Nhà họ Vương
Lối rẽ xuống xã Sà Phìn, nơi ngôi nhà cổ của vua Mèo ở đó khá gần với lối rẽ lên đỉnh Lũng Cú, lúc chúng tôi rẽ vào nhà Vương chắc cũng khoảng 5:30 chiều, ra tiếp chúng tôi một cô gái trông khá xinh, chúng tôi vào mua vé tham quan và nhờ cô ấy giới thiệu, lúc này cô ấy đang nấu nướng ở nhà sau nên bảo chúng tôi chờ một chút, chúng tôi cứ tưởng cô ấy không giúp nên cứ ngồi chờ, một lúc sau cô ấy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Quả thực chúng tôi cũng hơi lạ vì từ lúc lên Hà Giang tới giờ toàn thấy người dân tộc là chủ yếu, vào đây bỗng gặp một cô gái cũng khá bắt mắt, ăn mặc kiểu người kinh, thế là 2 cái máy tán bắt đầu hoạt động, “Anh không ngờ trên này lại có người xinh thế nhỉ, màu áo sao hợp với da thế, em có phải người kinh không, em là hoa hậu khu Đồng Văn à…???” hàng loạt câu hỏi tán tỉnh được 2 gã Đông Gioăng đặt ra không ngớt, đi đến bậc cửa chúng tôi xin được chụp ảnh với cô ấy, cô ấy nhận lời
Cây Sa Mộc, trồng thành hàng trước cửa nhà Vương, thẳng tắp, rất ít là, là giống lá thông. Cây này được trồng xung quanh nhà Vương, khi đứng từ trên núi nhìn xuống, chúng che khuất hoàn toàn nhà Vương, có lẽ người trồng cũng có chủ ý vậy.
Gọi là “nhà Vương” bởi nó như một “pháo đài” của bang tá Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Nó độc đáo ở chỗ khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa” tuyệt hảo. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy. Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi, hai mâm xôi ấy tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no. Sau nhà là một dãy núi sừng sững như bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự. Vương Chính Đức, sinh năm 1865 tại xã Sà Phìn, vốn là người có uy tín nhất trong vùng nên đầu thế kỷ XX được Pháp phong là “Bang tá” (Vua Mèo) cai quản cả vùng Đồng Văn rộng lớn. Năm 1920, Vương Chính Đức cho xây dựng tòa nhà như hiện nay.
Vương Chính Đức đã cho thuê thầy địa lý và nhà thiết kế Tàu sang để xây dựng ngôi nhà này, nhà được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Tổ hợp tòa nhà chính hợp thành chữ Mục, theo kiểu kiến trúc dinh thự Trung Hoa. Khu dinh thự đá được kết cấu theo 3 lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh trung và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Công trình này là tổ hợp giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách kiến trúc, trong đó nổi lên sự giao thoa kiến trúc Hoa Nam – Mông (dân tộc Mông) và một chút ít kiến trúc châu Âu. Vật liệu để xây dựng tòa nhà này chủ yếu là gỗ thông đá (gỗ thông mọc trên đá) và đá xanh được khai thác quanh vùng. Ngói trang trí là ngói ống mua từ Trung Quốc. Tòa nhà tốn tới 15 vạn đồng bạc trắng, dựng trong ba năm mới hoàn thành, hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Một số dụng cụ sinh hoạt của dân tộc Mông, góc trái dưới là cái chậu rửa chân, rất nhỏ vì trên vùng cao nước rất thiếu thốn, chủ yếu lấy nước từ nguồn nước mưa:
Đây là cái làm ngói của người Mông:
Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến với “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài… đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại hai chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người Mông khi chết phải có tám người khiêng:
Lối rẽ xuống xã Sà Phìn, nơi ngôi nhà cổ của vua Mèo ở đó khá gần với lối rẽ lên đỉnh Lũng Cú, lúc chúng tôi rẽ vào nhà Vương chắc cũng khoảng 5:30 chiều, ra tiếp chúng tôi một cô gái trông khá xinh, chúng tôi vào mua vé tham quan và nhờ cô ấy giới thiệu, lúc này cô ấy đang nấu nướng ở nhà sau nên bảo chúng tôi chờ một chút, chúng tôi cứ tưởng cô ấy không giúp nên cứ ngồi chờ, một lúc sau cô ấy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Quả thực chúng tôi cũng hơi lạ vì từ lúc lên Hà Giang tới giờ toàn thấy người dân tộc là chủ yếu, vào đây bỗng gặp một cô gái cũng khá bắt mắt, ăn mặc kiểu người kinh, thế là 2 cái máy tán bắt đầu hoạt động, “Anh không ngờ trên này lại có người xinh thế nhỉ, màu áo sao hợp với da thế, em có phải người kinh không, em là hoa hậu khu Đồng Văn à…???” hàng loạt câu hỏi tán tỉnh được 2 gã Đông Gioăng đặt ra không ngớt, đi đến bậc cửa chúng tôi xin được chụp ảnh với cô ấy, cô ấy nhận lời
Cây Sa Mộc, trồng thành hàng trước cửa nhà Vương, thẳng tắp, rất ít là, là giống lá thông. Cây này được trồng xung quanh nhà Vương, khi đứng từ trên núi nhìn xuống, chúng che khuất hoàn toàn nhà Vương, có lẽ người trồng cũng có chủ ý vậy.
Gọi là “nhà Vương” bởi nó như một “pháo đài” của bang tá Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Nó độc đáo ở chỗ khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa” tuyệt hảo. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy. Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi, hai mâm xôi ấy tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no. Sau nhà là một dãy núi sừng sững như bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự. Vương Chính Đức, sinh năm 1865 tại xã Sà Phìn, vốn là người có uy tín nhất trong vùng nên đầu thế kỷ XX được Pháp phong là “Bang tá” (Vua Mèo) cai quản cả vùng Đồng Văn rộng lớn. Năm 1920, Vương Chính Đức cho xây dựng tòa nhà như hiện nay.
Vương Chính Đức đã cho thuê thầy địa lý và nhà thiết kế Tàu sang để xây dựng ngôi nhà này, nhà được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Tổ hợp tòa nhà chính hợp thành chữ Mục, theo kiểu kiến trúc dinh thự Trung Hoa. Khu dinh thự đá được kết cấu theo 3 lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh trung và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Công trình này là tổ hợp giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách kiến trúc, trong đó nổi lên sự giao thoa kiến trúc Hoa Nam – Mông (dân tộc Mông) và một chút ít kiến trúc châu Âu. Vật liệu để xây dựng tòa nhà này chủ yếu là gỗ thông đá (gỗ thông mọc trên đá) và đá xanh được khai thác quanh vùng. Ngói trang trí là ngói ống mua từ Trung Quốc. Tòa nhà tốn tới 15 vạn đồng bạc trắng, dựng trong ba năm mới hoàn thành, hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Một số dụng cụ sinh hoạt của dân tộc Mông, góc trái dưới là cái chậu rửa chân, rất nhỏ vì trên vùng cao nước rất thiếu thốn, chủ yếu lấy nước từ nguồn nước mưa:
Đây là cái làm ngói của người Mông:
Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến với “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài… đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại hai chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người Mông khi chết phải có tám người khiêng: