Ăn uống và nghỉ ngơi xong cả đoàn lại tiếp tục lên đường. điểm đến là khu vực Giếng Tiên Giếng Ngự nằm gần Bãi Sao và Bãi Khem và được ngăn cách bởi mũi Khem
Giếng Tiên ( Giếng Ngự ) Tương truyền, vào thế kỷ thứ 17, Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) trên đường trốn chạy quân Tây Sơn đã ghé lại đảo Phú Quốc cho quân lính nghỉ ngơi. Khi tàu vào bờ, lương thảo và nguồn nước ngọt bị cạn kiệt, nhà vua mới ngửa mặt lên trời than rằng nếu có chân mạng đế vương thì cho ông cắm mũi kiếm xuống có nước ngọt cho đoàn tùy tùng và quân lính uống. Quả nhiên, khi ông cắm mũi kiếm xuống ngay sát mép biển thì gặp nước ngọt. Nước giếng rất ngon, không bao giờ cạn. Nơi đây hiện còn lưu giữ các dấu tích của nhà Nguyễn theo truyền thuyết, như: Ngai vua, Giếng Tiên và dấu chân chúa Nguyễn.
Giếng Tiên chỉ cách mép nước biển vài tấc, sâu khoảng 50 cm và không bao giờ bị nhiễm mặn, là nơi cung cấp nguồn nước trong trẻo và dồi dào cho cư dân và ngư phủ Phú Quốc suốt bao đời nay. Khi thủy triều dâng lên, dù bị sóng biển tràn vào, nhưng nguồn nước vẫn rất trong lành, có vị ngọt như nước khoáng, không có giếng nào trên đảo sánh được. Có lẽ vì sự đặc biệt của giếng mà sự tích về Giếng Tiên tuy đậm chất huyền thoại nhưng vẫn được người dân xứ đảo tôn sùng. Ngoài vai trò cung cấp nước ngọt cho tàu thuyền đi biển, nhiều người còn tin rằng sử dụng nước Giếng Tiên rất có ích cho sức khỏe.
Giếng Tiên không chỉ thu hút du khách nhờ huyền thoại nhà Nguyễn gắn với Hòn đảo ngọc, mà còn nhờ cảnh quan nơi đây còn nguyên sơ hoang dã với bãi biển cát trắng bên cạnh dòng nước biển trong xanh. Bởi vậy, nhiều người nói rằng đến Phú Quốc mà chưa thưởng thức vị ngọt của nước Giếng Tiên và ngắm nhìn cảnh vật hoang sơ nơi đây, thì coi như… chưa đến Phú Quốc.
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.