homeless man
Phượt gia
Ở lại căn lều trống hoác kia là hai người phụ nữ. Lai thỉnh thoảng có lên và tiếp tế nước hay lương thực. Lai không thể ở lại đây vì còn hai đứa nhỏ dưới bản phải đưa đón học hành hàng ngày. Trong căn lều đã chất quá nửa các bó lúa trên cái sạp nứa, tôi thấy những điều mà mình chưa bao giờ nghĩ tới. Ở đó có một cái can nhựa trắng đã ngả mầu cháo lòng đựng được khoảng 3 lít nước. Đây là tất cả số nước mà hai người đàn bà có trong một ngày vì nơi đây trên núi. Phải đi rất xa mới đến con suối nhỏ như tôi đã tả ở trên để lấy nước mang lên. Trên cái giá tre lạnh tanh là nồi cơm nhỏ còn lại phân nửa. Chắc đây là phần cơm chiều. Như vậy họ chỉ nấu một bữa sáng và ăn cả ngày. Tôi đoán rằng tại họ bận quá, lúa thì đã chín rục cả rồi nên tranh thủ thu hoạch được nhanh từng nào hay từng đó. Tôi thấy có mấy cái bát mẻ và một túi nhỏ ni lông đựng muối. Ngoài ra cũng chả có thêm gì kể cả những thứ tối thiểu như cái màn hay cái chăn để đắp vì ở núi cao, đêm đến nhiệt độ xuống rất thấp. Hay có khi họ đốt lửa sưởi ban đêm?
Tôi từng nhiều lần đến nhà Lai và biết dù là ngày mùa họ cũng thường ăn độn cơm ngô. Đó là thứ cháo ninh từ hỗn hợp hạt ngô say và gạo. Mầu trắng của gạo bị lấn át hoàn toàn, bị biến mất bởi mầu vàng của ngô như muốn phơi bày ra một sự thật rằng cái gọi là cơm ngô kia thì thực chất ngô là chính. Hôm nay, có lẽ nồi cơm không độn này là một điều đặc biệt cho người ở lại sâu trong rừng thu hoạch những bông lúa quý giá kia.
Trên cái ống đựng đũa, cuộc sống tự cung tự cấp thể hiện ra một cách rõ nét. Chiếc đũa cả to và thô còn nguyên những hạt cơm dính từ sáng hay từ khi nào. Tôi đặc biệt chú ý đến cái muôi đẽo bằng tre. Có lẽ ở đây, bất cứ cái gì mà người dân có thể tự làm được từ nguyên vật liệu địa phương thì họ đều cố gắng làm. Tôi chợt nghĩ rằng cái công ngồi dẽo, vót, chuốt cái công cụ nấu ăn kia có thi còn nhiều tiền hơn cả việc mua một cái muôi nhôm vừa bền vừa dễ rửa.
Có thể với nhiều người đi nhiều, thấy nhiều thì cái tiểu tiết muôi tre kia chả là gì, chả đáng gì. Nhưng với tôi, lúc mới lên Bắc Kạn năm 2006, thấy cảnh này cũng suy nghĩ và tâm trạng nhiều lắm. Tôi không muốn so sánh, không muốn ai đang có cuộc sống xung túc phải từ bỏ nó, sống cực khổ để thông cảm với người nghèo nhưng rõ ràng, bà con nơi đây còn vất vả lắm. Bây giờ ngồi viết lại suy nghĩ của mình lúc đó, cảm giác như mình có lỗi vẫn còn đeo đẳng khôn nguôi. Cũng chẳng biết nên dùng lời nào để nói lời cảm thông với gia đình nhà Lai, với bà con ở đây. Lúc đó tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát. Nếu để ý kỹ thì còn chụp được rất nhiều bức ảnh để mọi người xem chứ không phải kể lể nhiều lời. Nhưng lúc đó, tôi không còn tâm trí nào mà chụp ảnh.
Tôi từng nhiều lần đến nhà Lai và biết dù là ngày mùa họ cũng thường ăn độn cơm ngô. Đó là thứ cháo ninh từ hỗn hợp hạt ngô say và gạo. Mầu trắng của gạo bị lấn át hoàn toàn, bị biến mất bởi mầu vàng của ngô như muốn phơi bày ra một sự thật rằng cái gọi là cơm ngô kia thì thực chất ngô là chính. Hôm nay, có lẽ nồi cơm không độn này là một điều đặc biệt cho người ở lại sâu trong rừng thu hoạch những bông lúa quý giá kia.
Trên cái ống đựng đũa, cuộc sống tự cung tự cấp thể hiện ra một cách rõ nét. Chiếc đũa cả to và thô còn nguyên những hạt cơm dính từ sáng hay từ khi nào. Tôi đặc biệt chú ý đến cái muôi đẽo bằng tre. Có lẽ ở đây, bất cứ cái gì mà người dân có thể tự làm được từ nguyên vật liệu địa phương thì họ đều cố gắng làm. Tôi chợt nghĩ rằng cái công ngồi dẽo, vót, chuốt cái công cụ nấu ăn kia có thi còn nhiều tiền hơn cả việc mua một cái muôi nhôm vừa bền vừa dễ rửa.
Có thể với nhiều người đi nhiều, thấy nhiều thì cái tiểu tiết muôi tre kia chả là gì, chả đáng gì. Nhưng với tôi, lúc mới lên Bắc Kạn năm 2006, thấy cảnh này cũng suy nghĩ và tâm trạng nhiều lắm. Tôi không muốn so sánh, không muốn ai đang có cuộc sống xung túc phải từ bỏ nó, sống cực khổ để thông cảm với người nghèo nhưng rõ ràng, bà con nơi đây còn vất vả lắm. Bây giờ ngồi viết lại suy nghĩ của mình lúc đó, cảm giác như mình có lỗi vẫn còn đeo đẳng khôn nguôi. Cũng chẳng biết nên dùng lời nào để nói lời cảm thông với gia đình nhà Lai, với bà con ở đây. Lúc đó tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát. Nếu để ý kỹ thì còn chụp được rất nhiều bức ảnh để mọi người xem chứ không phải kể lể nhiều lời. Nhưng lúc đó, tôi không còn tâm trí nào mà chụp ảnh.