What's new

Forester-Bạn là ai?

Lúc quay về, các chị dẫn đi theo con đường mòn đi tắt cho nhanh. Vẫn là cảnh xuyên qua đám cây bụi và nứa đổ ngang lối mòn. Lúc đi phải luồn lách còn đỡ. Lúc về, đã mệt, người đau như giần thì việc luồn lách không phải là điều thích thú nữa:T

Vì hôm nay đi phát tuyến nên các chị không mang gì. Chứ cứ như đi kiếm măng hay củ mài, lúc về mang một địu mặng thì việc luồn lách kia còn khó thế nào? Điều kiện vậy thì phải chịu vậy chứ biết kêu ai? Tôi bỗng thấy cay mũi và thương cho những người phụ nữ dân tộc này. Cả đời họ, chưa bao giờ biết đến thỏi son hay nước hoa hay váy đầm diêm dúa, chưa bao giờ được hưởng cái họ đáng được hưởng. Chạnh lòng nghĩ, bao giờ miền ngược tiến kịp miền xuôi:gun

sieuthiNHANH2009091826038m2yxmgmwmm174349.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038y2uzotfinw258676.jpeg

Rồi thì trước mặt xuất hiện một cái hồ to. Người ra xây các con đập cao, chắn khe suối lại để làm ao chứa quặng thải-là loại đất đá bỏ đi sau quá trình tuyển quặng sua-phua chì. Cái loại quặng này nó độc thế nào chắc các bác đều rõ. Nhưng cánh nó chế biến quặng và gây ô nhiễm môi trường mới đáng tởm làm sao:Dam

sieuthiNHANH2009091826038mtcxytqxmg199202.jpeg


Quặng chì ở đây thuộc loại xâm nhiễm. Để tách quặng người ta phải nghiền mịn đất đá. Sau đó chuyển qua tuyển nổi: tức dùng hóa chất tạo bọt, trộn với quặng nghiền và nước để hóa chất hút quặng, theo bọt nổi lên. Người ta thu bọt làm khô thu được quặng tinh. Đất đá và nước thải thì đổ ra cái hồ kia. Chả ai xử lý cái thứ nước đen ngòm, đặc sánh chứa toàn chì và hóa chất kia. Mà hồ thì ở lưng núi. Nước thải ở trên cứ việc tự động tràn bờ chảy xuống các con suối bên dưới như đã đề cập trong mấy bài trên.

sieuthiNHANH2009091826038ztfhzgizng188487.jpeg

Người dân ở đây mắc một bệnh cực kỳ nguy hiểm là nhiễm độc chì. Nó là nguyên nhân của nhiều bệnh nan y khác. Nhưng mà quặng thì mang về xuôi bán cho Tây cho Tầu. Còn bệnh tật thì ở lại với bà con, dai dẳng và oan nghiệt. Đã rất nhiều người chết vì các căn bệnh hiểm nghèo nhưng có ai chú ý đến họ đâu?
 
Last edited:
Đúng là chỉ thiệt bà con ở vùng khai khoáng thôi. Thiệt đơn thiệt kép,đã chẳng được tý lợi ích nào mà còn mang bệnh tật vào thân.Với cách khai thác như vậy thì chẳng mấy chốc rừng chỉ còn trong truyền thuyết , những con sông con suối chỉ còn trong chuyện cổ tích.
 
Đúng là chỉ thiệt bà con ở vùng khai khoáng thôi. Thiệt đơn thiệt kép,đã chẳng được tý lợi ích nào mà còn mang bệnh tật vào thân.Với cách khai thác như vậy thì chẳng mấy chốc rừng chỉ còn trong truyền thuyết , những con sông con suối chỉ còn trong chuyện cổ tích.

Chưa chắc. Tôm cá thì có thể chết vì nước nhiễm độc, nhưng cây cối lại có cách sống khác với động vật.

Nhiều vùng ô nhiễm động vật chết hết nhưng thực vật lại rất phát triển, tất nhiên chỉ một số loài.
 
Bỏ đi chơi lâu quá:)) giờ quay lại viết tiếp.

@ All: Đúng như cụ Chitto nói, động vật và thực vật rất khác nhau. Chỗ động vật không sống được chưa chắc thực vật đã bị ảnh hưởng, có khi lại sống tốt. Thực tế là những nơi đất mới đào lên, đá sỏi lổn nhổn. Mình nghĩ cây nó không thể sống được vì làm gì có đất, thế mà trồng cây lên lại rất tốt. Có lẽ câu "khoai đất lạ cũng phần nào lý giải điều này".

--------------------------------------------------------------------------

Nhờ ba chị phụ nữ dẫn đường, tôi đã phượt được rừng lần đầu tiên theo đúng nghĩa của từ này. Lúc về kiểm tra lại trong giày có mấy con vắt nhưng thật không may cho chúng, trong cái giày của tôi, chúng đã bị nghiến bẹp và hun nóng. Và chúng chỉ còn lại là cái dải khô đét, đen thui =)). Đấy, lần đầu bị vắt cắn (chắc chắn là vắt đất), thấy cũng bình thường.

Nhưng với người lần đầu đi rừng thì không đơn giản tí nào. Chân tay, đầu vai đau nhức, mệt mỏi kinh khủng. Cảm giác là khi nghỉ phải đứng cúi lom khom thôi. Nếu mà ngồi xuống, chắc không đủ sức để đứng dậy:T. Bỗng thấy hối hận, bỗng lại so sánh với hàng loạt câu hỏi: Sao phải lên đây nơi xa xôi, khó khăn này làm cái gì? Sao phải khổ thế vì từ xưa đến giờ đã bao giờ phải như thế này đâu? Nhưng chợt nghĩ lại, đàn ông sao chẳng bằng phụ nữ? Sức khỏe, khả năng có thể khác nhau chứ ý trí chả nhẽ lại thua? Sao phải than thở, hối hận?

Thế là tôi quyết tâm lê về điểm tập kết. Ở đó còn có nhiều anh em đi các hướng khác nhau. Cuối giờ chiều, cả nhóm gặp được nhau lành lặn cả sau một ngày lặn lội trong rừng. Ai cũng kể về cái khó khăn, vất vả mà mình đã trải qua, cái mới lạ lần đầu tiên được thấy. Nếu cứ ngồi ru rú ở Hà Nội trong phòng máy lạnh với chân tay sạch sẽ thì làm sao có được cái first-hand experience này?

Tối đó chúng tôi ngủ lại trong thôn. Ăn bữa cơm sau ngày làm việc của sơn tràng, thợ thổ ngon kinh khủng, chén đến mấy bát liền. Dưới ánh đèn tù mù của máy điện chạy nước suối, hai con mắt càng nhức mỏi khiến người ta buồn ngủ sớm:T.

Tôi vội vã thu xếp chỗ ngủ và đánh một giấc say đến tận sáng hôm sau. Khi thức dậy, màn sương sớm còn vương vấn trên các đỉnh núi với không khi đặc biệt trong lành. Tôi hít căng lồng ngược cái không khí lành lạnh buổi sớm thấy sảng khoái lạ thường. Dù hai bụng chân còn hơi đâu nhưng tinh thần thì hoàn toàn phấn trấn, sảng khoái. Đó là cái đặc biệt cần có cho ngày thứ hai để leo rừng tiếp.

Sau khi ăn sáng và chuẩn bị đầy đủ, chúng tôi lại lên đường. Thấy trên lối mòn toàn gỗ là gỗ:Dam


sieuthiNHANH2009091826038ntrlztgzn2191668.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038nza2ymm1mj230793.jpeg
 
Bỏ lại đằng sau con đường mòn đầy gỗ là gỗ (tôi sẽ quay lại chủ đề này sau), chúng tôi rẽ vào một lòng suối cạn và tiến sâu vào trong rừng. Hôm nay, đi với tôi có hai anh đến từ thôn Kéo Nàng. Một người là Minh (chắc các bác nhận ra anh này vì anh cũng đã từng dẫn chúng tôi đi Khuổi Kẹn) và người kia là Lai. Hai anh này mang theo hai con dao đi rừng, hoặc cầm tay hoặc đeo sau lưng. Con dao anh Minh cầm đầu phẳng, giống hệt con dao rambo mà các bác post trên diễn đàn=)). Về tính năng, tác dụng chắc cũng chả thua kém, nhưng giá thì kém rất nhiều :))

sieuthiNHANH2009091826038nte1mdu0nd226854.jpeg

Như phần trên đã kể, bần cùng bất đắc dĩ mới phải phát lối mở đường vì nó rất mất công. Còn không, đi theo các lòng suối cạn ngược lên thì tốt hơn. Giữa thu, nước suối đã cạn nhiều. Và nói chung, những con suối như thế này ngay vả mùa mưa cũng thường không có nước. Nó chỉ thực sự hung dữ khi có lũ thôi. Hết mưa, nước xuống rất nhanh và lòng suối lại trơ đá và rác. Chỉ còn lại vài vũng nhỏ rải rác, là nơi sinh sống của mấy loài cá nhỏ, cua đá và nhện nước.

sieuthiNHANH2009091826038mtg5zgm3zt245456.jpeg

Những tảng đá mùa này thường hay có rêu, nhất là các đoạn luồn dưới tán rừng. Nếu có thể được đừng nhảy trên các tảng đá lớn vì rất dễ bị trượt chân. Nên bước những bước ngắn, trên những hòn đá nhỏ sẽ an toàn hơn.
 
Dọc theo hai bên suối rất nhiều cây to và cũng rất nhiều gốc cây to. Cây to là vì chỗ này có nhiều đất hơn đá, lại ở vị trí thấp, gần nước nên độ ẩm cao, cây dễ phát triển hơn trên núi đá. Nhiều gốc cây to là vì chỗ này dễ tiếp cận, dễ vận chuyển theo lòng suối ra đường mòn nên cây nào xơi được, bà con ta đã chén hết từ lâu. Có những gốc cây gôc quý, không biết bị chặt từ bao giờ hiện đã nũa hết. Lũ xói đi hết đất đá xung quanh mới lộ ra cái gốc sù sì, cổ quái. Những cái gốc gỗ nũa này mà ở dưới xuối, có khi lại chả ối tiền. Còn ở đây, lấy làm củi bà con cũng không muốn:)).

sieuthiNHANH2009091826038mde0oti1zm214444.jpeg

Tôi nói với hai người đi cùng đứng lại làm kiểu ảnh dưới gốc cây to bên suối. Bộ rễ với những cái bạnh vè to tướng, rễ nổi bò lan trên mặt đất giúp cây đứng vững ở thế trênh vênh. Hai anh đi cùng cười rất tươi vì dù sao chuyến đi cũng mới chỉ bắt đầu cũng chưa gặp vất vả gì nhiều. Tôi cũng đứng dưới gốc cây này, làm kiểu sau khi đã hướng dẫn kỹ một anh đi cùng cách bấm máy:D.

sieuthiNHANH2009091826038n2rly2jlnz212090.jpeg
 
" Ví dụ để khai thác thiếc ở Tĩnh Túc, người Pháp làm con đường từ Nà Phặc (Bắc Kạn) đi Tĩnh Túc (Cao Bằng). Ở trên tuyến đường đó có đèo giờ trên bản đồ ghi là đèo Co-lia. Ghi thế thì ai biết được nguồn gốc thế nào? Năm 1992 em đi Tĩnh Túc có dừng lại cái đèo này. Người dân địa phương kể là đèo này tên phiên âm là Cô-le (chắc từ nguyên bản tiếng Pháp là Colleres?) là tên của một kỹ sư người Pháp chỉ huy làm con đường này. Sau ông này bị sốt rét, chết tại đây. Người ta lấy tên đặt cho con đèo. Còn mộ thì làm bằng đá trắng chôn dưới chân đèo. Những ngày trời quang, từ đèo này vẫn nhìn thấy mộ. Hàng năm, vẫn có người đến trông nom.

Cái đèo Colia đấy em qua rồi. Một hôm lão Đú già hỏi em là chú biết tại sao lại có cái đèo tên Tây ở VN không? Quả này thì rõ lão định chơi khó mình. Thấy em ngồi im thin thít lão mới tự đắc bảo đấy là do con gái 1 ông quan tây nào đó đi qua vùng này bị hổ vồ chết. Ngày xưa thì rừng núi hoang vu lắm, hổ báo đầy rẫy. Sau người ta lấy tên cô gái đó đặt cho đèo.
Bây giờ lại nghe bác kể sự tích khác. Hôm nào em phải quay lão già kia mới được."


Hình như đoạn này hai quan bác nhầm rồi thì phải, cái đèo côlia kia gắn liền với câu chuyện bà côlia kia mà các bác. Em đã được viếng thăm mộ bà này rồi ở đỉnh Phjaoắc hay còn gọi là đỉnh côlia đó hai bác. ( bà 100% chứ không phải ông )
 
Trên con suối cạn, nhiều chỗ còn có những lạch nước nhỏ. Ở chỗ có các vũng sâu, nước đọng lại trong vắt. Những lạch nước tiếp tục chảy xuôi và cứ nhỏ đi rồi mất dần dưới lớp đá khô cạn lổn nhổn trên suối. Tại mỗi vũng nước như vậy là một cuộc sống, một thế giới rất phong phú mà tôi không hiểu hết.

sieuthiNHANH2009091826038nza4owqyzg197844.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038otvjzju2mz259787.jpeg

Trong các vũng nước này, chúng tôi bắt được nhhững con cua đá rất to với các đốt chân và càng có mầu đỏ. Trẻ con vùng này khi bắt được thường nướng và chia nhau ăn. Tuy nhiên loại cua sống lâu trong các khe đá này thường hay có nhiều sán kí sinh bên trong các thớ thịt. Nếu không được làm kỹ ăn phải rất dễ mắc bệnh sán.

Khi những vũng nước cạn đi, những con cua lại di chuyển đến các vũng mới còn nước. Khi tất cả đều khô cạn, chúng sẽ ngủ đông trong các khe đá để đợi mùa mưa năm sau=))

sieuthiNHANH2009091826038zgnkyje1od175047.jpeg
 
Rồi thì chúng tôi cũng bỏ con đường men theo dọc suối cạn để ngược lên một triền dốc. Trước khi rẽ vào lối mòn, chúng tôi nghỉ lại bên dòng suối cạn. Tôi biết thêm một công dụng nữa của những cây nứa ngộ là để làm điếu cầy. Một anh trong đoàn, chạy ra bụi nứa, chọn một cây bánh tẻ. Cây nứa bánh tẻ, ống dai chứ không giòn, vỡ như cây nứa già. Chặt lấy một đoạn làm thân điếu, sau đó lạng vát một lớp vỏ mỏng bên ngoài ở điểm muốn cắm làm nõ. Có thể đục một lỗ cũng được nhưng không nên quá rộng. Lấy một ống tay nứa tép, vát nhọn một đầu và đóng vào chỗ đã lạng vát kia. Thân nứa sẽ căng khít và ăn chặt lấy cái tay này làm cái điếu hoàn toàn kín, không phải dùng bùn chát. Đổ tí nước là có cái điếu ngon lành. Mô tả thì lâu chứ mấy ông thổ dân này làm nhanh lắm. Hai anh thay nhau bắn liền mấy bi, tiếng nước réo trong ống kích thích giác quan người ta. Khói tỏa miên man từng đám rồi tan vào tán rừng âm u. Hút song, quăng điếu luôn mà chả cần mang theo=))

sieuthiNHANH2009091826038yjkwyzzhmw263230.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038odg2zjhhow228138.jpeg

Trong không khí ẩm và mát dưới tán rừng, những người đi sẽ dễ chịu hơn vì đỡ mệt. Chỉ có tiếng cành cây gãy lách cách dưới chân hơn là tiếng lá xào xạc vì buổi sáng, sương ẩm làm lá mềm dưới chân người đi. Sau một lúc nghỉ lấy sức, chúng tôi lại tiến sâu vào rừng.

sieuthiNHANH2009091826038odmymjiynw232593.jpeg
 
Tiếp tục theo con đường mòn chúng tôi gặp một vạt lúa nương trên sườn dốc. Lúa cũng đã vào hạt và khoảng tháng nữa thì thu hoạch. Lúa nương rất khác lúa nước. Nó mọc như cỏ và không đẻ nhánh nhiều. Đến vụ, người dân phát dọn sạch nương rẫy, đợi cây cỏ khô thì đốt nương. Đốt nương đem lại hai lợi ích lớn là diệt nốt các cây cỏ còn lại và có thêm tí tro làm phân:(.

Lúa được reo (sạ) trực tiếp vào các hốc đất sau đó lấy chân phủ đất lên một lớp đất dày tránh chim, chuột, kiến...tha đi mất. Khi trời mưa, đất ẩm hạt lúa sẽ nảy mầm. Lúa nương lên như cỏ và thực tế chúng mọc lẫn với cỏ dại, chả ai chăm bón, hoàn toàn phó mặc cho tự nhiên. Đó là lý do, năng suất lúa rất thấp. Trung bình, từ khi phát rừng, đốt cây làm rãy, người ta có thể chỉa lúa được vài năm. Sau đó nương ót (cạn kiệt) thì phải bỏ vì khi đó năng suất cực thấpX(.

sieuthiNHANH2009091826038mmy1mwzlzj229169.jpeg

Tùy giống lúa, nhưng nói chung để có một vụ lúa nương phải mất từ 6-7 tháng, có khi còn nhiều thời gian hơn trồng ngô. Trong các vạt lúa xanh-vàng tưởng chúng mọc dày chứ thực ra chúng mọc rất thưa. Và hạt lúa thì rất đặc biệt, tôi sẽ kể kỹ lúc quay lại khoảng hơn tháng sau, khi lúa chín.

sieuthiNHANH2009091826038ngnin2zjzg229031.jpeg

Một đám lúa nương mọc giữa rừng, cần phải có người trông coi chim thu đến phá, nếu không trả được ăn. Vì vạt này nhỏ, lại trồng xen với ngô và ngô cũng đã thu hoạch nên không có ai canh, mà cũng chả có lều. Rõ ràng kiếm được bát cơm ăn ở vùng cao, chả dễ tí nào:help
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,330
Members
192,417
Latest member
5699host
Back
Top