What's new

Hà Giang du ký

Nhà họ Vương

Lối rẽ xuống xã Sà Phìn, nơi ngôi nhà cổ của vua Mèo ở đó khá gần với lối rẽ lên đỉnh Lũng Cú, lúc chúng tôi rẽ vào nhà Vương chắc cũng khoảng 5:30 chiều, ra tiếp chúng tôi một cô gái trông khá xinh, chúng tôi vào mua vé tham quan và nhờ cô ấy giới thiệu, lúc này cô ấy đang nấu nướng ở nhà sau nên bảo chúng tôi chờ một chút, chúng tôi cứ tưởng cô ấy không giúp nên cứ ngồi chờ, một lúc sau cô ấy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Quả thực chúng tôi cũng hơi lạ vì từ lúc lên Hà Giang tới giờ toàn thấy người dân tộc là chủ yếu, vào đây bỗng gặp một cô gái cũng khá bắt mắt, ăn mặc kiểu người kinh, thế là 2 cái máy tán bắt đầu hoạt động, “Anh không ngờ trên này lại có người xinh thế nhỉ, màu áo sao hợp với da thế, em có phải người kinh không, em là hoa hậu khu Đồng Văn à…???” hàng loạt câu hỏi tán tỉnh được 2 gã Đông Gioăng đặt ra không ngớt, đi đến bậc cửa chúng tôi xin được chụp ảnh với cô ấy, cô ấy nhận lời

Cây Sa Mộc, trồng thành hàng trước cửa nhà Vương, thẳng tắp, rất ít là, là giống lá thông. Cây này được trồng xung quanh nhà Vương, khi đứng từ trên núi nhìn xuống, chúng che khuất hoàn toàn nhà Vương, có lẽ người trồng cũng có chủ ý vậy.

4416670284_9e1d39ef8e_b.jpg


4415922955_29f2e06d1b_b.jpg


Gọi là “nhà Vương” bởi nó như một “pháo đài” của bang tá Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Nó độc đáo ở chỗ khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa” tuyệt hảo. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy. Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi, hai mâm xôi ấy tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no. Sau nhà là một dãy núi sừng sững như bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự. Vương Chính Đức, sinh năm 1865 tại xã Sà Phìn, vốn là người có uy tín nhất trong vùng nên đầu thế kỷ XX được Pháp phong là “Bang tá” (Vua Mèo) cai quản cả vùng Đồng Văn rộng lớn. Năm 1920, Vương Chính Đức cho xây dựng tòa nhà như hiện nay.

Vương Chính Đức đã cho thuê thầy địa lý và nhà thiết kế Tàu sang để xây dựng ngôi nhà này, nhà được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Tổ hợp tòa nhà chính hợp thành chữ Mục, theo kiểu kiến trúc dinh thự Trung Hoa. Khu dinh thự đá được kết cấu theo 3 lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh trung và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Công trình này là tổ hợp giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách kiến trúc, trong đó nổi lên sự giao thoa kiến trúc Hoa Nam – Mông (dân tộc Mông) và một chút ít kiến trúc châu Âu. Vật liệu để xây dựng tòa nhà này chủ yếu là gỗ thông đá (gỗ thông mọc trên đá) và đá xanh được khai thác quanh vùng. Ngói trang trí là ngói ống mua từ Trung Quốc. Tòa nhà tốn tới 15 vạn đồng bạc trắng, dựng trong ba năm mới hoàn thành, hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Một số dụng cụ sinh hoạt của dân tộc Mông, góc trái dưới là cái chậu rửa chân, rất nhỏ vì trên vùng cao nước rất thiếu thốn, chủ yếu lấy nước từ nguồn nước mưa:

4415924463_cc855987e3_b.jpg


Đây là cái làm ngói của người Mông:

4415925469_5306d10652_b.jpg


4415925809_dd4a49a9df_b.jpg


Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến với “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài… đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại hai chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người Mông khi chết phải có tám người khiêng:

4415926189_5f5ac77e66_b.jpg
 
Khu trung dinh:

4415926637_c074d421c9_b.jpg


4415973691_ec50b02507_b.jpg


Bức trướng có nội dung “Biên chính khả phong”:

4416741324_157b667ae1_b.jpg


Kệ đá hình hoa anh túc, văn hóa Hà Giang thời đó hút thuốc phiện nhiều, bản thân ông cũng hút và buôn bán thuốc phiện, Vương Chính Đức giàu sụ do buôn bán hàng hóa đặc biệt này. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển thứ cơm đen từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam Trung Hoa sang Đông Dương:

3510091410_04ae3b626b_o.jpg


Kèo gỗ hình hoa anh túc:


Bục gỗ này nằm ở lối ra vào nhà, nơi Vương Chí Đức chặt đầu những người không tuân lệnh, được đặt ngay lối ra vào cũng nhằm để răn đe những gia nhân hoặc những người ra vào tòa nhà này:

4415975891_3343273659_b.jpg


4415976635_36b0c05a3f_b.jpg


Toàn bộ những gian nhà trong được chia làm nhiều phòng nhỏ, phòng chính được dành cho Vương Chí Đức và ba người vợ của ông cùng các con trai, con gái, người giúp việc và lính gác. Trong khuôn viên có kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí và những vật dụng sinh hoạt

4415977369_4050dfede0_b.jpg
 
Một chiếc lò sưởi được xây dựng theo kiểu lò sưởi châu Âu:

4415982939_7a20435926_b.jpg


Phòng ở của con cháu và người giúp việc:

4415983837_277ab3264f_b.jpg


Vương Chí Sình chụp ảnh với bác Mười:

4415984291_99815b3f4c_b.jpg
 
Vương Chính Đức có 3 bà vợ. Bà cả hơn ông 14 tuổi, bà này được ông tin yêu nên cho quản lý kho thuốc phiện. Thời này dân chúng nộp thuế bằng thuốc phiện, vua Mông cất vào kho rồi xuất sang Pháp, Tàu, hoặc bán ngược xuống dưới xuôi. Bà cả có 2 con là ông Vương Chí Tinh và ông Vương Chí Sình (Vương Chí Thành). Ông Vương Chí Tinh đi du học Pháp, sau về ở nhà Vương tại Phố Bảng.

Bà thứ hai không có con trai nên không được chụp ảnh ở ảnh dưới, bà được giao quản lý kho lương thực của gia đình.

Bà thứ ba có con trai là ông Vương Chí Chư. Bà có bố là người Quảng Đông, mẹ là người Hải Phòng, nổi tiếng thông minh, nói tiếng Pháp rất giỏi. Bà được giao quản lý toàn bộ mọi việc trong nhà, nghĩa là mặc dù là bà ba, vẫn quản cả hai bà trên.

Ông Vương Chí Chư là con thứ ba, ông này là người đầu tiên biết sửa xe máy tại Hà Giang, cháu nội của ông Chư hiện làm hướng dẫn viên du lịch tại khu này. Ông Chư mất năm 1974.

Con cháu nhà họ Vương sau này còn có ông Vương Quỳnh Sơn (con ông Vương Chí Tinh), nhiều năm làm ĐBQH đồng thời công tác tai Ủy ban Dân tộc, ông mới mất ngày 31/12/2008. Con ông Sình là Vương Đình Thọ hồi chiến tranh biên giới đã di cư sang Canada, hiện con cháu vẫn sống bên đó.

Khi Vương Chính Đức già yếu đã giao lại quyền hành cho con trai là Vương Chí Sình.

Bàn thờ gia tiên:

4416751050_eb26b1ecce_b.jpg


Đặc biệt là chiếc bể tắm bằng đá của ông Vương, được đẽo gọt từ đá nguyên khối để chứa sữa dê cho ông tắm:

4416761346_15cb6f096a_b.jpg


Lan can hoa sắt được ông đặt mua từ Pháp về:

4416761834_82f157f126_b.jpg


4416762324_39b58b4506_b.jpg


Kho chứa thuốc phiện:

4415994973_9440164779_b.jpg


Bố trí đường đi lại giữa các gian nhà, lên xuống các lầu rất thuận tiện, người nọ không bị người kia cản lối đi:

4415997185_bd6f68ec12_b.jpg
 
Đá dùng làm nhà ở đây được đẽo bằng tay, không như bây giờ các viên đá thường được sẻ bằng máy, rất dày chứng tỏ độ công phu khi xây dựng ngôi nhà:

4416763574_ac73e7c540_b.jpg


4416777142_895d800734_b.jpg


Các lỗ châu mai được trổ ra ngoài để phòng khi có chiến sự, gác này luôn có lính tuần tra canh gác:

4416011825_d9a002a643_b.jpg


4416012447_7ed3ae00ee_b.jpg


Hậu dinh:

4416777568_1b4ddcef31_b.jpg


Bộ bàn ghế được mua dưới Hà Nội:

4415998097_3f88105ff2_b.jpg


Áo chấn thủ và thanh gươm được Bác Hồ trao tặng Vương Chí Sình:

4416011019_d3c04f0f8b_b.jpg
 
Tường bao quanh nhà:

4418817410_9d9a188eed_b.jpg


Bể hứng nước mưa bằng đá:

4418051509_71352b5ce3_b.jpg


Hệ thống máng dẫn nước mưa xuống bể đá:

4418052249_43e0de166d_b.jpg


Nhà này có một số con cháu nhà Vương ở đây trông nom nhà:

4418817994_7ca2bfab08_b.jpg


4418822718_8f85dfa130_b.jpg


Bên cạnh bể đá có một vườn rau nhỏ của cô hướng dẫn:

4418054937_9ce82a15ee_b.jpg


Nhà này thì quên mất rồi :oops: :mrgreen:

4418821838_625dbbb6a4_b.jpg
 
Chuồng gấu:

4418055985_9aefc5740f_b.jpg


4418056285_ec2662900b_b.jpg



Ông Vương Chí Sình có lẽ là người nổi tiếng nhất, năm 1945, sau cách mạng, bác Hồ ta cho người mời ông Chí Đức đi theo cách mạng, do tuổi cao sức yếu, ông không đi được nên cử con trai thứ hai đi thay. Ông Vương Chí Sình lần đầu găp Bác Hồ, thấy Bác để râu dài, trông lại hơi gày gò nên chào bằng cụ. Bác hỏi lại: “Thế ông năm nay bao nhiêu tuổi?”, Vương Chí Sình đáp lời: “Tôi tuổi Hợi”, còn hơn cả tuổi Bác Hồ. Sau, hai cụ này kết nghĩa anh em, cụ Hồ đặt cho cụ Vương cái tên Vương Chí Thành. Cụ Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn đến năm 1960 thì về Hà Nội làm ở Ban Dân tộc của Quốc hội, đến năm 1962 thì cụ mất. Cụ cũng là Đại biểu QH hai khóa I (46-60) và II (60-64), được Bác tặng cho tám chữ vàng “Tận trung báo quốc – Bất thụ nô lệ”.
Trước thi hài cụ được chuyển về an táng tại Phó Bảng, đến năm 2003, gia đình mới bốc cụ về chôn trước nhà Vương hiện nay.

Mộ của Vương Chí Sình:

4418823766_31bd2c445e_b.jpg


Hay là thế mà qua mấy cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc quanh đó bị tan hoang, nhưng nhà Vương vẫn còn đó, không một mảnh bom, viên đạn nào rơi vào. Có ý kiến cho rằng nhà Vương nằm giữa thung lũng nhỏ, xung quanh là núi đá cao lừng lững trập trùng. Pháo đạn bay cầu vồng chứ không bay thẳng. Bắn bao nhiêu đạn cũng thế, hoặc mắc cả vào dãy núi bên này hoặc vọt sang tận vách núi bên kia.

Năm 1993, khu nhà Vương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Toàn bộ con cháu dòng họ Vương hiện vẫn sinh sống quây quần quanh khu nhà Vương và được giao đảm nhận việc trông nom duy tu, bảo dưỡng, làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách tham quan khu di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo này.

Thông tin thêm:
http://dddn.com.vn/36712cat128/tu-ma-ph … 1-tuoi.htm
http://www.baobacgiang.com.vn/271/32749.bgo

Sau khi tham quan xong khu nhà, chúng tôi trở về phòng để đồ, cô gái hướng dẫn pha nước mời chúng tôi, máy tán kia lại bắt đầu phát hỏa, hỏi han em học ở đâu, nhà ở đâu, trông em không giống người Hà Giang… một lúc sau, chúng tôi mới biết ở đây có nhà cho khách du lịch nghỉ trọ, chúng tôi xin phép được nghỉ lại nhà Vương đêm nay, cô ấy ra ngoài bàn bạc với người nhà họ Vương và nhận lời, chúng tôi nhờ cô ấy nấu cơm luôn cho chúng tôi ăn, không ngờ cô gái đó lại tốt tính đến như vậy, thế là hắn và cô ấy đi chợ mua đồ ăn thêm, mình ngồi lại trông đồ nghỉ ngơi, lúc này dưới sân chợ có vài đứa trẻ đang nghịch ngợm, mình xuống đó chơi tí xem sao, bọn chúng đang nghịch những con rơi mà chúng bắt được, mấy con rơi đó đã chết rồi mà chúng cứ tung lên trời một cách thích thú, cứ như là các con rơi đó đang còn sống, những tiếng cười thích thú vang khắp sân chợ

4418824132_cf86b88a6f_b.jpg



Bữa cơm loáng cái đã xong, 2 đĩa cá biển, một đĩa rau luộc và lạc rang, ở trên này miền núi không nuôi được cá như đồng bằng nên chủ yếu là cá biển đông lạnh, chợ nào vùng cao cũng thấy có cửa hàng cá đông lạnh, bữa cơm đơn sơ mà ngon tuyệt, cái đĩa rau bé xíu mà chả ai ăn mấy, chắc vì nó bé quá, mình cả hắn rất khoái món lạc rang muối, chỉ sài mỗi món đó là chủ yếu.

Cô gái tên Duyên, trước học ở trường dưới Tuyên Quang, mới tốt nghiệp được 2 năm, cô ấy nhận là người Mông, tôi nghe giọng cô ấy lơ lớ tiếng Kinh nhất là những từ có dấu ngã, trước được Sở Văn Hóa tỉnh cử về thị trấn Đồng Văn hướng dẫn ở khu phố cổ, mới được chuyển về nhà Vương này. Qua mấy câu chuyện với cô ấy tôi mới biết trên này cũng nhiều người Kinh từ dưới xuôi lên, người thì làm biên phòng, y tế, giáo viên, công nhân… Giáo viên lên đây theo diện cắm bản, rất thiếu thốn và buồn, những ngày đầu họ lên khóc sướt mướt, cả ngày không có tiếng người, thường phải vận động học sinh đi học rất vất vả, họ thường phải cắm bản từ 3 đến 10 năm mới được về dưới xuôi, và cũng còn tùy thuộc vào quan hệ nữa, nhưng ở lâu họ hay có với cái tình với mảnh đất này, yêu thương học sinh ở đây lắm, có những người đã ở lại đây sinh sống. Tôi hỏi cô ấy về chuyện chồng con về sau thế nào, chẳng lẽ lấy người dân tộc? Cô ấy có vẻ chưa bận tâm lắm về chuyện này, kệ đến đâu thì đến, mà trên này cũng có người kinh mà, họ thường tìm đến nhau, ngay ở gần nhà Vương cũng có mấy cô giáo cắm bản ở đó, tối thường qua đó chơi.

Bữa cơm đã xong, chúng tôi ra phòng ngoài uống nước, người dân trên này thường đi ngủ sớm và qua câu chuyện cũng biết Duyên hay đi ngủ lúc …8 giờ tối nên chúng tôi xin phép lên nhà đi nghỉ, khu nhà Vương lúc này tối tăm, phải dùng đèn pin mới nhìn được đường, vì hồi chiều có nghe chuyện ông vua Mèo chặt đầu người hầu ở ngay lối ra vào nhà và xung quanh nhà cũng toàn mộ nhà họ Vương nên cũng thấy rờn rợn. Phòng ngủ chúng tôi nằm ngay trên tầng 2, còn người nhà Vương nằm ngay tầng 1, có đủ cả nệm, cả chăn nhưng chăn hôi rình, mình phải mang chăn của mình ra đắp phần phía trên, còn phía dưới bụng dùng chăn của họ

4418058501_e5dc627ecd_b.jpg


4418824964_50c3537bd6_b.jpg


4418059303_27173da3ba_b.jpg
 
Chợ Sà Phìn

Tiếng gà gáy sáng đã làm mình tỉnh giấc, nhìn điện thoại mới có 5 giờ sáng, sao tiếng gà gáy và khung cảnh ở đây giống như ở dưới đồng bằng Bắc Bộ nhỉ, cảm giác như đang ở quê nội. Oài, mình mẩy hơi đau do 2 ngày trước ngồi xe máy liên tục nhưng không mệt như ngày đầu tiên. Gọi hắn dậy bây giờ thì hơi sớm quá, thôi, mình dậy gói gém đồ đạc trước rồi gọi hắn dậy sau. Thế là hôm nay mình sẽ lên được đích rồi, cột cờ Lũng Cú, nơi hắn ước ao lên bằng được trong ngày hôm qua.
Sau khi gói gém đồ xong mình gọi hắn dậy, hôm nay phải đi sớm vì chương trình hôm nay khá nặng, đó là vượt cung đường Mậu Duệ – Du Già, cung đường khét tiếng mà mọi dân phượt đều mệnh danh cung này là cung khủng nhất của khu vực Đông, Tây Bắc. Hai thằng rón rén xuống dưới cầu thang để ra ngoài, người nhà Vương vẫn đang ngủ, mở nhẹ then cài.

Ngoài trời mờ mờ sáng, mưa lất phất bay, dưới chợ Sà Phìn đã có lác đác người đến họp chợ, hôm nay là ngày chợ phiên, chợ phiên ở đây không giống như những phiên chợ khác ở Hà Giang, chợ Đồng Văn chỉ họp vào ngày chủ nhật thôi, giống như các chợ dưới xuôi. Người ta gọi chợ Sà Phìn này là chợ lùi, vì họp chợ lùi so với ngày họp tuần trước 1 ngày, tuần trước họp vào thứ tư rồi, hôm nay thứ năm sẽ là ngày họp của tuần này.

Hai thằng xếp hành lý ở bên ngoài phòng tiếp khách của nhà Vương, hắn đi đánh răng rửa mặt, mình tranh thủ xuống làm vài kiểu ảnh rồi vệ sinh sau:

4418059595_b4fd69ec2b_b.jpg


4418059787_1f7cf3fb99_b.jpg


4418060119_f7716da375_b.jpg


Chụp đến mấy bà này thì mấy bà hét toáng lên: “mất tiền đấy”, kaka, hài quá, mình mỉm cười, vẫn kiểu không thích chụp ảnh của người dân tộc và pha ít “kinh hóa” nhưng đã chụp mất rùi:

4418826486_712a3e8dc2_b.jpg


4418060699_9e89c87013_b.jpg


4418061343_52778fa727_b.jpg


Một pác dân toọc kéo tay tôi ra hiệu chụp ảnh pác đó, xế là mìn chụp cho pác một pô, pác ới xán lại kéo máy ảnh để xem hình pác, có vẻ đã chụp như xế này một vài lần rùi, ra điều rất thích thú khi nhìn thấy mình trong camera:

4418826980_f4e9ec5459_b.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,357
Members
192,512
Latest member
hthuong2204
Back
Top