What's new

Forester-Bạn là ai?

Trước hết là rau dớn ạ.

sieuthiNHANH2009052114021mznlzgi1nd209661.jpeg


Bác homeless ơi , em ở miền tây nhưng nhìn hình rau dớn của bác giống đọt chạy ở chổ quê em quá

Bài bác viết rất hấp dẫn em đọc một mạch đến đây , vẫn thấy còn hấp dẫn , hôm nào có bán ở chổ em rau này em sẽ chộp 1 phát gởi cho bác để so sánh nhé . Thân chào bác :)

sieuthiNHANH2009060715723zmrkowvknj519544.jpeg
[/CENTER]

Cái này phải hoa chuối rừng không bác ? hôm đi Sapa em có nhìn thấy không chộp ảnh về cứ tiếc mãi :(

Và tôi chỉ học được có vậy. Rõ ràng là người Mông như Tu còn có rất nhiều kiến thức bản địa, là thứ mà người Kinh như chúng tôi phải học tập.

Chúng tôi luôn nhìn họ với con mắt kính trọng vì trong cuộc đời này làm sao có thể biết rõ được ai hơn ai?


Em phục bác 2 câu này , là phụ nữ nhưng cũng xin phép (beer)

Máy em đang đọc không xài được nút thank, tức chết đi được , muốn :gun
 
Last edited by a moderator:
ờ nhỉ mà sao từ hồi vào phượt nhiều lúc muốn thank lắm mà k thank được, nút ấy ở đâu ....????
Đọc bài của bác home cứ như mình đang đi luơt phượt trong rừng vậy
 
@ Dulichmientay: Đúng cái hoa đó là hoa chuối rừng, thân nhỏ và cao, hoa rất đỏ. Khác với hoa chuối dưới xuôi hay có mầu đỏ thẫm hay tím. Thường chuối rừng không có quả. Có một loại chuối rừng nữa là chuối hột, có quả ít chỉ ở mấy nải đầu, nhưng khi chín ăn chát và nhiều hạt đen, cứng.=))
-----------------------------------------------------------------

Chiều xuống, chúng tôi cũng đã thấm mệt. Lúc này đi xuống nhiều hơn đi lên do đó cũng còn cầm cự được để đi tiếp. Thế rồi, tụt xuống một thung lũng nằm kẹt giữa các dãy núi đá và rừng già. Để qua được thung lũng này, chúng tôi phải vượt qua một thảm cỏ mọc lút đầu. Cỏ có cạnh rất sắc như cỏ tranh. Nó cứa vào bất cứ chỗ da nào hở ra không có che chắn. Và khi mồ hôi ra chảy vào nơi bị cỏ cứa thì xót như sát muối vậy. Anh Minh đi trước dẫn đường, thực ra là mở đường mới đúng vì trước đó làm gì có đường. Chỉ biết đi về hướng thung lũng thôi và ở dưới đó thì tìm được đường mòn mà người dân đi làm nương để lại=)).

Nhưng mọi người cũng đã mệt cả rồi, chả cần phát cỏ nữa. Tất cả cứ vạch cỏ mà đi. Khổ nhất là người đi đầu. Những người đi sau thì đỡ hơn.


sieuthiNHANH2009091826038ywixyjdmyz266047.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038m2fkmjvlyw267406.jpeg

Trong thung lũng, bà con trồng ngô. Thứ ngô địa phương hạt trắng, năng suất thấp nhưng chất lượng cao. Đặt biệt, mỗi hốc trồng đến 4-5 hạt và sau này thì để thành cây hết chứ không tỉa thưa. Cái này khác xa so với trồng ngô lai. Nhưng giống ngô địa phương được cái tốt, chả phải chăm bón gì nhiều. Ngô nương và lúa nương, bao nhiêu đời nay vẫn thế. Không biết sau này, khi nhu cầu tăng lên, tập quán canh tác này có bị thay đổi không chứ cứ như tôi thấy, hiện giờ thì nó vẫn ổn.

sieuthiNHANH2009091826038ogjlotu1mz241623.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038nza3ztg2zt272875.jpeg
 
Đứng ở giữa thung lũng nhìn ra, nơi tiếp giáp với rừng già là các rặng chuối thảm cỏ và cây khoai môn. Cây khoai môn có những tầu lá rất to. Có lá dài hơn 2m, cao hơn cả chúng tôi. Cây này thường dùng nuôi lợn nhưng nhựa của nó thì rất ngứa. Trong đời, chưa thấy cái lá cây nào to như thế. Diện tích phải mấy mét vuông. Gặp chỗ thoáng lại phẳng, chúng tôi đi lại ngó nghiêng xung quanh. Có lúc ngồi nghỉ trên các cây gỗ mục, ngắm nhìn trời đất, rừng núi bao la thấy được trải nghiệm một lần ở những nơi này thì quả thật rất may mắn.


sieuthiNHANH2009091826038nzbjngy5og268468.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038ogjkzte4zj235875.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038mdblyjaymg207746.jpeg
 
Hờ hờ, mất toi gần 2 tối của em cho cái topic của bác đấy, bác viết hay quá bác Hôm ạ...(c) Biết vậy em đã tranh thủ hóng hớt bữa đi cái hang To rồi... Sang tuần em qua bác xin ít ảnh bác nhé!
 
Viết nốt cái đoạn ra khỏi rừng. Sau khi nghỉ ngơi ở cái thung lũng ngút ngàn cây và đá đó, chúng tôi tìm đường xuống núi. Bên một gốc cây bị hạ để làm nương, mọc rất nhiều nấm. Đây là nấm tự nhiên, mọc sau khi trời có mưa. Còn khi khô nắng, nó quắt lại mọi người không để ý. Nấm rừng thì ngon nhất trần đời nhưng không quen sẽ rất bị lẫn nấm độc. Bất cứ loại nấm nào có mầu sắc thì không nên ăn vì khả năng nấm độc rất cao. Loại nấm chúng tôi hái này trắng tuyền và hơn nữa có thổ địa đi cùng nên cũng hái ăn chả sợ.


sieuthiNHANH2009091826038ymqyzddkog220744.jpeg

Ngắt mấy tầu lá dong non, sạch để gói nấm mang về. Chiều đó chúng tôi được bữa canh nấm giữa rừng ngon tuyệt. Tuy nhiên, ngay tại địa phương đã có nhiều người dân dù quen với các loại nấm trong rừng đôi khi cũng bị nhầm và bị ngộ độc. Tôi muốn nói với các bạn đi rừng là nếu không biết, cứ tránh đi là hơn. Chứ ngộ độc nấm giữa rừng thì không biết hậu quả như thế nào.

sieuthiNHANH2009091826038mwzhnwnknz147228.jpeg
 
Sắp ra khỏi rừng, gặp một con thác nhỏ chảy ra từ khe đá. Nước trong lắm dù trời mưa chưa lâu. Nước đem theo đã cạn nhưng chúng tôi không ai dám uống loại nước này vì có thể có sán nước hay không đảm bảo chỉ số vi sinh. Cũng gần về đến nơi tập kết nên anh em bấm bụng nhịn vậy. Thực ra, đi rừng nước cũng chỉ mang được có hạn vì còn phải leo trèo. Phải tận dụng nước từ các cây trong rừng (tre, nứa, dây leo...). Nếu không phải xử lý nước suối trước khi uống. Đơn giản như đun sôi hay dùng hóa chất. Nhưng khi gặp phải lúc bí quá mà không kịp làm hai việc trên thì cũng nên bứt một cọng cỏ nhỏ rỗng ruột mà mút nước. Không nên vục uống vì dễ lẫn sinh vật.

sieuthiNHANH2009091826038zdqxmtfknt239623.jpeg

Khác hẳn với vùng núi đá khô cằn, dọc hai bên suối cây cỏ xanh tốt. Có nhiều nhất ở ven suối là lá dong và sa nhân tím. Ỏ đây lá dong bà con chỉ lấy về dùng trong nhà (cũng chả hết bao nhiêu, ngoài ra còn lá chuối nữa) chứ ít khi lấy bán vì lá rẻ lắm, lại phải vận chuyển đi xa. Những vạt lá dong vì thế cứ lên tốt um rồi héo vàng bỏ đi không ai lấy.


sieuthiNHANH2009091826038ytvkmjlly2209111.jpeg

Vùng này cao trên 500m nên có rất nhiều sa nhân dại mọc. Nó sống ở trên cao nhưng lại ưa ẩm. Cây sa nhân trông giống như cây riềng, lá đơn không đối xứng và mọc thành bụi. Quả sa nhân mọc dưới đất, mầu tím và thường lấy sấy khô bán cho Tầu làm thuốc bắc, gia vị...Sa nhân dại rất tốt nhưng rất ít khi cho quả. Vì mọc rải rác nên cũng chả bõ khai thác, chế biến. Chúng tôi cũng đã nhiều lần định giúp bà con trồng sa nhân xuất khẩu nhưng thị trường phụ thuộc anh bạn Tầu nên lên xuống bấp bênh, không tính được hiệu quả kinh tế. Nâng lên đặt xuống mãi rồi thôi không trồng nữa:(.

sieuthiNHANH2009091826038ody5zdhjnj214261.jpeg
 
Cuối cùng cũng ra được khỏi rừng trở lại còn đường mòn lúc sáng. Con đường này vốn là đường định canh định cư được làm từ lâu, cũng chỉ có trâu và người đi. Bây giờ Tầu có xe máy rẻ mấy triệu đồng một cái thì có thêm mấy cái Way hay Win đi. Văn minh chưa tới được vùng này. Bà con sống không điện, không nước, đa phận tự cung tự cấp. Rồi cơn lốc quặng chì quặng kẽm bùng phát do anh Tầu đặt hàng giá cao, con đường mòn lại cõng thêm mấy chú xe tải vào trở quặng ra từ lò thổ phỉ, đào xới bung bét trong rừng.


sieuthiNHANH2009091826038ytdlndzlyz240615.jpeg

Ra khỏi rừng, đến được chỗ có thể gọi là open air, lại phải chịu cái nắng gắt xiên khoai phải mũ mũ, áo áo. Ra khỏi rừng mới thấy nhớ lúc được đi dưới tán rừng già, gió thổi xao xác trên ngọn cây mà ở dưới thì lại không đến được. Rồi thì gỗ tuôn rơi theo một con dốc bên bờ suối. Gỗ được tập kết ở khu vực đường mòn bằng trâu, bò kéo. Sau đó lên xe về xuôi. Ra để rồi sẽ trở lại, để được sống với thiên nhiên, tạm quyên đi những mối lo cơm áo, gạo tiền:T

sieuthiNHANH2009091826038njnmmmzknm234082.jpeg
 
Giữa nương lúa hiện lên cái chòi canh bốn bề trống hoác. Đó là nơi gia đình hay cử người thay phiên nhau ở lại canh nương. Thường thì bà cụ già mẹ Lai hay ở lại. Chòi cũng là nơi chứa các nhánh lúa được bó lại thành từng bó, khi khô hết sẽ được gùi về nhà. Trong cái chòi đó, có bao nhiêu thứ khiến người miền xuôi như tôi phải kinh ngạc để rồi cảm nhận thêm cuộc sống gian khó của bà con nơi đây.

sieuthiNHANH2009091826038zmnlmjjjm2215084.jpeg



Đúng như dự kiến, chúng tôi quay lại vạt nương này khi mùa lúa chín. Chỉ có bà cụ mẹ và vợ Lai ở lại trên cái nương này để thu hoạch lúa. Ở đây người ta không dùng liềm cắt và tuốt lúa như ở dưới xuôi. Họ đi nhặt từng bông lúa giống như người ta đi mót lúa vậy. Công cụ hỗ trợ chỉ là một con dao nhỏ, sắc như dao cau nhưng lưỡi lại cong như dao quắm. Các bông lúa được bó thành từng bó nhỏ và cất trong lều để gùi mang dần xuống núi. Lúa cứ để như vậy cất trên gác hoặc treo trên sào, khi ăn mới đem ra vò lấy thóc và giã gạo. Đồng thời, nó có thể để làm giống luôn cho vụ sau.

DSC_0073.jpg

Như phần trên tôi đã viết, lúa nương rất khác lúa nước đặc biệt là ở hạt lúa. Lúa nương có mầu sẫm hơn, tùy loại mà có hình tròn hay hài, thường hay dẻo. Cuối hạt lúa là cái đuôi dài, trông như một cái kim nhỏ mầu hơi tím. Khi lúa khô, cái đuôi này không gãy, rụng mà vẫn dính vào hạt lúa. Nó trông tương tự như cái đuôi lúa mạch vậy. Do khi thu hoạch được để nguyên trên bông nên nhìn bó lúa trông như được bao phủ bởi một lớp lông mầu tím.

DSC_0101.jpg


Với cách thu hoạch thủ công này, phải mất nhiều tuần nhà Lai mới thu hoạch song vạt nương này. Do đó rất nhiều bông lúa chín đã rục xuống, lẫn vào cây cỏ rơm rạ. Lúa năng xuất đã thấp cộng với nhân lực ít và cách thu hoạch theo lối truyền thống khiến tỷ lệ hao hụt rất cao. Đặc biệt là các bó lúa không có bao bọc gì, khi vận chuyển hạt lúa rụng cũng nhiều nhưng không có bao bì chứa hay lưu giữ:(.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,265
Members
192,409
Latest member
bancadoithuongday
Back
Top