What's new

Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đường link những chuyến đi trước:
1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...-yêu-x/page11
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page7
5: Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-...-Nhì-Phình-Hồ-luyện-tay-lái-và-thần-kinh-thép
--------------
Tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần 9 và 10-10-2010, tôi lại độc hành tới Tây Yên Tử, địa danh linh thiêng với Ngọa Vân Am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu tập và viên tịch. Mục đích của chuyến đi này vừa là tìm hiểu thiên nhiên núi rừng Tây Yên Tử, vừa là trải nghiệm những giây phút thư thái của người tu tập Phật Pháp, những mong hiểu thêm về Đạo Phật và giác ngộ thêm đôi chút kiến thức.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đi một đoạn nữa thì tới một phế tích khác.

TayYenTu1010777.jpg


Tháp này có vẻ là mới được xây lại.

TayYenTu1010782.jpg


Đây đó còn sót lại những chân cột đá cổ.

TayYenTu1010783.jpg


Mảnh sứ cổ.

TayYenTu1010784.jpg


Về sau hỏi ra tôi mới biết đây là chùa Mẫu.

TayYenTu1010786.jpg


Ngôi chùa chỉ còn sót lại bốn bức tường vỡ nham nhở được làm theo kiểu kiến trúc phương Tây với tường đá, cột trụ có phào chỉ... Ngôi chùa này chắc mới được xây trong thế kỷ 20, không hiểu lai lịch ra làm sao.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đi qua sườn núi này là tới Ngọa Vân Am.

TayYenTu1010791.jpg


Đường vào Ngọa Vân Am đây rồi.

TayYenTu1010793.jpg


Và Ngọa Vân Am hiện ra ở cuối con đường.

TayYenTu1010795.jpg


Lúc này đã gần 5h chiều, tôi nhìn thấy thấp thoáng 2 bóng áo nâu và nghe tiếng Chuông gióng lên âm vang cả núi rừng.
Leo nốt những bậc đá này là lên đến Am Ngọa Vân.

TayYenTu1010796.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Phía trước chùa có 2 ngọn Tháp rất khiêm tốn, chắc cũng mới được xây dựng lại, để mang được vật liệu xây dựng lên đây là rất công phu nên để xây được thế này cũng là khổ công lắm rồi. Phía bên phải tháp là khu nhà bếp của chùa.

TayYenTu1010799.jpg


Tháp phía bên trái có một tấm bia phía trước.

TayYenTu1010800.jpg


Ba gian chùa chính xây lại trên nền chùa cũ.

TayYenTu1010801.jpg
 
Last edited:
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Khi tôi lên đến chùa thì thấy một sư ông rất trẻ đang bắt đầu gõ mõ tụng kinh. Tôi cũng không muốn làm ảnh hưởng đến các vi sư ở đây trong lúc họ đang tập trung nên lặng lẽ ra bàn nước ngoài sân ngồi đợi. Chùa chiền vốn là chỗ linh thiêng, không phải là nơi tùy tiện đi lại và chụp ảnh soi mói được.
Ngồi một lúc thì gặp một bác đệ tử tục gia đi ra chào hỏi. Bác giới thiệu bác tên là Long, năm nay 36 tuổi, mới lên Ngọa Vân này để phục vụ cơm nước dọn dẹp cho nhà chùa. Anh Long bảo hôm nay sư trụ trì đi vắng, ở nhà chỉ có mỗi sư ông trẻ tuổi kia ở nhà, có một sư ông và một sư bác nữa thì đi đến tối mới về. Anh Long cũng giới thiệu vị sư ông đang tụng kinh kia còn rất trẻ, mới 20 tuổi, quê ở tận Hà Giang nhưng đã xuất gia tu hành từ nhỏ, rất giỏi chữ Hán và thông thuộc kinh văn.
Tôi ngồi nói chuyện với anh Long khá lâu cho tới khi vị sư ông kia tụng kinh xong. Anh Long cũng bảo tôi cứ cho đồ vào nhà khách rồi ngồi đợi để anh ta đi nấu cho sư ông bát mỳ ăn tối. Vị sư ông kia tụng kinh xong đi ra nhìn thấy tôi mỉm cười chào rồi vào trong gian nhà gỗ cất đồ. Còn lại tôi một mình ở bên ngoài thơ thẩn ngắm nghía khu Ngọa Vân.

Khu nhà khách nơi tôi sẽ tá túc đêm nay.

TayYenTu1010803.jpg


Khu nhà ở của các sư và anh Long gồm có 3 phòng nhỏ làm bằng gỗ rất đơn sơ, mỗi gian chắc chỉ được khoảng 8 m2, bên ngoài là dãy bàn nước.

TayYenTu1010806.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Phía cuối chùa có nhà tắm và nhà vệ sinh khá sạch sẽ, nhà chùa cũng bố trí một khu đổ rác riêng ở trong cùng để giữ vệ sinh.
Ở phía trên khu chùa có một cái am nhỏ xíu, đó chính là Am Ngọa Vân nổi tiếng, nơi Vua Trần Nhân Tông đã tới tu luyện và viên tịch ở đây.

TayYenTu1010807.jpg


Nhìn về tổng thể, Ngọa Vân Am rất đơn sơ giản dị, mọi thứ chỉ là tối thiểu, ngoài ra không có bất cứ thứ gì gọi là giá trị. Trái với những ngôi chùa khác thời nay, hoành tráng, xa xỉ. Ngọa Vân Am có lẽ là ngôi chùa duy nhất hiện nay không thấy để Hòm Công Đức, cuộc sống của các sư ở đây thật thanh tịnh, đúng với lý Vô Thường, Vô Ngã. Đã ngộ được lẽ Vô Thường, Vô Ngã thì đâu cần chùa to làm gì, đâu cần tượng Phật to làm gì vì những thứ đó to hay nhỏ chẳng khác gì nhau, trong chùa đâu có Phật, thậm chí trong tượng Phật cũng đâu có Phật, đến trong xá lị của Phật cũng đâu có Phật, Phật ở trong tâm mỗi người và ai cũng có thể thành Phật được. Nếu cứ chấp vào chùa to, tượng to, rồi nhiều xá lị thì mới có Phật là rơi vào sự Vô Minh.

Nhân đây nhớ lại một công án của Thiền Tông:
Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư. Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ. Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì? Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi. Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.
Lúc nhà sư trả lời thì tức là ông ta cũng ngộ ra được vấn đề phải tìm Phật ở đâu.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đợi vị sư ông ăn tối xong, tôi mới tới ngồi nói chuyện, xin phép nhà chùa cho tôi tá túc đêm nay ở đây. Vị sư ông này pháp danh là Thích Thanh Quang rất ít nói nhưng hiền hậu và có vẻ giỏi về học vấn.
Chuyến đi này tôi cũng hi vọng lên đây để được gặp một vị cao tăng có thể giáo hóa thêm cho tôi về Phật Pháp, tuy nhiên có lẽ nhân duyên chưa đến nên vị sư trụ trì lại đi vắng, vị sư ông trẻ tuổi này thì lại quá ít nói, tôi nói gì cũng gật đầu cười và có vẻ ngại giao tiếp nên tôi cũng không được nói chuyện nhiều.
Tôi cũng đi xuống bếp nấu cho mình bát mỳ tôm lót dạ, ăn xong thì thấy có tiếng người đi lên chùa, hóa ra có một vị sư bác và một vị sư ông rất trẻ nữa vừa về.
Vị sư bác có vẻ rất thân thiện, dễ mến, nói năng nhẹ nhàng như con gái, vị sư ông kia thì còn quá trẻ, có vẻ vẫn chưa gột được hết bụi trần.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Tôi rửa nồi niêu xong rồi ra ngồi uống nước với mấy vị sư, ngồi được một lúc thấy các vị cũng toàn nói chuyện đời thường nên cũng không muốn làm ảnh hưởng tới họ, tôi lui về phòng nghỉ, thay đồ rồi đi tắm, nước suối mát lạnh khiến tôi tỉnh táo và khỏe khoắn trở lại.
Buổi tối ở trên Ngọa Vân rất hay, không gian tĩnh mịch và thanh tịnh vô cùng. Một lúc thì sương xuống giăng kín, núi rừng chìm trong hư ảo.

Ngồi trong phòng khách dưới ánh đèn dầu leo lét lại nghĩ về quá khứ xa xưa. Về những giây phút cuối cùng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nơi này.

TayYenTu1010811.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

"Không một nơi nào trên thế giới mà thần Chết không thể tìm đến được, dù chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh né. nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của thần Chết, thì tôi cũng không tránh làm gì... Nhưng thật điên rồ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thành công...
Con người đến rồi đi, nhảy múa vui đùa mà không hề nhắc đến cái chết. Mọi sự đều xuôi chèo mát mái. Nhưng khi cái chết xảy ra cho chính họ, vợ con bạn bè họ, trong lúc bất ngờ không chuẩn bị thì họ khóc than, phẫn nộ và vô cùng tuyệt vọng!...
Để chiến thắng thần Chết, chúng ta hãy áp dụng một phương cách ngược lại thông thường; hãy xem cái chết chẳng có gì kỳ lạ, ta vẫn tiếp xúc với nó, quen thuộc với nó; hãy để tâm trí thường xuyên đến cái chết hơn bất cứ điều gì khác... Ta không biết khi nào thì cái chết sẽ đến đón ta, vì vậy hãy chờ sẵn để đón cái chết ở khắp nơi. tu tập cái chết chính là tu tập sự tự do. một người biết cách để chết thì sẽ không bao giờ trở thành nô lệ".

Montaigne
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Xem mấy đoạn đường rừng của bạn, thấy nhớ Quảng Ninh quá.
Nhớ hồi nhỏ chạy loanh quanh trên đồi đen nhẻm. Trẻ con thì rất nhiều trò, hái sim, hái lạc tiên này, đào mấy củ khúc khắc gặm ngọt ngọt (củ này là thổ phục linh), bẻ sâu chít, bẫy chim... suốt ngày ở trên đồi. Cái thời đấy trẻ con không phải đi học nhiều như bây giờ mà. (NO)
Cái đồi chúng tôi ở đó nhỏ thôi, chỉ mấy nóc nhà, hồi đó còn mấy gốc lim. Sau này về thăm lại thì hầu như bằng phẳng, thành phố rồi. Đất đào xuống một vài mét là than, một thời than thổ phỉ nên mấy ông hàng xóm lên phố hết, có ông lên Hà Nội cho nó gần Trung ương.
Mới đó đã hơn 30 năm rồi, nơi tôi vừa kể là phường Hà Tu của thành phố Hạ Long đó bạn.
Quảng Ninh đối với tôi thật nhiều kỷ niệm, cám ơn bạn đã chia sẻ những hình ảnh trên đường của bạn.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Theo Đạo Phật, sống và chết được xem như một toàn thể, ở đây, chết chỉ là khởi đầu của một chương mới. Chết như một tấm gương phản chiếu tất cả ý nghĩa cuộc đời.
Đạo Phật nhận thức sự sống của chúng sinh là một sự chuyển biến không ngừng theo quy luật nhân quả, theo sự hoạt động của ngũ uẩn. Sở dĩ còn có sự sống là vì chúng sinh còn có lòng tham dục, còn tham dục thì còn sự sống, còn luân hồi sinh tử cũng như còn dầu, còn bấc thì đèn còn cháy.
Chỉ khi nào tu hành diệt được lòng tham, diệt được dục vọng thì sự hoạt động của ngũ uẩn dừng lại, khi ấy thì hết sinh tử luân hồi và cảnh giới Niết Bàn xuất hiện. Tuy vậy, Niết Bàn không phải là một nơi, một chốn nào đặc biệt cả. Cũng như lửa, ta bảo có lửa nhưng không thấy lửa ở nơi nào cả nhưng nếu ta lấy 2 thanh gỗ cọ xát với nhau thật mạnh thì sẽ có lửa sinh ra. Niết Bàn cững vậy, không ở chỗ nào, nơi nào cả nhưng ở đâu có người tu hành nghiêm túc, tức ở đó có cảnh giới Niết Bàn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,802
Bài viết
1,138,712
Members
192,753
Latest member
luk88uscom
Back
Top