What's new

[Chia sẻ] Đường xưa mây trắng, Tibet 2015

Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi một dải núi tuyết trắng xóa lần trong các đám mây, một sân bay nằm giữa thung lũng xung quang là núi, là những con đường xa tít tắp với màu trắng của mây, màu xanh của trời và màu vàng của nắng lẩn giữa những hàng cây đã chuyển màu.
Tây tạng chào đón chúng tôi bằng cái đầu nhâm nhẩm đau, bằng trái tim đập thình thịch vì shock độ cao.
Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi đôi má hồng của các em bé, bởi mùi gây gây của thịt bò Yak, bởi mùi nồng đậm của mỡ cừu...
DSC_9614 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7571 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8042 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8582 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7143 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7847 by pinklotussummer, on Flickr
 
Tạm biệt những mái nhà ở Old tingri
DSC_8724 by Dang Thao, on Flickr
Chúng tôi tiếp tục hành trình, hôm đầu lúc đến đoạn này nhìn toàn cảnh công viên quốc gia Hymalaya cái gì đó (mình quên không chụp lại cái biển nên không nhớ tên đầy đủ của nó), trời âm u không được chụp ảnh nên hôm nay phải chụp bù, khổ mang cả vali ra chụp cho nó chất chơi người "rơi"
DSC_8761 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8758 by Dang Thao, on Flickr
Cả đội chụp xong mấy bác Trung Quốc lao ra vất luôn máy ảnh cho ông anh trong đoàn rồi định ra diễn với cái vali của tụi mình giống như thân quen lắm. Nhưng các thanh niên cứng quyết định kéo vali và đi về. Đây là cảnh dãy Hymalaya từ cái biển báo công viên quốc gia
DSC_8748 by Dang Thao, on Flickr
 
Điều đặc biệt nhất trong hành trình từ Shekar trở về Shigatse đó là việc gặp các gia đình người Tạng với cuộc sống du mục thực sự. Họ sống trong những chiếc lều như thế này ạ, cùng với đàn gia súc
DSC_8783 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8785 by Dang Thao, on Flickr
Đàn gia súc sẽ được lùa và nhốt vào những hàng rào đá vào ban đêm, họ rất thoải mái với việc bọn mình chụp ảnh hay chơi đùa với lũ trẻ con chứ không kiêu kỳ với cái máy ảnh như những người dân thành phố
DSC_8775 by Dang Thao, on Flickr
Nói một chút về bác lái xe của bọn mình, bác lái xe là người Tạng ạ, nhưng bác lấy vợ người Hán và có một cô con gái năm nay 19 tuổi. Bác í có thể nói được tiếng Trung và tiếng Tạng là tất yếu. Bác rất thân thiện, luôn hỗ trợ bọn mình hết mình trong niềm đam mê chụp choẹt và bác cũng rất thích chụp ảnh. Khi xuống đây bác trò chuyện với các bạn người Tạng và các bạn í còn dạy mấy anh con trai trong đoàn cách bắn đá để lùa lũ da súc về thay cho chó
DSC_8780 by Dang Thao, on Flickr
 
Last edited:
Lũ trẻ sống một cuộc sống du mục không biết chúng sẽ học hành và lớn lên thế nào?
DSC_8802 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8800 by Dang Thao, on Flickr
Ný ma kể về câu chuyện học hành của cậu í, cậu í không đến trường học mà đến các tu viện ở đó sẽ học về giáo lý, văn hóa ... Còn tiếng anh là ku cậu học khi đến Lasa cách đây 3 năm. Ný ma cũng tâm sự cậu không có hộ chiếu giống như tất cả những người Tây Tạng, cậu chỉ có thể đi lanh quang ở Trung Quốc chứ không được phép xuất ngoại, cậu không bao giờ có thể biết đến được đất nước của chúng ta một đất nước không có tuyết rơi và lá cây mãi màu xanh từ mùa này qua mùa khác. Đến đây tôi cảm thấy hạnh phúc vì mình không sinh ra ở Tây Tạng, vì dù mảnh đất này có đẹp đến mấy, có yên bình đến mấy. Nhưng tôi muốn khám phá thế giới ngoài kia, muốn được in dấu chân mình trên những mảnh đất khác nhau, có thể đắm mình trong làn nước xanh của biển Bali hay phơi nắng ngắm nhìn dãy Annapura....

DSC_8795 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8809 by Dang Thao, on Flickr
 
Last edited:
Khi chúng tôi đến Tây Tạng lá mới chớm vàng nhưng giờ đây những hàng cây đã thay một bộ áo mới, vàng rực trong nắng trong
DSC_8918 by Dang Thao, on Flickr
Những con đường tưởng chừng như kéo dài vô tận
DSC_8836 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8929 by Dang Thao, on Flickr
Tháng 9 là mùa hoa cải nở, những cánh đồng hoa cải kéo dài bất tận phía xa xa là những ngôi nhà phất phới cờ bay
DSC_8873 by Dang Thao, on Flickr
 
Vì quay lại Shigatse khi trời còn sơm cả đội quyết định thăm lại Tu viện Tashilhunpo.
Như đã nói Dalai lama Gendün Druppa là người xây Tu viện Tashilhunpo là Dalai Lama đầu tiên sinh năm 1391, trong một gia đình du mục trong tỉnh Tsang. Cha mất khi ông lên bảy và ngay sau đó, ông được mẹ gửi đến một vị thầy danh tiếng bấy giờ là Drub-pa She-rab. Mình xin bổ sung thêm một chút các nhà sư khi còn nhỏ thì được gọi là Sranabera chỉ những người mới xuất gia từ 7-20 tuổi và chưa thọ giới. Sau khi thọ đại giới, họ được gọi bhikkhu -Tỳ khâu (chữ này bao gồm 3 nghĩa: khất thực, thanh tịnh và là mối lo sợ của ma quỷ). Vào năm 20 tuổi ông thọ giới và nhận tên là Gendun Gruppa đồng thời cũng trở thành học trò của Tsongkhapa. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đã trở thành trụ trì đầu tiên của Tu viện Ganden.

Truyền thuyết kể rằng Palden Lhamo, nữ thần của hồ thiêng Lhamo La-tso, hứa với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một linh kiến của mình "... rằng cô sẽ bảo vệ các hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma." Vì vậy bắt đầu từ thời Gendun Gyatso, các nhà sư đã đi đến hồ Lhamo La-tso thiền định khi tìm kiếm sự tái sinh kiếp sau - linh đồng của các Dalai Lama

Gendun Druppa thành lập hai tu viện lớn: Drepung và Tashilhunpo trong năm 1447, Tashilhunpo được xây dựng ở Shigatse, mà sau này trở thành chỗ của Ban Thiền Lạt Ma.

Gendun Druppa không có quyền lực chính trị. Đó là trong tay của phó vương như Sakyas, hoàng tử của Tsang, và Mông Cổ Khagan. Vai trò chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ bắt đầu với sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5.

Ông vẫn là trụ trì của Tu viện Tashilhunpo cho đến khi ông qua đời trong khi thiền định năm 1474.
Dọc đường đi lên tu viện sẽ gặp những người phụ nữ Tạng xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống và nụ cười rực rỡ, rất thân thiện với cái máy ảnh
DSC_8983 by Dang Thao, on Flickr
DSC_8977 by Dang Thao, on Flickr
Các chuyển kinh luân ở tu viện Tashilhunpo Monastery được xây vòng lên núi bao quanh tu viện
DSC_9009 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9029 by Dang Thao, on Flickr
Khi lên đến điểm cao nhất của chuyển kinh luân bạn sẽ thu trọn vào trong tầm mắt tu viện và toàn thành phố
DSC_9051 by Dang Thao, on Flickr
 
Nửa đêm thanh niên mất ngủ không biết làm gì lôi lịch trình ra đọc, phát hiện ra một điều bạn Tony chú thích đó là ngày mai là con đường đẹp nhất trong lịch trình, bạn sẽ dễ dàng quan sát những đỉnh núi tuyểt vĩnh cửu ở hai bên đường.
Lại nói thêm là cái ghế trên cùng ngồi cạnh lái xe là giành cho Ný ma nhưng mà ngoại trừ hôm đầu bạn í có hân hạnh ngồi đó, còn những ngày sau đội mình toàn hắt hủi bạn í xuống hàng cuối cùng và ngồi giữa, vì hai bên hàng cuối vẫn chụp choẹt được qua cửa sổ. Mấy hôm anh lead với anh Mèo toàn thay nhau ngồi ghế trên, hôm nay vừa ăn sáng xong lên xe, mình đã tót lên ghế đầu. Hai ông anh rất vui vẻ vì con bé toàn nhường hôm nay mới đòi lên (đấy can cái tội không đọc kỹ lịch trình là thế đấy)
Lúc bọn mình rời Shigatse trời vẫn âm u như thế này
DSC_9110 by Dang Thao, on Flickr
Chẳng biết làm sao khi nhìn thấy khung cảnh này mình cứ liên tưởng đến câu thơ của Bác :
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
DSC_9145 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9156 by Dang Thao, on Flickr
 
Thèm quá, nhìn đâu cũng thấy núi tuyết... có mưa đây mang qua đổi tuyết trắng... ui Tây Tạng xin đổi 1 lấy 1, ông Bắc Kinh ơi cho tui qua sống thử 1 năm... Tui lạy ông sao ông nhốt người ta trong vương quốc của người ta...
 
Last edited:
Mấy thanh niên thấy sông đẹp không chịu được liền nhảy nhót xuống chụp ảnh
DSC_9190 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9184 by Dang Thao, on Flickr
Nghĩ đi nghĩ lại có mỗi một đoạn núi tuyết mà tốn bao nhiêu là shot ảnh, ông lead ngồi đằng sau chỉ muốn kéo mình xuống đập cho một trận
Toàn cảnh từ xa
DSC_9210 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9218 by Dang Thao, on Flickr
Rồi đến gần
DSC_9222 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9228 by Dang Thao, on Flickr
 
Đi khuất qua thị trấn cuối cùng cũng vượt qua dãy núi tuyết này đến một vùng đất mới
DSC_9236 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9247 by Dang Thao, on Flickr
Vùng đất của những cánh đồng lúa mì, những thảm cỏ mênh mông và những chú bò béo mập
DSC_9262 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9273 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9284 by Dang Thao, on Flickr
Hóa ra lý do những chú bò béo mập thế này là nhờ cỏ được mọc dọc theo 2 bên bờ của một dòng ôn tuyền nhỏ
DSC_9302 by Dang Thao, on Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top