What's new

Forester-Bạn là ai?

Lễ bảy đèn sẽ diến ra trong ba ngày liên tục và phải cần từ 3-5 ông thầy cúng. Nhà nào kinh tế khá có thể mời thêm. Trong ba ngày ấy, các ông thầy cúng thay nhau làm lễ. Bên ngoài bà con đến đánh chén hết ngày nọ qua ngày kia. Những người ở xa về thì ăn ở đám lễ, ngủ thì vạ vật ở nhà gia chủ hay ngủ lang ở các nhà bên cạnh :)).

Điều đặc biệt là các đồ mã cúng ở đây có hai loại: Tiền mã và các bức trướng vẽ các vị thần linh. Về tiền mã, phần lớn bà con tự làm từ giấy bản và nguyên liệu địa phương. Tôi sẽ kể kỹ phần này trong "Lễ Puốt Lằng". Còn phần các bức trướng thì họ phải đặt mua ở bên ngoài. Số lượng vàng mã, trướng phụ thuộc vào bài cúng của các ông thầy (Ở cái lễ mà tôi được chứng kiến là 21 bức trướng).

Lễ bảy đèn có khi phải dùng đến 10 con lợn. Một phần làm đồ cúng và lễ tạ cho các ông thầy cúng. Còn phần lớn là để cả làng cùng ăn. Trong ba ngày lễ, làng như có hội. Hầu như tất cả các gia đình đều có đại diện đến đánh chén ở đây. Khi đến, họ mang theo chút tiền mừng và có thể thêm chai rượu. Người ở xa, khi về còn được mang về khoanh thịt lợn. Đói cả năm, no say ba ngày lễ. Đấy là lý do tại sao lại tốn kém :(.

sieuthiNHANH2009081923034mdzhnzkymm238825.jpeg

Với lễ Thấp sắc, người Dao Đỏ mong đạt được ba điều:

Thứ nhất là lên cấp, gia đình làm ăn thuận lợi, dòng tộc rạng danh, được nâng lên một cấp mới, làng xóm, cộng đồng kính nể, công nhận.

Thứ hai là Học thức được công nhận. Người làm lễ Thấp sắc giống như được cấp cái bằng hay chứng chỉ đã đạt đến trình độ nào đó. Khi đó họ có thể trở thành thầy cúng, thầy tào, có thể thông linh với các thần linh, ma quỷ. Khi họ kêu cầu, thần linh ma quỷ mới nghe, mới bị sai khiến.

Thứ ba là Khi chết hai vợ chồng sẽ được gặp nhau, được bố trí sắp xếp tại nơi ở tốt. Nói nôm na như người Kinh là được lên cói Niết bàn, được hưởng cuộc sống an nhàn cực lạc.

Chúng tôi không phải là khách mời trong cái lế Thấp sắc này và cũng còn quá nhiều điều e ngại kiêng kỵ (chủ yếu là do định kiến) nên cũng không dám nhào dzô chụp ảnh nhiều. Cả cái lễ to như vậy mà chỉ có mấy bức ảnh còi :T

Lúc chúng tôi về, một chị chạy theo đưa cho gói xôi to tướng. Xôi gói trong lá chuối, được đồ với loại lá gì trong rừng chuyển sang mầu vàng chóe như phẩm mầu. Lúc đó chúng tôi nhận vì tấm lòng của bà con. Nhưng nói thật, khi về đã không dám ăn một miếng nào. Cảm giác sợ sệt, lo lắng khi liên tưởng đến các câu truyện bùa ngải ở vùng cao cho đến tận bây giờ vẫn còn in đậm trong tôi sau khi chứng kiến cái lễ Thấp sắc này X(
 
bài viết hay quá , nhìn thấy rừng là chân em lại muốn đi rồi.
Em cũng là người rừng xuống phố nên năm nào cũng về núi tắm ít nhất một lần cho khoẻ người.Nhưng em về núi bên Đại Từ cơ.
lúc nào có cơ hội em sẽ lên Bắc Kạn
 
Lễ Puốt Lằng của người Dao Đỏ

Để kể nốt cái lễ Puốt Lằng không lại bỏ lâu quá:)).

Theo tiếng Dao, Puốt Lằng có nghĩa là Quét làng. Người Dao coi các vị thần linh sống trong rừng, trên cây rừng. Cũng như một số dân tộc khác, xưa kia ở các cánh rừng rộng lớn quanh bản, người Dao lập lên một số khu nhỏ gọi là rừng ma, rừng thiêng. Nơi đó để thần linh trú ngụ, không ai được vào chặt cây, lấy củi hay săn bắn, phá phách gì. Nếu ai vi phạm sẽ bị thần linh quở phạt, trong làng co người ốm đau...nên mọi người rất sợ. Do đó cùng với thời gian, các khu rừng này được mặc nhiên được bảo vệ nên thường xanh tốt, rậm rạp. Hàng năm, các hộ gia đình trong thôn, bản đóng góp tiền, gạo, rượu để làm một lễ cúng chung, cầu mong thần linh phù hộ, sức khỏe dồi dào, làm ăn may mắn.

Cho đến tận bây giờ, nhiều nơi còn duy trì được cái rừng cộng đồng này và là một hình thức quản lý và bảo vệ rừng rất tốt theo luật tục. Tuy nhiên ở nhiều nơi, cùng với thời gian văn hóa bản sắc mai một. Cái tín ngưỡng kia không còn đủ để ngăn đám thanh niên không có công ăn việc làm, đám lâm tặc vào rừng thiêng chặt phá:T

Rồi đến lúc trong làng có chuyện không may sảy ra họ mới chợt giật mình nhìn lại. Bản tổ chức cái lễ này là một bản nơi chúng tôi thường đến và ngủ lại. Trong vòng hai năm, có liên tiếp 3 người đàn ông chết bất đắc kỳ tử. Một ông bị ngã, xương sườn gãy đâm vào phổi nhưng đi viện không phát hiện ra lại bảo bị lao phổi. Về nhà vẫn khỏe mạnh rồi một hôm bị tràn dịch màng phổi mà chết. ông thứ hai đi uống rượu về, leo lên cái dốc đất chơn, trượt chân ngã chấn thương sọ não cũng chết. Ông thứ 3 đột quỵ, xuất huyết não cũng chết. Ngoài ra còn các điều khác như mất mùa (do chuột phá). Năm 2008 là năm đặc biệt ở vùng này do toàn bộ nứa bị khuy (ra hoa) và chết hết theo chu trình 60 năm một lần. Chuột ra ăn hoa nứa nhiều vô kể. Khi hết nứa, chúng quay sang cắn lúa, ngô, khoai và tấn công cả người. Rồi tai nạm xe máy...

Tất cả các rủi ro trên đều giải thích được như đã đề cập ở trên nhưng với cộng đồng ở đây, họ cho là thần linh trừng phạt cả làng do có người vào phá rừng ma, rừng thiêng chặt cây. Thần linh không còn cây to để trú ngụ lên về bản bắt người.

Cả làng họp lại quyết định làm cái lễ Puốt Lằng để quét trừ tà ma, xui xẻo. Các hộ góp tiền mua lễ gồm: một con lợn khoảng 30 kg, một con gà, một con vịt và rượu. Lễ được mang ra chỗ vắng, không ai qua lại và cúng. Mồi hộ gia đình trong bản phỉa cử một người đi theo đám lễ. Thầy tào phải đi thỉnh từ nơi khác về, không dùng người địa phương. Trong vòng 07 ngày (xuă kia là 10 ngày hoặc lâu hơn) không có bất cứ người lạ nào được phép vào nhà. Các hộ gia đình treo cành lá hoặc viết mấy chừ ngoài cổng để ngăn người lạ...

(tbc...)
 
Rừng ma, rừng thiêng cũng thường là rừng đầu nguồn, mó nước (Mó là từ chỉ các mạch suối nhỏ, chảy ra từ khe đá, bà con thường đến lấy nước ăn và tắm giặt). Ngoài việc mang ý nghĩa tâm linh thì việc bảo vệ rừng này trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân thôn bản về nguồn nước sinh hoạt, nhất là trong mùa khô, khi các sông suối to khô cạn.

Ngoài những thứ lễ vật cúng như kể trên, vàng mã mà người Dao dùng cũng là thứ đặc biệt mang tính chất tự cung tự cấp. Người Dao không dùng vàng mã như người Kinh vì làm gì có máy móc mà in tờ đô la âm phủ vừa chữ Tây (One hundred Dollars) vừa chữ ta (Ngân hàng địa phủ):T. Vì đường xa cách trở nên từ xưa, họ tự làm lấy vàng mã này. Và bây giờ vẫn tiếp tục làm.

Nguyên liệu làm mã là giấy mầu (Vàng, đỏ, tím) để trang trí và giấy bản để làm tiền. Giấy bản mua về được dọc thành cách dải nhỏ cỡ 8 cm và chiều dài là hết khổ giấy. Người Dao dùng một cái Mặt pây (khuôn gỗ) làm từ loại gỗ mềm nhưng dai, hình vuông-thường là gỗ bưởi-trên đó trạm các hình và chữ theo tín ngưỡng của họ. Các Mặt pây này thường trong bản một số gia đình có và truyền từ đời này sang đời khác. Khi nhà nào có việc thì có thể đến mượn.

Mực in được làm từ lá rừng giã nhỏ gồm lá rau Ngót rừng và Ngô đồng trắng. Người ta dùng cái Mặt pây nhúng vào mực và ấn lên giấy bản. Dấu nọ cách dấu kia một đoạn. Khi mực khô, thấy các nét khắc mầu xanh nhạt nổi lên. Vì giấy bản đen nên thú thực, tôi nhìn các nét in này thấy không rõ lắm:T.

Số lượng vàng mã tùy vào bài cúng của mỗi ông thầy. Mỗi ông thầy lại có một cái ấn vuông riêng, khi cúng họ có thể dùng ấn của mình làm dấu trên các đồ vàng mã này.

Cái bàn lễ trong rừng cũng đơn giản. Các bác có thể xem cái hình dưới đây để rõ thêm. Cái bàn này là để cúng hàng năm nên tương đối kiên cố. Nếu cúng một làm thì đơn sơ hơn nhiều.

sieuthiNHANH2009090524736nmy3zjjmyt306542.jpeg


Đến ngày cúng, cả làng mỗi hộ một người mang đồ cúng đến khu rừng để cúng thần linh. Cúng xong, họ chia lễ: lợn, gà, vịt, rượu ra ăn tại chỗ. Nếu thừa thì vứt bỏ chứ tuyệt đối không được mang về. Trong bảy ngày, các hộ gia đình không cho người lạ vào nhà. Người nhà có thể đi lại được, không phải kiêng. Trong vòng 3 tháng, cả làng không ai được phép vào rừng chặt bất cứ cây gì. Nếu ai không tuân thủ mà sau này trong làng có bất cứ chuyện không hay gì sảy ra thì làng sẽ bắt vạ người vi phạm:gun

Đương nhiên là em không được tham dự vào cái lễ này rồi. Chỉ hóng hớt và cóp nhặt thông tin để kể lại cho các bác thôi nên ảnh không có. Em có hỏi người dân cho chụp hình cái ấn làm tiền mã, họ nói cần phải làm cái lễ gì đó xin thần linh thì mới mang ra được. Chỉ nghe đến đó đã có chú Kinh sợ bùa ngải mà chạy mất cả dép =))
 
Phong tục tập quán của người dân tộc được thể hiện đậm nét thông qua các hoạt động lễ hội, văn hóa và đặc biệt là qua đám lễ, đám ma, đám cưới. Đám của người Dao (còn gọi là Mán) rất khác với đám của người Tầy (hay còn gọi là người Thổ), người Mông. Em ém vụ này lại kể sau.

Bây giờ quay lại kể tiếp câu chuyện mà em thu lượm được từ rừng già=)).

Nói đến rừng có lẽ cũng cần nói kỹ hơn một chút để mọi người cùng thấy là nó rất khác nhau. Về loại rừng thì người ta chia nó thành 3 loại gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Rừng đặc dụng là rừng được quy hoạch để sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn, vườn quốc gia, di tích...Loại này không giao cho cá nhân hay hộ gia đình mà thường do một cơ quan, đơn vị đứng ra quản lý. Chỗ em làm có khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh (Species and Habitat) Nam Xuân Lạc. Vùng lõi của khu này thì thôi rồi. Toàn nghiến là nghiến. Ngoài ra còn có nhiều loài động, thực vật quý khác như thông đỏ, gấu, nai, sơn dương...

Rừng phòng hộ là rừng được quy hoạch để bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nó thường là là rừng trên núi đá, nơi có độ dốc cao, khả năng tái tạo chậm nên rất hạn chế khai thác và ít giao cho hộ gia đình.

Rừng sản xuất là rừng được quy hoạch để trồng và phát triển rừng. Rừng sản xuất có tỷ lệ đá nổi thấp. Các cá nhân và hộ gia đình được giao loại rừng này để trồng và phát triển. Đến khì thu hoạch, người dân được hưởng thành quả của mình.

Ở nơi chúng tôi phượt, rừng phòng hộ và sản xuất xen nhau lẫn lộn. Trên đỉnh núi là phòng hộ. Dưới chân núi là rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình. Để có thể khảo sát thực trạng rừng ở đây, chúng tôi có một buổi họp thôn. Ở đó những tấm bản đồ lớn được mở ra để xác định các khu, lô, khoảnh định đi. Ở đó, có sự tham gia của cả kiểm lâm địa bàn.

Có thôn, nhà họp thôn tương đối đàng hoàng. Bàn ghế đầy đủ.

sieuthiNHANH2009091425638mzgxzmrlow144857.jpeg

Có nơi, bàn ghế cũng chả có. Bà con ngồi trên những tấm ván gỗ. Không hiểu sao: họ sống giữa rừng bạt ngàn gỗ mà không kiếm được ít gỗ mà đóng bàn ghế cho tử tế:Dam

sieuthiNHANH2009091425638njzmmtq2zw128413.jpeg


,
 
Last edited:
Trong những căn nhà họp thôn đơn sơ, tường thưng gỗ, mái lợp fibro hầu như chẳng có cái gì. Nhiều khi mình đến đây gặp gỡ bà con, cái ghế nhỏ để ngồi cũng chả có. Có một nghịch lý mà nhiều người biết nhưng không ai muốn trả lời, muốn tìm cách để giải quyết là trong khi xe lớn xe nhỏ kìn kìn cõng gỗ về xuôi, thì ở đây, bà con muốn có gỗ làm nhà, làm công trình phúc lợi chung lại không hề dễ tí nào:gun.

Mấy năm liền sống ở trên đó, tất tật các cách thức để gỗ có thể về xuôi, quan phương hay phi quan phương em đều biết tỏng. Có điều là lực bất tòng tâm, chỉ cố gắng giúp bà con hiểu biết thêm pháp luật, nâng cao trình độ và có đủ năng lực để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà thôi. Còn lại, chẳng mong gì ai đó ở bên ngoài, đến mà giúp được :(

sieuthiNHANH2009091525738zwq2njdkzg152560.jpeg

Trước khi đi, mấy anh em cũng chuẩn bị giầy tất cẩn thận lắm nhưng không mang thuốc chống vắt. Lúc đó, cũng chưa hình dung ra con vắt thế nào. Bảo như con đỉa dưới nước thì mình biết rồi, đã bị cắn rồi. Sợ gì.

Ra cây cầu bắc qua con suối Bản Nhượng chụp mấy tấm ảnh. Dòng suối mùa mưa đầy nước. Nó giúp pha loãng cái thứ nước thải đầy hóa chất do mấy cái xưởng tuyển quặng sun-phua chì phía trên thượng nguồn thải ra. Cái loại nước độc này, trâu uống vào còn chết. Cảnh trông đẹp thế mà có ai ngờ, bệnh tật và thần chết đang rình rập trong dòng nước trong kia. Bà con ở đây, đã từ lâu không giám đụng đến cái thứ nước này:T

sieuthiNHANH2009091525738otjmndcxzm156466_1.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738ogu5zjfjng154664.jpeg
 
Cũng vẫn vị trí ấy, trên cây cầu ấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa khoảng 2h là câu chuyện đã khác hẳn. Các bác trong nhóm tìm vàng ở Bản Thi đã được tận mắt chứng kiến cái lũ thượng nguồn này=)).

Lũ về, con suối nhỏ hiền hòa với dòng nước trong vắt chảy qua các khe đá, nhìn thấu đáy bỗng trở lên hung tợn khác thường. Tiếng nước réo ầm ào tung bọt đỏ ngầu. Những năm lượt phượt ở đây, không dưới trục lần em được tận mục sở thị các cơn lũ rừng. Đặc biệt khi lũ, các con ngầm đều bị tràn hết, qua lại cực kỳ nguy hiểm. Đã có nhiều người và xe bị cuốn trôi vì liều băng qua lũ:(.

Chỗ này, hôm trước đi nước cũng chưa cao lắm. Con ngầm kia nước mới mấp mé chứ chưa tràn.


sieuthiNHANH2009091525738mtg1zjllyj166242.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738mdflodfkmd164196.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738yja1ymu5yt127024.jpeg



Vậy mà chỉ cần mưa xuống thượng nguồn, với độ dốc cao ở vùng núi, lũ sẽ xuất hiện rất nhanh:gun.​

sieuthiNHANH2009091525738mty1ngi5nz146507.jpeg
 
Em đọc tất cả các topic đi rừng của các bác thấy người dẫn đường thường là kiểm lâm hay mấy anh dân tộc gộc chuyên thông thạo luồn rừng săn bẫy. Còn em, lần này đi rừng lại có 3 chị gái dẫn đường=))

Nói phải tội là có thêm một ông kiểm lâm địa bàn nữa. Nhưng ông này bụng to lắm. Các bác có thể thấy mấy cái bóng áo xanh kiểm lâm thấp thoáng trong các bức ảnh trên í. Ông này đi mới leo có một tẹo đã ngồi nghỉ, bảo bọn em đi trước và sẽ theo sau. Sau đó ông chuồn về mất tiêu :T

Cũng chả sao, ba chị này cũng là các sơn tràng lão luyện. Họ sinh ra ở đó, lớn lên ở đó, ngày nào cũng luồn lách trong các khu rừng đó để trồng tỉa và kiếm cái ăn nên đi với họ cũng chả ngại. Hơn nữa, mỗi chị lại có một con dao đi rừng to. Nó vừa dùng để phát lối đi, vừa để phòng thân, có khi còn phòng cả em:))

sieuthiNHANH2009091525738ndvindljnj186909.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738ytuxytu1yz206080.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738zwi0mzqymm184303.jpeg

Vì phải chia người đi theo các nhóm khác nhau, ở các khu khác nhau nên chỗ này em đi một mình. Đây là khu có tên gọi là Khuổi Đeng. Nó có độ cao khoảng 900 m so với mặt nước biển nhưng gồm nhiều ngọn nhấp nhô liên tiếp. Xưa kia, nơi này bà con phát rừng trồng ngô dưới chân núi. Sau này bỏ hoang đã lâu, lau lách và cây bụi ken dầy. Một số cây tái sinh và tre nứa đã mọc lại như rừng.

Trời tháng 9 giữa thu nhưng còn rất nóng. Em mang theo một ba lô trong đó có nước uống và mấy thứ linh tinh. Những thứ khác thì bỏ lại tất để đi cho nhẹ. Các chị phụ nữ dẫn em đì thì chả mang theo tí nước nào. Không biết đi cả ngày thì họ lấy nước đâu mà uống. Hay là uống nước suối? Em không biết. Sau này, tìm nước uống trong rừng là một trong những bài học đầu tiên em học được trước khi trở thành người rừng:T
 
Ba chị nữ này đều là chị em ruột và dâu con của một ông có tên là Căn ở thôn Bản Nhượng. Thực ra, lúc đầu chúng em cũng muốn chồng của họ dẫn đi thì hơn, vì dù sao đàn ông cũng phù hợp với cái công việc nặng nhọc này. Nhưng đến lúc đi, ông thì uống rượu say quá không dậy được. Ông thì đi đâu mất. Ông thì từ chối đùn đẩy cho vợ đi:T

Nắng đã lên cao, không đợi chờ được nữa, nhóm em phải lên đường ngay. Mỗi người được giao một gói xôi, một hộp sữa nước để ăn trưa. Hy vọng sẽ kịp quay về trước khi trời tối. Các chị nữ đi trước để mở đường. Em đi theo sau để quan sát, ghi chép và chụp ảnh. Tốc độ làm của em không kịp với tốc độ mở đường của các chị nên nhiều đoạn em phải đuổi theo. Người đi sau cũng chịu rủi ro về vắt nhiều hơn người đi đầu:Dam

sieuthiNHANH2009091525738mmqznmy4yw281976.jpeg


sieuthiNHANH2009091525738ztvmnzk1zt225873.jpeg

Phía chân núi, guột (một loài thuộc họ dương xỉ) mọc nhiều và dày che gần hết các lối mòn. Do không phải mở đường nên đoàn đi cũng nhanh. Tiếp tục lên cao, tre nứa bắt đầu xuất hiện. Có đoạn toàn đi dưới bóng tre nứa, cảnh rất đẹp.
 
Luồn sâu vào rừng, càng lên cao đường càng khó đi. Để đỡ mất công mở đường, chúng tôi nhiều khi đi vào các khe suối cạn. Đường mấp mô, lòng suối đầy đá nhưng do không phải mở đường lên tốc độ đi cũng khá nhanh.

sieuthiNHANH2009091625838n2fmytjinj260082.jpeg


sieuthiNHANH2009091625838mwi4mziwog252887.jpeg

Nhiều đoạn, các bụi tre nứa mọc tự nhiên không ai lấy măng nên mọc lòa xòa chen chúc. Những bụi lớn, có đến hàng trăm cây lớn nhỏ. Thường tre có tuổi thọ cao hơn nứa nhiều. Những cây nứa già, sau vài năm thì chết đi đổ lung tung ra lối mòn, vượt qua chẳng dễ tí nào.

sieuthiNHANH2009091625838zdmxmwq0y2247159.jpeg

Nói chung, rừng dưới chân núi là kiểu rừng tác động sau nương rẫy do đó trông cũng không được đẹp lắm. Các loại cây khác nhau mọc hỗn tạp có thể kẻ tên như đao, tre và các cây họ tre, hèo (là cây giống như cây song, thân bò trên đất hay bám cây lớn leo lên, nhưng lõi thì xốp hơn song-loại này rẻ tiền nên dân không khai thác)...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,691
Bài viết
1,135,383
Members
192,426
Latest member
marcusbowens
Back
Top