Nghe như văn ấy nhỉ!
Có một số thông tin không chính xác hoặc không rõ ràng.
1. "Nếu phía bắc Sơn Tây bao bọc bởi sông Đà, sông Hồng cuồn cuộn để dồn về Hà Nội":
Phía bắc Sơn Tây không được bao bọc bởi sông Đà.
2. "Có lẽ xưa sông Đáy thông với sông Hồng, cũng mênh mang lắm, cũng dữ tợn lắm":
Bây giờ sông Đáy cũng vẫn thông với sông Hồng.
3. "Chả thế mà đi về phía Hà Tây, thế nào cũng gặp con đê tả sông Đáy được đắp rất kiên cố, uốn lượn suốt một chiều dài sông. Chỉ có đê tả (đê phía đông) sông Đáy thôi, để bảo vệ cho vùng đất Thăng Long không bị ngập. Phía bên hữu (phía tây) không có đê. Có thể thấy mùa nước lụt, nước sông mang phù sa sẽ tràn ra ruộng đồng bên phải sông.":
Điều này chỉ đúng với đoạn sông từ đập Đáy đên Ba Thá thôi. Từ Ba Thá trở đi thì đê có cả 2 bên bờ sông.
4. "Đầu thế kỉ trước, những người đi chùa Hương có thể lên thuyền từ tít tận gần Hà Đông, xuôi thuyền mất một ngày mới đến bến Đục, rồi từ đó vào chùa.":
Những năm 70 của thế kỷ trước người ta vẫn đi Chùa Hương bằng đò như thế.
5. "Nhưng rồi thời gian biến đổi, biển xanh thành nương dâu. Khúc sông Đáy ngang qua đất Hà Tây giờ đã cạn đi rất nhiều, và nhiều chỗ hoàn toàn đã không còn là sông. Mặc dù đường bộ vẫn phải qua đê sông, cầu qua sông rất cao, nhưng dòng sông cạn nước, chỉ còn là con lạch, những dãy ao bèo, rau muống. Nước không đủ tưới, chứ không nói gì đến giao thông đường thủy như xưa kia.":
Đó không phải do thiên nhiên biến đổi, mà do năm 1937, người ta xây cái Đập Đáy ở gần Phùng (Đan Phượng). Khi có lũ thì người ta mới mở cái đập ra để phân lũ. Nhớ trận lũ năm 1971, nước sông Đáy cũng mấp mé mặt đê. Tuy nhiên, từ khi có Đập Đáy thì cũng chỉ có đoạn sông từ đó đến Ba Thá là cạn nước, còn từ Ba Thá trở đi, dòng sông Đáy lụa là vẫn đẹp, vẫn nên thơ như ngàn đời nay.
6. "Một dòng sông đi vào ca, vào thơ mà còn dần mất đi, thì một cái tên tỉnh Hà Tây không còn cũng đâu có gì là lạ.":
Như trên đã nói, dòng sông Đáy xinh đẹp chưa từng mất đi, chỉ có lòng người hời hợt chóng quên mà thôi.