What's new

Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đường link những chuyến đi trước:
1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...-yêu-x/page11
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page7
5: Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-...-Nhì-Phình-Hồ-luyện-tay-lái-và-thần-kinh-thép
--------------
Tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần 9 và 10-10-2010, tôi lại độc hành tới Tây Yên Tử, địa danh linh thiêng với Ngọa Vân Am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu tập và viên tịch. Mục đích của chuyến đi này vừa là tìm hiểu thiên nhiên núi rừng Tây Yên Tử, vừa là trải nghiệm những giây phút thư thái của người tu tập Phật Pháp, những mong hiểu thêm về Đạo Phật và giác ngộ thêm đôi chút kiến thức.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Người ta thường ví Tu Tập cũng giống như leo núi. Đỉnh núi tuy chỉ có 1 nhưng có rất nhiều đường để lên, đường đó chính là Đạo vậy. Không thể so sánh con đường nào hay hơn con đường nào cũng như không thể nói Đạo nào hay hơn Đạo nào. Thậm chí mỗi người có thể tìm cho mình một con đường riêng để leo lên tới đỉnh núi. Đường có thể rất dốc nhưng lại nhanh lên tới đỉnh, đường ít dốc thì phải vòng vèo lâu tới đỉnh hơn. Như để lên tới Ngọa Vân Am này, có rất nhiều con đường để lên, mỗi người chọn một con đường, vòng vèo dài ngắn khác nhau nhưng rồi cũng đến nơi.
Người leo núi, tùy theo sức lực của mình mà chọn cho mình con đường phù hợp, người khỏe thì sẽ chọn con đường dốc nhưng nhanh tới đỉnh, người yếu thì chọn con đường vòng nhưng đỡ mệt hơn. Trong đời sợ nhất là chọn nhầm đường, một là sẽ phải bỏ cuộc giữa đường, hai là phải quay lại điểm xuất phát để đi con đường khác, ba là lãng phí thời gian. Các Đạo Pháp khác nhau cũng vậy, hình thức và phương pháp có thể khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu cuối cùng. Cho dù là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông hay Mật Tông, cuối cùng cũng là để đạt tới Niết Bàn.
Muốn đi lên đỉnh núi một cách hiệu quả thì phải hiểu bản thân mình, hiểu con đường, tránh ngộ nhận, phải có sự luyện tập để có được những yếu tố cơ bản của một người leo núi, trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để phục vụ việc leo núi của mình.
Leo núi hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào Nhân Duyên, nếu Nhân Duyên tốt anh sẽ thăng tiến rất nhanh, nếu Nhân Duyên xấu thì con đường sẽ gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, Nhân Duyên lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân mình, phải biết làm sao để có Nhân tốt và tìm kiếm cái Duyên lành ở đâu.
Leo núi hay tu tập đều rất cần có người Hướng Đạo, người Hướng Đạo là người đi trước ta, có nhiều kinh nghiệm hơn ta, có lòng tốt để sẵn sàng chỉ bảo ta đi đúng con đường phù hợp với mình, giúp đỡ, ủng hộ ta trong quá trình tu tập hay leo núi. Chọn được người hướng đạo tốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào Nhân Duyên. Ví như cậu Sinh kia là người hướng đạo khá tốt đối với tôi, anh ta đã dẫn tôi đi đúng con đường phù hợp với tôi, đúng con đường mà tôi thích, đó cũng là do nhân duyên.
Tu tập hay leo núi cũng đều gặp rất nhiều trở ngại, có những trở ngại là các cám dỗ của dục vọng, những dục vọng đó luôn muốn kéo ta trở lại điểm xuất phát, bảo ta bỏ cuộc đi để thỏa mãn những dục vọng ấy. Chỉ khi nào chúng ta tu tập hay leo núi mà cảm thấy sung sướng trong cái việc đó thì tự nhiên những dục vọng kia sẽ biến mất, cũng như ta ngắm suối, nghe rừng, hít thở không khí trong lành cảm thấy sung sướng hơn ngồi nhà xem ti vi, uống bia lạnh.
Một điểm nữa là leo núi, hay tu tập, đều phải tự mình đi đến, không ai đi hộ được. Nhiều người nhìn thấy con đường, biết đó là con đường tốt dẫn đến đích nhưng không chịu đi thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Giáo lý Phật như là cái bè để qua sông, người nào có cái bè mà không dùng để qua sông thì cái bè là một vật vô dụng.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Đang leo núi thì tôi nhìn thấy cái cây này, "Cây đa bóp cổ"

TayYenTu1010734.jpg


Nếu nhìn kỹ bên trong cây đa này đã có một cây khác chết khô. Xưa kia, cây đa này do nhân duyên mà được chim chóc mang tới thân cây chủ, nó sống bằng không khí, hơi ẩm và chút chất mùn trên vỏ cây chủ, không ngừng lớn mạnh cho tới khi bộ rễ của nó chạm được tới đất, hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới đất lên, sau đó nó dần bao xung quanh cây chủ và giết chết nó, chiếm toàn bộ mảnh đất quý giá của cái cây xấu số kia. Thiên nhiên là vậy, cuộc sống luôn vận động, sinh rồi lại tử, tử rồi lại sinh thành vòng Luân Hồi. Ta cũng không thể nói cái cây bóp cổ kia là xấu được vì nó làm thể chẳng qua cũng để sinh tồn, không có sự lựa chọn nào khác, cũng như mấy con vắt đang hút máu dưới chân tôi đây, đã sinh ra là vắt thì phải hút máu. Con người nhiều lúc tự cho mình cái quyền phán xét, cho mình là chúa tể của thế giới để dùng sức mạnh thay đổi tự nhiên, rốt cuộc lại hủy diệt chính mình trong cái vòng luẩn quẩn.
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Dốc lên cao mãi, càng leo càng thấy thích, càng đi càng thấy lòng mình thanh thản.

TayYenTu1010737.jpg


Con đường lại đi vào giữa rừng trúc. Những cây trúc mới mọc vươn lên xanh tốt trên những xác trúc đã héo khô.

TayYenTu1010738.jpg


Các bậc tu hành xưa kia đã khéo chọn nơi này, để tu luyện, cứ đi lên đi xuống qua đây vài lần thì 10 phần đã đắc đạo được 3, 4 phần rồi.

TayYenTu1010739.jpg


Từ suối lên tới đây mới leo được khoảng 300m, nửa độ cao đến Ngọa Vân Am.

TayYenTu1010740.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Một đoạn dốc thẳng đứng, người phát lộ đã cất công khoét thành bậc để người sau dễ đi hơn.

TayYenTu1010741.jpg


Leo hết dốc thì đến một đoạn tương đối bằng phẳng và quang đãng, một cây mai rừng khẳng khiu trơ trọi.

TayYenTu1010743.jpg


Cây này là cây gì tôi cũng không rõ nhưng đang ra rất nhiều hoa.

TayYenTu1010747.jpg


Ngắm cảnh một lúc chúng tôi lại xuyên vào rừng trúc.

TayYenTu1010748.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Sinh lại mải miết đi lên trước, tôi với cậu ta tiếng là đi với nhau nhưng thật ra luôn cách nhau một đoạn khá xa nên cũng như là đi một mình. Đi một mình có cái hay là thoải mái nghiền ngẫm mộng tưởng, không bị phân tâm, chỗ nào hay thì dừng lại xem xét, chụp ảnh thoải mái.

TayYenTu1010749.jpg


Đi vào rừng trúc dông giống như đi vào một đường hầm.

TayYenTu1010751.jpg


Có đoạn toàn xác trúc khô héo

TayYenTu1010752.jpg


Có đoạn thì xanh tươi.

TayYenTu1010753.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Qua khỏi rừng trúc thì đến một bãi đất rất rộng.

TayYenTu1010754.jpg


Trên bãi đất có mấy cây thông cổ thụ.

TayYenTu1010755.jpg


Có 3 cây thông rất to, một cây đã chết khô từ bao giờ.

TayYenTu1010756.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Bãi đất trống này có lẽ là địa danh Thông Đàn, xưa kia là vườn tháp, nơi đặt một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các vị sư của Ngọa Vân Am sau này. Di tích này cũng đã bị kẻ xấu phá hoại để tìm cổ vật, nay chỉ còn nền cũ và trơ trọi ít gạch đá cổ xưa kia.

Gạch ngói cổ.

TayYenTu1010757.jpg


Kiến trúc cổ bằng đá, vỡ tan.

TayYenTu1010760.jpg


Chân cột bằng đá.

TayYenTu1010761.jpg


Nền gạch cổ.

TayYenTu1010763.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Gốc thông cổ thụ đã chết khô từ bao giờ.

TayYenTu1010764.jpg


Bia đá lăn lóc.

TayYenTu1010767.jpg


Cây thông cổ thụ còn sống.

TayYenTu1010768.jpg


Hai cây thông này đã đứng bên nhau hàng trăm năm, chứng kiến biết bao biến cố, giờ một sống một chết.

TayYenTu1010769.jpg


Một cây thông cổ khác nằm khá xa.

TayYenTu1010770.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Rời Thông Đàn, chúng tôi lại đi sâu vào rừng trúc. Đến đây thì Sinh bảo tôi cứ đi thẳng là tới Ngọa Vân Am, anh ta không cần dẫn lối nữa và xin phép tôi trở về nhà. Tôi cám ơn anh ta và hẹn ngày mai sẽ qua nhà anh ta chơi.

TayYenTu1010771.jpg


Tôi đi một đoạn nữa thì lại đến một nền phế tích, chẳng biết lai lịch là thế nào.

TayYenTu1010773.jpg


Sau đó lại len vào con đường mòn giữa rừng trúc để tới Ngọa Vân.

TayYenTu1010775.jpg
 
Re: Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp

Gốc thông cổ thụ đã chết khô từ bao giờ.

Vậy là BTD đi lên Ngọa Vân theo lối Thông Đàn.

Cái cây thông cổ thụ kia chết cũng chưa lâu. Nó mới bị sét đánh vào đầu năm nay thôi, sau khi chịu đựng mưa gió hàng trăm năm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,974
Members
192,324
Latest member
u888ai
Back
Top