Sau khi ngó đưởng cái đỉnh Everest nó ra trong mây, à cái đỉnh Everest còn có tên là Chomolungma, cái tên này quen thuộc với dân địa phương hơn. Cả lũ quay về gặp đồng đội thu dọn đồ đạc quay lại New Tingri (Shekar), nhận phòng khách sạn xong và ăn trưa. Nýma rủ rê đi thăm pháo đài và tu viện, 4 đồng chí trong đoàn hơi mệt nên chỉ có 2 đứa theo Nýma đi chơi
Đây chính là Old Tingri
DSC_8699 by
pinklotussummer, on Flickr
DSC_8667 by
pinklotussummer, on Flickr
Tingro à một thị trấn ở miền nam Tây Tạng với dân số khoảng 523. Nó thường được sử dụng như một nơi chuẩn bị leo núi để leo lên đỉnh Everest hoặc Cho Oyu. Tingri Shelkar (dring ri Shel dkar) là một thị trấn nhỏ khoảng 60 km về phía tây bắc của núi Everest và chỉ hơn 50 km từ biên giới Nepal ở khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ở độ cao khoảng 4.300 mét (khoảng. 14.107 feet). Nó có pháo đài Shekar Dorje Dzong và tu viện Shekar Chode, tu viện này ngày xưa theo tông phái Kagyu, nhưng đã chuyển theo tông phái Gelugpa từ thế kỷ thứ 17, và trước đây có khoảng 300 tu sĩ nhưng hiện nay chỉ có 1 tu sỹ duy nhất. Mặc dù bị phá bỏ bởi các Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng nó đang được xây dựng lại.
Nhân chuyện nói về các tông phái giới thiệu qua một chút ạ, trước kia những kiến thức về phật giáo của em được thu lượm qua bộ chuyện ngôn tình "Đức Phật và nàng, bất phụ Như Lai, bất phụ nàng". Vừa tu hành nhưng không quên chuyện tình cảm !!!!!!!!!!!!!!
Phật giáo chia làm Đại thừa( mahayana) và tiểu thừa (hynayana), Đại thừa là tu luyện phổ độ chúng sinh còn tiều thừa cơ bản là tu thân mình để đạt tới canhr giới giác ngộ (cái này nói theo kiểu hiểu của em).
Mật tông Tây Tạng là thuộc đại thừa vì vậy không ăn thịt còn tiểu thừa mới có thể ăn ạ, cái bác không phụ phật tổ và tình iu í là theo tiểu thừa cho nên chả ảnh hưởng.
Mật tông Tây Tạng chia làm các dòng tu khác nhau:
Đầu tiên là Tông phái Nyingmapa được khai sáng do Ngài Padmasambhava -Liên Sinh Hoa là vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
Tông phái Kagyupa Do Marpa Chokyi Lodoe Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10.
Tông phái Kadampa Do Ngài Atisa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 9.
Tông phái Sakya Do Ngài Khon Konchok Gyelpo Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11.Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
Cuối cùng là tông pháI Guelugpa, do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tấn tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh.
DSC_8640 by
pinklotussummer, on Flickr
Vết tích còn lại của pháo đài
DSC_8615 by
pinklotussummer, on Flickr
Tu Viện thì nằm trên cái đỉnh núi cao ơi là cao này và đây là tu viện xem lẫn nhà
DSC_8664 by
pinklotussummer, on Flickr