Tản Viên sơn
Trong đại long mạch nước Việt, Tản Viên sơn là
Tổ sơn, Núi tổ. Tuy không phải núi cao nhất, nhưng tất cả các núi đều chầu về. Xa phía bắc từ dải Hoàng Liên Sơn, các cánh cung núi Sông Gâm, Bắc Sơn, phía đông là dãy Đông Triều, phía nam là dãy Trường Sơn đều chầu về Núi Tổ. Gần thì dãy Tam Đảo bên kia sông Hồng là ngự án bảo hộ của núi Tản Viên.
Vị thần ngự trên Núi Tổ Ba Vì -
Tản Viên Sơn Thánh - cũng được tôn là
Nam Thiên Thần Tổ - Vị thần tổ tiên của bách thần trời Nam, là vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử. Thần đã ở đây, gắn liền với đất này từ muôn đời, mà Sơn Tinh lấy Mỵ Châu (nhầm, Mỵ Nương) là một hóa thân của Thần.
Hình tượng vị thần núi Tản không chỉ lưu truyền trong tâm thức người Việt, mà người Mường anh em cũng tôn núi Ba Vì là núi Vua, trị vì bởi
Thánh Cả Ba Vì. Truyền thuyết kể rằng đền Thượng trên đỉnh núi cheo leo do chính Thần làm phép đưa các thợ mộc lên núi dựng, rồi làm phép đưa xuống, cho đến khi chết cũng không dám hé răng.
Để tôn thờ Thần, mấy trăm làng quanh vùng đều thờ Tản Viên làm Thành hoàng. Ngoài ra còn dựng bốn toa đền lớn làm Hành cung của Thần, gọi là Tứ cung, mà tòa Đông Cung chính là đền Và ở Sơn Tây.
Theo truyền thuyết, Thần cùng Mỵ Nương là tổ của Bách nghệ, dạy dân các nghề và làm ra lễ hội cùng các trò vui. Cao Biền đã từng muốn trấn yểm nơi này nhưng Thần bay qua nhổ nước bọt xuống tỏ ý khinh thường, Cao Biền phải than rằng Linh khí nơi đây mạnh quá...