tunbo
Lãnh Chúa
...
Anh tunbo ơi, bài và ảnh gốm của em đơn sơ quá, em xin ít tư liệu gốm Bàu trúc vào đây được không ạ, em cảm ơn(wait)
Bị nhắc quá đâm ngại nhá. Đánh liều nhảy vào tổ ong lần nữa cho nó ... thay đổi không khí.
Làng Bàu Trúc (Palei Hamu Craok) nằm ngay ven đường DT703 nối QL1A (tại Phước Dân) tới QL27 (tại Đô Vinh - Tháp Chàm) thuộc tỉnh Ninh Thuận, nơi cộng đồng Chăm hiện đang sống đông nhất trên đất Việt.
Bàu Trúc được coi là một trong số ít các làng nghề cổ nhất Đông Nam Á.
"Công nghệ" làm gốm gần như không thay đổi từ xưa đến nay. Điểm khác biệt của "công nghệ" làm gốm ở đây so với mọi nơi khác là : thông thường người thợ ngồi thao tác bên một cái bàn xoay, còn ở đây, người thợ di chuyển vòng quanh bên khói đất để tạo hình sản phẩm - bao đời nay vẫn thế, không thay đổi.
Ngày nay, với sự phát triển của du lịch, các nghệ nhân Bàu Trúc cũng rất sẵn sàng biểu diễn cho du khách xem công đoạn tạo hình sản phẩm.
Tảng đất nhỏ được đặt trên đáy một chiếc chum gốm lật ngược, nghệ nhân sẽ đi vòng quanh cái "bàn" cố định này.
Tạo lòng cho chiếc bình gốm tương lai.
Bà nghệ nhân già hai tay thoăn thoắt vê, miết khối đất trong khi đi vòng quanh cái "bàn", dần dần cái bình xuất hiện hình hài thô. Trong khi chăm chú vào công việc, khi nghe khách thắc mắc về sự "đơn giản" của công nghệ, bà ấy cười :" Quả là việc này chả có gì quá khó, ai khéo tay đền có thể làm được, chủ yếu là do chất đất ở nơi đây dẻo, dính, phù hợp, chứ dùng đất khác là không nói trước được đâu nhé. Chứ không thì đâu đâu chả có làng gốm"
Vuốt nước ước tạo hình (thô) vành miệng bình.
Sau đó dùng dùng giẻ vải nhúng nước để vuốt miết tạo mặt láng cho sản phẩm.