What's new

[Tổng hợp] Hà Nội mùa đại lễ

Thực ra thì tớ vốn cũng không kỳ vọng gì vào cái Đại lễ 1000 năm gì lắm, vì biết là các trò lễ lạt của nhà ta vốn tổ chức vừa kém vừa tốn kém, nhiều khi đi xem lại thêm bực mình.

Tuy nhiên dù sao thì cũng là dịp để thấy có sự thay đổi so với ngày thường, cho nên mới mở cái topic này để có được cái gì thì bỏ cả vào đây.

Topic này không giống topic Hà Nội, Hà Nội là Hà Nội ngày thường, cũng không phải Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội là viết về cả giai đoạn dài nghìn năm. Topic này chỉ tập trung vào cái gì thuộc về lễ hội mà tớ biết thôi, nói thế không sợ mọi người chê tớ lập lắm topic về Hà Nội thế.
 
Góp vui với bác Chitto một vài hình ảnh lễ tổng duyệt cho Bế mạc vào tối 6/10 trên SVĐ Mỹ Đình, vụ nổ pháo hoa buổi trưa có vẻ không ảnh hưởng nhiều, chỉ bị cắt mất màn bắn thử pháo hoa.

Năm Canh Tuất 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, nhìn thấy RỒNG hiện lên đổi tên là Thăng Long:

DL1.jpg


Kỷ nhà Lý được nhắc đến với chiến thắng trên sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, vị quan dưới thời Vua Lý Thánh Thông và Lý Nhân Tông:

DL2.jpg


Kỷ nhà Trần với chiến công 3 lần chống Nguyên Mông, không thể không nhắc đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trần triều hiển thánh):

DL3.jpg


và Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự Trần Nhân Tông - tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm:

DL4.jpg


DL5.jpg


Hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ và chiến thắng Kỷ Dậu đánh tan 20 vạn quân Thanh:

DL6.jpg


hoa đào Nhật Tân báo tin chiến thắng của Vua Quang Trung gửi Ngọc Hân công chúa:

DL7.jpg
 
Sau đó, Hà Nội không còn được chọn là kinh đô nên không được nhắc đến, tiếp theo là rừng cờ độc lập năm 1945:

DL8.jpg


Cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954, kết thúc là chiến thắng Điện Biên Phủ:

DL9.jpg


Tinh thần dân tộc thể hiện qua hình ảnh hoa sen trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:

DL10.jpg


Hình ảnh đại thắng Xuân 1975:

DL11.jpg


thống nhất đất nước và Hà Nội trở thành thủ đô của đất nước độc lập:

DL12.jpg


Thành phố Vì hòa bình:

DL13.jpg


Màn kết thúc với hình tượng rồng bay và xếp số 1000:

DL14.jpg


Buổi bế mạc cũng khá đông vui, có vẻ tốn kém, nhưng không nhiều ấn tượng nổi bật.

Suốt chương trình không có thuyết minh nên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa (chắc đến buổi chính thức sẽ có).
 
Một địa điểm e khuyên các bác nên ghé tham quan trong dịp đại lễ là Bảo Tàng Hà Nội (cạnh trung tâm hội nghị quốc gia). Nơi đây hiện đang trưng bày rất nhiều cổ vật, cây cảnh, cây thế và bonsai. Các bác nên đi nhanh nhanh lên, vì dự kiến qua 20/10 số cây cảnh sẽ được trả về các địa phương. Hichic cây cảnh cây thế cực cực kì đẹp, nghe qua giá giật mình luôn, toàn cây tiền tỷ, vài cây giá triệu đô .....
Lịch tham quan BTHN:
Trong nhà, nơi trưng bày cổ vật: Các ngày trong tuần (trừ thứ 2 và thứ 6); giờ tham quan sáng từ 9h-12h; chiều từ 14h-17h. Ngoài nhà thì các bác cứ vô tư đi nhé
Sr vì e không có ảnh để các bác rửa mắt
 
Một vài hình ảnh về buổi triển lãm "Bảo vật Hoàng cung" tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - số 1 Phạm Ngũ Lão sáng 9/10/2010 nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà nội

Mũ Bình thiên của Vua triều Nguyễn, thế kỷ 19, được làm từ vàng và ngọc:

64639_1295961778832_1823997378_549839_6478296_n.jpg


các mặt bên của mũ:

44890_1295962058839_1823997378_549841_454477_n.jpg


44909_1295962178842_1823997378_549842_2568159_n.jpg


67342_1295962418848_1823997378_549843_1715918_n.jpg


mặt trước của mũ Bình thiên:

64823_1295962698855_1823997378_549845_4068108_n.jpg


Mũ Thượng triều cũng được làm từ vàng, ngọc và đá quí:

33902_1295962978862_1823997378_549846_2129178_n.jpg


chi tiết mặt trước được làm khá tinh xảo:

44196_1295963178867_1823997378_549847_2273332_n.jpg
 
Chậu vàng:

36052_1295964578902_1823997378_549855_7303033_n.jpg


65852_1295964658904_1823997378_549856_999961_n.jpg


Ấm ngọc bịt vàng, chén ngọc bịt vàng:

33569_1295964738906_1823997378_549857_198942_n.jpg


Sách vàng:

66973_1295964978912_1823997378_549858_7681684_n.jpg


Bộ ba ấn vàng, ấn ngọc (Từ trái qua phải: ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo"; ấn ngọc "Đai Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ"; ấn vàng "Quốc gia tín bảo"):

44185_1295965378922_1823997378_549861_5943328_n.jpg


Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo":

37152_1295965618928_1823997378_549864_1419018_n.jpg


67329_1295965978937_1823997378_549867_519216_n.jpg
 
Last edited:
Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”:

64349_1295966218943_1823997378_549869_7728440_n.jpg


Bộ đôi kiếm nạm ngọc bọc vàng:

39590_1295967058964_1823997378_549876_4933952_n.jpg


chuôi kiếm làm bằng ngọc, bịt vàng:

36157_1295967298970_1823997378_549877_3239702_n.jpg


thân và mũi vỏ kiếm cũng được bọc vàng:

66414_1295967538976_1823997378_549878_8356354_n.jpg


66486_1295967618978_1823997378_549879_5728550_n.jpg


Kiếm vàng "An dân bảo kiếm", bằng vàng gắn ngọc:

67363_1295967818983_1823997378_549880_7663844_n.jpg


64666_1295974979162_1823997378_549884_1998241_n.jpg
 
Ảnh bác chụp đẹp quá. Chắc để thứ hai khi vắng vẻ hơn phải đi xem mới được.

Đai vàng cẩn ngọc:


66556_1295964418898_1823997378_549854_707458_n.jpg

Cái này tôi thấy ghi trên báo là "đài", nhưng có vẻ giống cái lò đốt hương, đốt trầm. Trên thân có những lỗ hổng để hương trầm bay ra.

Về bộ triện vàng và sách vàng của triều Nguyễn, đọc sách nói hồi trước có lần trộm đã đột nhập lấy đi mất quả ấn vàng "Đại Nam hoàng đế chi tỷ" nặng 10kg, và sách vàng. Sau bắt được thì ấn và sách đã bị chặt ra thành các mảnh (để tiêu thụ), không khôi phục được. Lại có thông tin nói là ấn ngọc truyền quốc và kiếm của vua Bảo Đại mang đi sang Pháp, thái tử Bảo Long giữ nhưng khi túng tiền đã bán rồi.

Nay thấy bộ ấn, đặc biệt có quả ấn ngọc "truyền quốc tỉ" ở đây, không biết thông tin nào chính xác.

Trong các ấn của vua, thì có hai hạng là Tỉ và Bảo. Ấn có chữ Tỉ là để khẳng định quyền lực, thường làm bằng ngọc, và không dùng để đóng, chỉ để tượng trưng thôi. Quả ấn truyền quốc do Minh Mạng cho khắc có chữ "Đại Nam quốc chủ Nguyễn thị chi tỉ", nay lại có quả ấn "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ", không biết cái nào mới đúng.

Tuy nhiên cái tên "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ" có vẻ không được chính xác, vì chữ khắc trên ấn luôn phải là số chẵn (vì đáy ấn hình vuông). Thường là 4 chữ hoặc 8 chữ, hiếm hơn là 6 chữ, vì như thế chia ra trên mặt ấn mới khắc được cân đối và đẹp. Nếu tên trên có 9 chữ thì có vẻ bất thường. Nếu khắc thành 3 hàng 3 chữ thì hiếm xảy ra. Phải chăng là thiếu mất chữ "chi" (chi tỉ) thì mới đúng ngữ pháp.
 
Cái này tôi thấy ghi trên báo là "đài", nhưng có vẻ giống cái lò đốt hương, đốt trầm. Trên thân có những lỗ hổng để hương trầm bay ra.

Đúng là em gõ nhầm, phải là "Đài vàng cẩn ngọc", xin phép sửa lại luôn

Tuy nhiên cái tên "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ" có vẻ không được chính xác, vì chữ khắc trên ấn luôn phải là số chẵn (vì đáy ấn hình vuông). Thường là 4 chữ hoặc 8 chữ, hiếm hơn là 6 chữ, vì như thế chia ra trên mặt ấn mới khắc được cân đối và đẹp. Nếu tên trên có 9 chữ thì có vẻ bất thường. Nếu khắc thành 3 hàng 3 chữ thì hiếm xảy ra. Phải chăng là thiếu mất chữ "chi" (chi tỉ) thì mới đúng ngữ pháp.

Em thuộc loại mù chứ Hán nôm, cũng chỉ tìm hiểu và tham khảo qua chữ Quốc ngữ, post cái ảnh này trên mạng cho bác Chitto xem đúng sai thế nào thì cho anh em được mở rộng tầm mắt ạ:

1-2.jpg
 
À, đúng là 9 chữ thật, chia làm ba hàng, mỗi hàng 3 chữ thật. Như vậy kiểu triện này khá là đặc biệt, vì không theo số chữ chẵn.

Theo như những chữ viết ở đây, thì tính chính danh của Ngọc tỉ "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ" này lớn hơn nhiều so với "Đại Nam quốc chủ Nguyễn thị chi tỉ", vốn chỉ là ngọc tỉ trong dòng họ Nguyễn. Vậy thì tin về việc Ngọc tỉ và Kiếm truyền quốc bị Bảo Long bán mất cũng có thể là bịa đặt.

Không ngờ Truyền quốc ngọc tỉ của triều Nguyễn lại được trưng bày ở đây. Tiếc rằng chỉ là của triều Nguyễn, các triều trước thế nào thì không sách vở nào nói đến cả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,171
Members
192,390
Latest member
inhopcartonj
Back
Top