi người bắt đầu kiểm tra lại lương thực và nước uống: lương thực còn nhiều đủ dùng cho đến hết ngày hôm sau, nếu tính luôn toàn bộ lương khô dự trữ thì chắc thêm được 2 ngày. Riêng nước thì còn rất ít, mỗi người chỉ còn khoảng 1 lít. Có chút lo lắng. Ngày mai nhất định cố gắng ra tới Phan Dũng .
Ăn uống xong khoảng 5h30p mọi người chui vào lều, tranh thủ ngủ sớm để hồi phục sức khỏe cho chặng đường còn rất dài ngày hôm sau.
 
Lúc nầy ở nhà sốt cả ruột ! gọi điện mà cứ ! " Số máy quý khách hiện không liên lạc được " ,gọi ra luôn cho mấy người làm rừng ở Tà Năng ! không sợ gì ,sợ lạc , sợ thiếu nước mệt lắm !
 
Nhưng hoàn cảnh lúc đó thật sự không biết bao giờ mới thấy lại được một mái nhà, một ánh điện văn mình.

Lần đầu tiên ofroad lại gặp cung khủng nên tân binh lúc nào cũng bi quan. Dù được hỗ trợ hết mức nhưng vẫn không thoát khỏi cảm giác sợ hãi khi kế hoạch ban đầu là hai mà giờ thành ba ngày lênh đênh trong rừng vắng, mọi liên lạc với bên ngoài cắt đứt. Quả thật, gia đình và bạn bè đã nháo nhào đi tìm khắp nơi khi không thấy chúng tôi về theo hẹn.

Trước lúc lên đường, cũng đã lường trước việc này, nên chị đã nhờ nhóm xe đạp MTB và nhóm 67 Di Linh vô hỗ trợ nếu quá lịch hẹn một ngày mà không có liên lạc.

Như Thoike, chẳng thấy nó sợ hãi mà còn lên ngay một kế hoạch hoành tráng quay lại vào mùa khô để thưởng thức cái ánh vàng lung linh dưới trời chiều của thàm cỏ mênh mông bất tận. Và đến giờ, Phúc đã quay lại đây thêm ba lần. Thế mới thấy cái hấp dẫn của cung đường này.

Lúc nầy ở nhà sốt cả ruột ! gọi điện mà cứ ! " Số máy quý khách hiện không liên lạc được " ,gọi ra luôn cho mấy người làm rừng ở Tà Năng ! không sợ gì ,sợ lạc , sợ thiếu nước mệt lắm !

Lạc thì không sợ vì bọn mình đã có GPS và đã barré đội cứu hộ rồi. Mà có vậy thì mới biết bạn bè là như thế nào. :)
 
Không biết bây giờ còn có cần thiết không ? ,nhưng khi cung nầy còn mới toang ! quên dặn các bạn khi qua một địa hình nào đó nhớ làm ám hiệu để lại cho đoàn sau biết có gì dể dàng đi tìm ( dùng đá hoặc cây làm ám hiệu chỉ đường ! sau nầy các đoàn khác dể đi !), đó cũng là một kỹ năng mưu sinh thoát hiểm !
 
Trong lúc dựng trại, lại nghe văng vẳng tiếng động cơ. Chẳng mấy chốc, đã xuất hiện đám xe rừng đầy gỗ, lặc lè ngược ra.










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top