What's new

Hà Giang - Mùa thu 2009

“Hà Giang ơi Hà Giang, khi nào ta mới đi được tới Hà Giang ...”. Mong muốn đó, có người nói ra song chắc cũng nhiều người chẳng nói ra mà cứ ấp ủ cho những hoạch định Phượt tới của mình.

Biến ước mơ thành hiện thực, tôi đã đến được một vài địa danh của đất Hà Giang, nơi phên dậu của tổ quốc vào mùa thu 2009.

Còn khá nhiều địa danh của Hà Giang tôi chưa kịp đến. Thôi thì, lăn bánh đến đâu để lại dấu tích đến đó thông qua diễn đàn phuot.com

Tôi, trong chuyến đi Hà Giang - Mùa thu 2009 (Hình ngẫu hứng soi bóng qua mũ bảo hiểm)


IMG_1032.jpg


(Còn nữa)
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Vết tích của 20 năm sau (1959 - 1979)

17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.

Cùng với quân và dân cả nước, đồng bào Đồng Văn đã kiên cường bám trụ, giữ vững vị trí trọng yếu trên đỉnh núi Đồn cao.

Một trong những vết tích còn lại của cuộc chiến tranh trên đỉnh núi Đồn cao, đó là vết đạn pháo 130 ly, bắn từ bên kia biên giới đã rơi đúng nóc hầm lô cốt. Lô cốt vẫn "vô sự", "bình yên", đúng là lô cốt.

IMG_3395.jpg
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Câu chuyện của 30 năm sau (1979 - 2009)

Khi tôi và bác Ngò lên đến đỉnh núi Đồn cao, thấy có 2 đôi trai gái dân tộc người H’Mông đang độ tuổi trăng rằm ngồi "liên hoan" bên cạnh lỗ quả đạn pháo 130 ly trên nóc lô cốt.

Chắc sau phiên chợ Đồng Văn, họ đã hẹn với nhau chọn nơi đây làm điểm dừng chân.

Có thể, họ đến với nhau để chuyện trò, để cùng nhau thưởng thức những hương vị của ngày tết trung thu họ đem theo, để khoe với nhau tà áo mới, váy mới trước khi chia tay nhau sau buổi chợ phiên ?

Hình bóng họ in trên nền trời, vùng đất Đồng Văn. Với tôi, khi thấy khung cảnh này, cảm xúc cho một vùng cao thanh bình, hạnh phúc sao tuyệt vời đến thế.

Thấy chúng tôi, họ vớ vội cái khăn để vấn lên đầu.

IMG_3384.jpg



Thắt vội cái dây đai lưng

IMG_3370.jpg



Và rời xa chúng tôi, mặc cho bác Ngò dùng tiếng dân tộc để giải thích.

IMG_3392.jpg



Địa hình hiểm trở, họ không có đường xuống. Chúng tôi lại đứng ở vị trí độc đạo, bắt buộc họ phải quay lại hướng chúng tôi. Nâng máy, tôi chụp được 1 hình họ giúp nhau vượt lên để chạy trốn khỏi chúng tôi. Đúng đến lúc này thì thẻ máy của tôi báo full.

IMG_3390.jpg



Trong lúc thay thẻ, tôi nói với bác Ngò: Nhờ bác nói giùm với họ cho tôi được chụp vài tấm chân dung của họ. Họ cười lấy tay che mặt hò nhau chạy mất. Thấy họ cười, tôi như thấy như vui hơn. Dùng “biện pháp nghiệp vụ” mãi cũng chỉ chộp được một kiểu “Chân dung không mong đợi”.

IMG_3434.jpg



Họ đi rồi, tôi cùng bác Ngò quay lại “hiện trường” mà thấy tiếc. Lỡ khoảnh khắc rồi, mong có dịp lần sau. Ngao ngán, tôi nâng máy lên để tiêu sầu mà sao thấy lòng càng sầu thêm.

IMG_3394.jpg
 
Cảm nhận về Núi Đồn Cao - Đồng Văn

Hãy để Đồn Cao thành di tích trước khi nó biến thành phế tích.

Đó là cảm nhận và mong muốn của tôi sau khi rời Đồn Cao.

Theo tôi, Đồn Cao là một địa điểm thật tuyệt cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Nếu ai đã từng lên đến Đồn Cao, hẳn sẽ thấy rõ điều đó. Từ trên đỉnh cao này, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thị trấn Đồng Văn với những mái ngói âm dương mang sắc mầu của thời gian từ khu phố cổ ước 200 năm tuổi, chợ Đồng Văn ước 300 năm tuổi.

Vào tháng 8, tháng 9, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang xanh ngắt hoặc vàng óng khi sớm mai hoặc lúc chiều tà. Chưa kể vào những đêm rằm, bạn có thể “mời” ông trăng xuống chơi với bạn.

Rồi biết đâu khi xuân sang, bạn lại có thể ngắm nhìn từ trên cao sau những nếp nhà cổ kính kia một thoáng hoa mận, hoa đào. Ôi ! Hà Giang mến yêu của tôi.

Song, để nói rằng Đồn Cao hiện nay có nguy cơ trở thành phế tích, tôi e cũng chẳng phải nặng lời cho lắm, bởi sự hoang tàn của nó mà phần nhiều do con người huỷ hoại.

Dãy nhà xây bằng đá ngày xưa trên đỉnh này vốn là nơi quân Pháp giao ban phục vụ cho việc trấn giữ một vùng biên ải, nay đã bị dỡ đến gần móng (cảm giác tàn tạ hơn cả ngôi nhà cổ của các bác đã chụp ở topic Hành trình đi tìm vàng).


3120.jpg



Dọc lối đi, những bậc thềm đá vuông vức (như trong sân nhà khu di tích họ Vương) cũng đã được “dời non” (theo lời kể của bác Lương Huy Ngò).

Vào đến bên trong lô cốt, những dầm gỗ to nay đã không còn, lẽ nào đạn pháo đã lạc vào đến tận đây.


3325.jpg



Sẽ là không công bằng nếu nói rằng chính quyền huyện Đồng Văn thờ ơ, bỏ mặc Đồn Cao. Thảm đường bê tông trải phẳng, những con lươn thông minh ở những khúc cua, ngoặt, độ dốc lớn đã giúp bạn lên đến đỉnh Đồn Cao một cách thuận tiện, chắc khiến bạn sẽ đồng ý với tôi.

Đường lên Núi Đồn Cao

3350.jpg



Bất giác một loạt hình ảnh dồn dập hiện về trong tôi cho một mong muốn "hãy giữ lấy Đồn Cao":

- Nhớ ngày vào Thành phố Vũng Tầu leo lên Núi Nhỏ được tận mắt chứng kiến những cổ địa pháo, thấy họ bảo toàn chu đáo lắm.

- Lên Lũng Cú cũng thấy họ đầu tư làm những hàng lan can, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

- Khu di tích nhà họ Vương cũng tổ chức thu vé thăm quan.

IMG_0083.jpg


- Rồi .... vết đạn pháo 130 ly rơi trên nóc hầm lô cốt kia cần phải được bảo vệ, bởi chỉ cần 2 xô bê tông là có thể “trả lại tên cho em”.

- Và nữa, đối với các hộ dân ở khu phố cổ ngay dưới chân núi, nên chăng chính quyền cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho họ; tránh để các tai nạn thảm khốc xảy ra do thiên tai hoặc sự vô tình hay hữu ý của khách du lịch.


Vậy sao ở đây không sớm tiến hành lập đề án nghiên cứu, bỏ vốn đầu tư phục chế Đồn Cao, để Đồn Cao trở thành điểm thu hút khách du lịch của Đồng Văn ? Phải chăng tấm biển ngay dưới chân núi Núi Đồn Cao này đã nói lên tất cả ?

3365.jpg


Chia tay bác Lương Huy Ngò dù chỉ với một cốc bia, song hình ảnh và tấm lòng của bác dành cho vẫn đọng mãi trong tôi.

Sẽ giữ mãi đôi dòng chữ của bác làm kỷ niệm cho lần đầu đến với Đồng Văn

IMG_0085.jpg



(Đã sửa từ một ý kiến tham gia mang tính xây dựng cao)
 
Last edited by a moderator:
Đẹp quá đi! Con đường này em cũng đang rung động! Quyết tâm năm sau phượt ra tới miền bắc
Theo tôi, nếu bạn đi từ 4 người trở lên, hãy thử 1 lần nghỉ đêm trên Núi Đồn Cao xem sao. Tuy mạo hiểm nhưng tôi nghĩ cũng khá thú vị đấy.

Nên chọn các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng nhé, hi vọng sẽ có trăng đẹp. Nếu có chủ ý, các bạn nên "đổ bộ" từ chiều hôm trước để còn được ngắm mặt trời lặn. Ngồi trên nóc lô cốt (ước trừng 10 m2) các bác tha hồ "nhậu" đêm dưới ánh trăng và ngắm cảnh Đồng Văn về đêm và ....... rồi đến sớm mai lại cùng nhau đón chào bình minh của một ngày mới.

Bên trong Lô cốt có chỗ nghỉ "tuyệt vời", khỏi sợ mưa, bão (theo tôi được biết động vật (thú dữ) ở trên núi không có, côn trùng thì không dám chắc). Lẽ đương nhiên các bác phải chuẩn bị ánh sáng và các đồ dùng cá nhân cần thiết khác.

Dạo qua "ngắm nội thất" lô cốt, thấy có vẻ cũng như chia thành "buồng, phòng". Các lỗ châu mai tỏa ra tứ phía trông như những "ô cửa sổ tròn như mắt em". (Khác hẳn với mấy cái lô cốt dưới xuôi, lô cốt trên này "rất" sạch sẽ.) Đâu đó bên cạnh những miệng lỗ châu mai vẫn còn những ngọn nến cháy chưa hết. Dư âm của những "bạn phượt" đi trước để lại cũng khá lãng mạn, phải không các bạn ?
 
Những con lươn thông minh

Ấy vậy mà cậu con rể của bác Ngò đã từng đưa bác ấy lên đây bằng xe máy (bác Ngò cho biết).

Bác nào khi đi bộ lên đây, thử hình dung tài đi xe máy của cậu con rể và bản lĩnh ngồi sau xe của bác Ngò. Còn tôi thì bái phục.

Bpk hóng hớt câu chuyện “chạy xe lên Đồn Cao” một tý.


Số là hôm bpk lên Đồng Văn, có gặp và ăn chơi nhảy múa với mấy cán bộ công an, biên phòng, thầy cô giáo trẻ ở đó. Hôm chạy xe lọ mọ đến gần chỗ rẽ vào Đồn Cao thì gặp các chiến sĩ ấy, hỏi thăm đường đất như thế nào thì các chiến sĩ bảo chạy xe gắn máy lên tới đỉnh vô tư, ai chạy cũng được. Cũng mới chạy xe Lũng Cú về trong đêm hôm trước nên bpk hơi tự tin, nghe lời và thẳng tiến. Chèn đét ơi, chạy được 1 đoạn, khoảng ¼ đường, thì dốc bắt đầu cao quá, dốc đến mức gần kéo tụt xe xuống, bpk bèn quẳng cái xe lăn ngang xuống đất cho khỏi tụt rồi lội bộ lên đỉnh. Khi xuống, biết chắc là mình không chạy xuống được rồi vì đường quá dốc và hẹp, bên vách đá bên thung lũng. Thế là bpk xuống dưới xóm năn nỉ nhờ vả mọi người lên chạy xe xuống vì nghĩ rằng dân địa phương ở đây quen chạy xe rồi, có thể chạy được. Thế mà ai cũng từ chối hết vì mọi người đều nói rằng chạy không được, bpk đi mãi ra đến đường gặp 1 thanh niên trẻ chịu giúp. Nhưng đến nơi, cậu chàng cũng không chạy được mà nói là nên dắt xuống thôi. Thế là 3 người, 1 người lái xe, gài số 1, bóp thắng tay, 2 người lôi kéo phía sau vật vã quay ngược quay xuôi, ngã lên ngã xuống mấy lần rồi chiếc xe mới xuống được đến xóm. Kinh luôn! Mấy lần sau đi đâu hết dám hỏi thăm mấy chiến sĩ vùng cao về độ khó dễ của đường đi nước bước nữa.


Chia sẻ vài tấm hình về / từ Đồn Cao, Đồng Văn


PB210325.jpg

Đồn Cao nhìn từ chân núi

PB210328.jpg

Đồn Cao chào đón


PB210329.jpg

Đài Liệt Sĩ Đồng Văn nhìn từ Đồn Cao


PB210331.jpg

Thị xã Đồng Văn và đường đi Mèo Vạc (nhánh bên trái – không biết phải không nữa).


Cám ơn bạn – bạn tiếp tục kể chuyện Đồng Văn nữa đi nhé!
 
@ Bác backpackervn: Còn gì vui hơn khi được bác góp cho câu chuyện thực tế của mình từ một lần lên Đồn Cao.

Tôi sẽ rất vui nếu topic này được bác cùng mọi người chia sẻ, bổ khuyết cho những nội dung thông tin còn nghèo, thiếu, sai lệch hoặc chưa chính xác ....

Thấy ấm lòng hơn nhiều khi phượt một mình lên Đồng Văn rồi bác à.

Thank bác nhiều nhé.
 
Theo tôi, nếu bạn đi từ 4 người trở lên, hãy thử 1 lần nghỉ đêm trên Núi Đồn Cao xem sao. Tuy mạo hiểm nhưng tôi nghĩ cũng khá thú vị đấy.

Nên chọn các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng nhé, hi vọng sẽ có trăng đẹp. Nếu có chủ ý, các bạn nên "đổ bộ" từ chiều hôm trước để còn được ngắm mặt trời lặn. Ngồi trên nóc lô cốt (ước trừng 10 m2) các bác tha hồ "nhậu" đêm dưới ánh trăng và ngắm cảnh Đồng Văn về đêm và ....... rồi đến sớm mai lại cùng nhau đón chào bình minh của một ngày mới.

Bên trong Lô cốt có chỗ nghỉ "tuyệt vời", khỏi sợ mưa, bão (theo tôi được biết động vật (thú dữ) ở trên núi không có, côn trùng thì không dám chắc). Lẽ đương nhiên các bác phải chuẩn bị ánh sáng và các đồ dùng cá nhân cần thiết khác.

Dạo qua "ngắm nội thất" lô cốt, thấy có vẻ cũng như chia thành "buồng, phòng". Các lỗ châu mai tỏa ra tứ phía trông như những "ô cửa sổ tròn như mắt em". (Khác hẳn với mấy cái lô cốt dưới xuôi, lô cốt trên này "rất" sạch sẽ.) Đâu đó bên cạnh những miệng lỗ châu mai vẫn còn những ngọn nến cháy chưa hết. Dư âm của những "bạn phượt" đi trước để lại cũng khá lãng mạn, phải không các bạn ?

E cám ơn về về lời gợi ý. Sẽ sớm trở lại Đồng Văn và cố thực hiện theo lời Bác. (c).
Kính Bác (beer)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,676
Bài viết
1,135,085
Members
192,369
Latest member
quynhtravel
Back
Top