What's new

[Chia sẻ] Đường sang nước lạ

Gần đây có phong trào của các cháu teen đi Trương Gia Giới, Phượng hoàng cổ trấn về chụp ảnh ảo vãi. Làm cái thằng hồi teen như em cũng xốn xang. Mà xét về độ máu thì tuy già nhưng chắc gì em đã thua bọn trẻ. Thế là quyết tâm phải sang đó xem nó ra răng? Cũng may nhà vừa bán được lứa lợn, thế là thằng nông dân như em giắt tiền vào lưng và quyết tâm sang bên đó xem nó như thế nào về còn chém gió với bà con. Và quan trọng là phải chụp cái ảnh check in sống ảo cái.

Nói thì dễ, nhưng làm mới khó. Tuy là quốc gia láng giềng, anh em môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông.... nhưng sang TQ không hề dễ các bác à. Cái rào cản đầu tiên là ngôn ngữ.
Không giống như các quốc gia khác, ít nhiều vẫn có người nói được tiếng Anh. Thì TQ đến 90% dân chúng không nói được bất kỳ một ngoại ngữ nào. Nhất là vùng núi như em định đi thì tỷ lệ có lẽ đến 99%. Và khi em sang có lẽ như thế thật.
Ngoài tiếng nói ra thì chữ viết của họ loằng ngoằng rắc rối bcm. Nhìn vào như nhìn bức vách, nên có google một vấn đề gì chắc chắc không thể làm được. Chưa kể chính phủ bên đó còn cấm google, facebook.... hoạt động trên đất nước họ nữa. Nên đi kiểu backpacking như mọi khi em đi thì khác gì đâm đầu vào núi. Loay hoay một hồi rồi em cũng quyết định đi tour.
nla.jpg
 
Đang đi thì em gặp một đám rước. Chẳng hiểu nó có ý nghĩa gì, người đi đầu cầm cái sừng trâu giơ lên, tiếp theo sau là chiêng trống. Rồi một thiếu nữ xinh đẹp đi giữa đoàn khệnh khạng, vênh mặt chẳng làm gì. Sau cùng là từ già đến trẻ cầm các loại binh khí đi sau










 
Những người Thổ gia họ là chiến binh rất dũng mãnh. Họ đã giúp cho người Hán đánh đông dẹp bắc rất nhiều. Vào thời nhà Minh, khi cướp biển Nhật bản hoành hành rất nhiều ở khu vực Quảng đông. Dẹp mãi không được, cuối cùng Hoàng đế nhà Minh lại nhờ người Thổ gia dẹp. Tuy là dân miền núi mà lại đánh thắng cướp biển. Thế mới tài










 
Người Thổ gia có những phong tục trái ngược với đa số các dân tộc khác. Đó là đám cưới thì khóc, mà đám ma thì cười. Mà cái chuyện khóc ở đám cưới này không chỉ khóc khi chú rể đến đón dâu, như mấy giọt nước mắt cá sấu mà các cô dâu nhà ta cố nặn ra cho nó có vẻ hình thức. Họ khóc có bài có bản, khóc có văn có vở nói chung là khóc rất pờ rồ.

Thường thì các cô dâu sẽ khóc trước ngày cưới 1 tuần. Nhưng những nhà giầu các cô khóc trước cả 3 tháng. MK em dek hiểu nước mắt đâu mà khóc lắm thế? Biết thế này đem thuốc nhỏ mắt và thuốc trị viêm họng sang bán cho bà con Thổ gia có khi lại ăn tiền.

Ban đầu cô dâu khóc về tình cha me, tình anh em, khóc cho cả cô dì chú bác, khóc cho hàng xóm và chắc là có cả khóc người yêu cũ.... Mà khóc như thế thì phải có bài. Họ có những bài hát để khóc như thế hẳn hoi. Và cứ khi khóc xong một bài khóc về ai đó thì người đó lại tặng quà cho cô dâu. VD khóc xong một bài về bố mẹ chắc kiểu gì cũng cho căn nhà mặt tiền, khóc xong về chú, bác kiểu gì cũng có cái xe hơi và chắc là khóc xong bài về cô, dì thì vàng bạc đeo lên người không hết.... Hoá ra khóc để lấy tiền các bác ạ. Cô nào càng giỏi khóc càng được nhiều tiền.

Đỉnh cao của việc khóc này là khóc vào đêm trước lễ cưới. Cô dâu mời 9 cô bạn nữa đến và bắt đầu ngồi khóc. Khóc xong một bài đầu bếp mang một món lên. Khi cô dâu khóc xong 10 bài thì bàn ăn sẽ đủ mười món. Tưởng như rằng 9 cô bạn gái kia sẽ được ngồi ăn luôn. Nhưng không phải, 9 cô ban của cô dâu lại bắt đầu khóc. Họ khóc cho tình bạn bị bỏ rơi, khóc vì tiếc tuổi thanh xuân và khóc về những cái mả mẹ gì nữa thì em cũng dek biết. Chỉ biết là học khóc khá to, khóc như nhà có người chết.....

Sáng hôm sau cô dâu vào chải đầu lại khóc, lúc chú rể đến đón cũng khóc và đến lúc lên giường có khóc hay không thì chỉ Chúa mới biết.


Nói chung phong tục khóc của người Thổ gia là một phong tục độc đáo của họ



Đường phố trong thành cổ










 
Đó là chuyện đám cưới, còn đám ma thì người ta lại nhẩy múa, hát hò...... thế mới lạ

Người Thổ gia quan niệm cái chết chỉ là sự xoay vần giống như sự xoay vần 4 mùa xuân, hạ, thu, đông của thiên nhiên vậy thôi. Thế nên khi cái chết đến họ cho rằng nó khép lại một chu kỳ cũ và mở ra một chu kỳ mới. Và họ tổ chức những vũ điệu truyền thống để ăn mừng việc này.
Vào đêm trước khi đưa tang, người Thổ gia tụ tập đông người bên quan tài và họ bắt đầu nhẩy múa. cái điệu nhảy waving hands của họ em cũng chưa được xem nên cũng không biết diễn tả thế nào. Nhưng trong sách thì nói: "Những người đàn ông tay nắm tay, cùng nhún nhảy quanh quan tài và khi tay vung về đằng sau thì đá chân về phía trước... và đến đỉnh điểm của lễ hội thì thân nhân của người quá cố tham gia điệu nhẩy. Những ngừoi phụ nữ không tham gia điệu nhảy này, họ mặc quần áo thật đẹp, trang điểm thật lộng lẫy, ngồi xem những ngừoi đàn ông nhẩy"







 
Những người Thổ gia là những người mến khách. Khi có khách đến, bất kể là khách nào, có quý hoá hay không họ đều đem tất cả những thứ họ có ra đãi khách. Người khách đến nhà bao giờ cũng phải uống một bát rượu và 1 bát Tuấn San (Dek hiểu bát gì) và họ thường đem 10 món ăn ra tiếp khách. Trong truyền thống của người Thổ gia. Số 10 biểu trưng cho sự no đủ, đầy đặn và tốt đẹp. Nên làm cái gì họ cũng gắn với số 10.

Ngoài ra họ còn có những điều kiêng kỵ như: Cấm phụ nữ có thai ngồi trên bậu cửa, cấm con gái đi lấy chồng rồi trong lễ lại mặt về quét nhà mẹ đẻ (Vì họ cho rằng quét nhà là sẽ lấy các tài sản về nhà....). Đà ông không được mặc áo rơm, mang cuốc và thùng rỗng vào nhà, vì họ cho rằng như thế là nghèo đói.....







 
Người Thổ gia theo đạo Lão, nên họ khá mê tín. Từ việc ma chay, hiếu hỉ, chữa bệnh...cái gì cũng nhờ các pháp sư. Và họ cũng thờ Lỗ Ban, khi làm nhà họ cũng cúng gà, rượu như ở ta. Ngoài ra họ thờ hai con vật là hổ trắng và rùa.

Theo truyền thuyết của họ, ngày xưa có một chàng trai tên là Bai Wu Xiang (Em không biết Hán Việt hoá tên ông này là gì) cũng còn có tên làn Lin Jun. Cao to, đẹp trai, khoẻ mạnh... Chàng lãnh đạo 5 bộ tộc của người Thổ Gia. Năm đó mất mùa nghèo đói, chàng bèn dẫn những người Thổ gia đi tìm vùng đất mới.
Đến con sông Yan Yang, thấy vùng này đất đai phì nhiêu, tươi tốt. Chàng quyết định dừng lại và cho bà con lập nghiệp. Nhưng đen một nỗi, nữ thần của dòng sông Yan Yang này cực kỳ độc ác và hung tợn. Mụ ra điều kiện, người Thổ gia muốn ở đây thì chàng Lin Jun phải lấy mụ làm vk.
Không giống như yêu quái trong phim Tây Du Ký chúng ta đã từng xem. Vì nếu yêu quái mà xinh đẹp như thế thì chàng Lin Jun lấy cmn cho rồi và chúng ta chẳng còn chuyện gì để nói. Đằng này nữ thần là một mụ già xấu xí. Kiên quyết không để mình làm phi công, Lin Jun cầu trời khấn Phật ngày đêm cho chàng nghĩ ra mưu để đối phó mới mụ nữ thần độc ác. Nhưng cầu nguyện mãi mà không có kết quả gì, thôi thì việc đã đành Lin Jun cắn răng chịu lấy mụ nữ thần xấu xí này cho dân chúng được yên. Quả là sự hy sinh cao cả
Vào đêm tân hôn, khoái chí vì cưới được trai trẻ, mụ nữ thần liền bỏ bùa hộ mệnh ra mà vào định chén Lin Jun. Nhưng lạ kỳ, khi mụ bỏ tấm bùa hộ mệnh ra khỏi cổ, thì Lin Jun biến thành con hổ trắng vồ lấy mụ chết tươi đành đạch.
Từ đó trở đi người Thổ Gia coi mình là con cháu của hổ trắng và thờ trong nhà như muốn xua đuổi ma quỷ






 
Ngoài ra người Thổ gia còn thờ con rùa nữa, về chuyện này thì em ko biết truyền thuyết nó ra sao. Nhưng em thấy thờ con rùa chán bỏ mẹ. Thờ con gì cho nó nhanh nhẹn một chút. Chứ thờ con rùa chậm như thế này thì biết đến bao giờ mới đi lên C.N.X.H được


Trong ngôi nhà này có con rùa mấy trăm năm tuổi, nhưng là vật thiêng của họ nên em ko dám chụp ảnh


\


Còn đây là cái đền thờ bên cạnh chắc là thờ cái gì em cũng chẳng biết



 
Người Thổ gia có rất nhiều lễ hội trong năm. Nhưng to nhất là lễ hội "Bắt năm mới". Lễ hội này thường được tổ chức trước tết của người Hán 1 ngày. Vì năm đó Hoàng đế nhà Minh ra lện đưa quân Thổ gia sang Quảnh đông đánh quân Nhật. Và những người Thổ gia phải tổ chức ăn tết trước để cho các chiến binh ra trận. Trong lễ hội này nhà nào của người Thổ cũng có bàn thờ bằng vải đen - tượng trưng cho mầu lều của các chiến binh. Bên trên đặt bánh trái, một cành hoa mận và một ống đũa tre - tương trưng cho cung tên của chiến binh.










 
Thấy bảo đồ đặc sắc nhất của người Thổ gia đó là đồ thêu. Các cô gái Thổ gia hàng ngày ở nhà dek biết làm gì nên lôi quần áo, khăn vải ra thêu. Cũng giống như đồng bào các dân tộc vùng cao của ta, họ bán đồ thêu khá nhiều. Nhưng em chắc là 100% là hàng công nghiệp.
Ở đây giữa quốc gia thủ phủ của hàng giả, chớ dại dột mà mua thứ gì. Có thật cũng không mua, vì nếu mua về mụ vk nó lại bị nhiễm cái tính khóc của người Thổ gia suốt ngày cứ dề cái mồm ra thì bỏ mẹ






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top