What's new

[Chia sẻ] Hành trình Nam Mỹ : những vùng đất xa xôi .

Chỉ còn có mấy tiếng nữa là nhóm bọn tớ khởi hành từ Toronto , chuyến đi kéo dài 1 tháng và gần chục ngày .HK thì xuất phát sau nhưng hy vọng sẽ gặp tại một nơi nào đó phía nam bán cầu .Tớ mở topic nay để nếu dọc đường có điều kiện online thì vào chia sẻ cùng các bạn , nếu không thì về rồi post lên sau vậy, hy vọng mấy bạn đồng hành cũng vào tham gia trong topic này .(beer)
 
Post phụ cùng Bagai một đoạn. Thực ra bài này mình đang viết dở chủ yếu là ghi lại băng ghi âm nhật ký lịch trình để làm sườn bài cho nên trích đoạn này cũng chưa có hiệu đính proof reading lại nữa, cứ post tạm cho theo cùng nhịp với mọi người .


---------------------------------------------------

Ngày 29/09
..........................

Tối đó chúng tôi bắt chuyến xe bus từ La Paz đi Uyni, xe trông có vẻ cũng tốt, sơn xanh sơn đỏ nhưng khi ngồi trên xe tôi thấy khá ồn và xe kêu kẽo két. Sau một vài tiếng ra khỏi thủ đô, đường bắt đầu rất dằn và xóc, xe rung lên bần bật, tôi nhìn ra cửa, đâu có thấy đường đâu. Tôi nghĩ nếu đi đường kiểu này thì xe nào chẳng mấy chốc mà kẽo kẹt, đến các cơ phận trong người tôi còn muổn rụng ra chứ đừng nói ốc vít ê cu. Đến nửa đêm trời bắt đầu chuyển lạnh, nhiệt độ bên ngoài rơi xuống dưới 0, xe không có sưởi cho nên rất lạnh. Cũng may tôi đã dặn mọi người chuẩn bị trước, ai cũng phòng thủ với quần áo ấm. Ấy vậy mà Bow đã mặc mấy áo khóac vẫn co ro,
Bagai đã chui cả vào túi ngủ mà vẫn than rét. Chúng tôi cũng phải cố chợp mắt trong cái tiếng ồn khủng khiếp, trong sự rung lắc, giật, nghiêng triền miên, trong cái giá lạnh của nơi hoang mạc có lẽ xếp vào loại cao nhất thế giới này. Không chỉ vậy, tôi còn thấy ngửi thấy mùi gió bụi, mũi tôi cảm thấy hăng hắc khó chịu, nhưng mệt quá tôi vẫn ngủ thiếp đi và khi mặt trời ló dần, chiếu qua cửa kính, đánh thức tôi dậy, tôi mới để ý không khí trong xe đầy bụi, nồng độ bụi trong không khí dầy đặc mà mũi tôi chưa phải hít thở trong cái bầu không khí như thế bao giờ. Tôi nhìn quần áo, túi máy ảnh phủ đầy bụi, còn khi nhận lại balô lấy ra từ khoang hành lý tôi thấy phủ một lớp bụi dầy cả ly. Thật là khủng khiếp, một chuyến xe hãi hùng.

Đi trên xe, ngồi đối diện tôi là một anh chàng người Áo. Sau hồi chào hỏi, anh tự giới thiệu tên Goerge. Goerge kể chuyện gia đình, hình mẫu người cha thích du lịch mạo hiểm, đã chinh phục nhiều ngọn núi của châu Âu. Cha Goerge là một nhà leo núi chuyên nghiệp và là hướng dẫn viên leo núi cho nên được rất nhiều người tin tưởng và thích đi cùng . Cha của Goerge đã từng đi khắp châu Âu từ khi còn trẻ và cũng đã đi nhiều nước trên thế giới. Goerge cũng muốn được như vậy. Anh cứ đi làm một hai năm, tiết kiệm đủ tiền là lại đi du lịch. Goerge đi một mình và Salar de Uyni là một trong những điểm cần phải đến trong đời của anh ta. Anh ngỏ ý được đi cùng chúng tôi. Chúng tôi cũng rất vui lòng vì anh chàng vui tính, biết kha khá tiếng Tây Ban Nha và chúng tôi cũng cần thêm người để chia bớt phần chi phí thuê xe.


Ngày 30/9

Khoảng 7h sáng chúng tôi đến Uyni. Khi xe vừa cập bến có rất nhiều cò mồi đến chào mời tour nhưng chúng tôi chỉ lấy tờ rơi và thông tin rồi lững thững đi tìm một quán cà phê để rửa mặt mũi chân tay và ăn sáng. Tôi nhìn những người khách du lịch nước ngoài đi cùng xe, thấy mặt ai nấy cũng phờ phạc và phủ đầy bụi. Nhìn họ, nhìn lại mình và những người trong nhóm thấy đúng là một lũ ba lô bụi.

Uyni trông buồn, vắng vẻ như một thành phố chết. Uyni xưa kia là nơi trung chuyển các quặng khoáng sản của Bolivia để xuất khẩu. Kể từ sau cuộc chiến Thái Bình Dương với Chile hồi đầu thế kỷ 20, Bolivia thua trận và mất phần đất tiếp giáp với biển, những người lính Bolivia được đưa trở về nơi đây sinh sống và được chính phủ khá ưu đãi. Tuy nhiên bao bọc xung quanh Uyni là hoang mạc, đất cát nơi đây khó mà trồng được cái gì. Đất đai cằn cỗi, toàn đá, sỏi và cát bụi núi lửa. không thể phát triển nông nghiệp, sông hồ không có, nghành khai thác khoáng sản đã chết từ sau cuộc chiến. Trông Uyni thật nghèo nàn, lạc hậu và hoang sơ. Uyni giống như một thị trấn biên cương, vô danh nào đó trong các bộ phim miền cao bồi miền viễn tây, nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Theo như kinh nghiệm của những người đi trước, và sách hướng dẫn du lịch, muốn đi vào sa mạc, cần phải kiếm xe tốt, mới, lốp phải còn tốt, cần phải hỏi kỹ về vấn đề ăn nghỉ, ngủ ở đâu và ăn cái gì. Tôi nhờ anh chàng người Áo ra tìm thuê xe . Một lúc sau anh dẫn về một loạt xe chào mời trên phố chính của Uyni, kèm theo cả một đội cò du lịch chào mời anh ta xe giá rẻ nhưng thật ra không có xe. Tôi ra xem, chỉ thấy những chiếc xe Toyota Landcruiser đời 80, một số xe Nisan Pathfinder và Landcruiser hardtop. Tôi bàn với anh chàng người Áo là chúng ta cần thuê xe đời mới nếu có đời 2000 thì tốt, lấy việc đó làm vấn đề ưu tiên hàng đầu. Anh lại chạy đong, chạy đáo đi tìm rất chăm chỉ. Tôi ra nói thêm với mấy người cò yêu cầu của mình. Họ bảo tôi vào ngồi ăn sáng đợi và đi lấy xe. Một lúc sau anh chàng người Áo lại quay về với một chiếc xe Landcruiser khác trông khá đẹp đẽ. Tôi ra xem và thấy cũng chỉ khỏang đời 92-94. Khi tôi mở cửa xe để tìm tem sản xuất, người chủ xe và mấy chú cò đang xúm lại xem, cười rúc rích với nhau. Tem cửa xe bị bóc hết giống như những chiếc xe khác, tuy nhiên nước sơn xe này có vẻ mới hơn nhưng lốp đã rất mòn và chủ xe đòi giá khá đắt , không những thế mà còn đòi lấy thêm khách. Một số người khác thì muốn bán vé chỗ cho chúng tôi là $300/người cho chuyến đi 3 ngày . Tôi từ chối. Các bạn tôi lo lắng, anh chàng người Áo đi cùng chúng tôi cũng lo lắng, anh ta bảo không cần xe tốt đâu, xe nào đi chẳng được, ăn gì chẳng được, ngủ đâu chẳng được. Anh nói “ Tao sợ nếu không thuê bây giờ lát nữa không có xe mà thuê đấy và chúng ta lại phải ở lại cái thành phố khỉ ho cò gáy này mất oan một ngày. Có một người chào mời giá $80/người/ngày, chúng ta nên đi xe này vì đây là giá rẻ”.

Trên đường quay về quán cà phê, tôi thấy một chiếc xe Lexus SUV LX 450. Tôi biết chắc Lexus là phân hiệu cho thị trường hạng sang của Toyota và dòng xe Lexus SUV LX 450 chỉ ra đời sớm nhất là năm 1996, không thể sớm hơn. ( Ghi chú: Bắt đầu thập niên 1990, Toyota nhận định chu kỳ phát triển kinh tế sẽ đi lên và bắt đầu định hướng chiến dịch phát triển nhãn hiệu xe hạng sang cho thị trường trung lưu và cao cấp, nhãn hiệu Lexus ra đời. Đến cuối thập niên 90, Toyota nhận định chu kỳ đi xuống của nền kinh tế thế giới và sự tăng giá xăng dầu cho nên phát triển thêm nhãn hiệu Scion cho thị trường bình dân, giá hạ và tiết kiệm nhiên liệu).

Chiếc xe đậu đó nhưng không có chủ xe. Tôi chỉ cho anh chàng người Áo là chúng ta cần thuê xe này. Anh chàng người Áo ngạc nhiên nhìn tôi nhưng cũng lại chạy đi hỏi han và một lúc sau cũng tìm được ông chủ xe. Tôi ra xem xe kỹ lại và thấy là xe sản xuất năm 1997, các lốp còn mới và tốt. Nội thất trong xe sạch sẽ, ghế da, cửa nóc, mâm đúc đàng hoàng, bảng táp lô có đồng hồ tốc độ theo dặm ( mile) . Đây là dòng xe thị trường Mỹ. Tôi vào nói chuyện và chuyển hướng từ mua chỗ sang thuê bao cả xe. Như vậy sẽ có lợi cho chủ xe vì bây giờ nếu anh ta đi kiếm thêm khách sẽ khó, lúc đó cũng muộn rồi, hơn 9h, mà các xe ở Uyni thường xuất phát lúc 10h30. Các xe buýt chở khách du lịch đã đến hết và họ đã thuê xe hết, anh ta không còn khách. Nếu mua chỗ với xe này là $350/người vì đây là chiếc xe xịn nhất ở đây, đời mới nhất. Ông chủ xe nói ở đây không có chiếc xe nào quá đời 95, chỉ có chiếc của ông ta là chiếc duy nhất đời 97 và là mới nhất ở đây. Sau khi thỏa thuận thêm các khoản ăn, ngủ. Tôi yêu cầu không có ăn trứng luộc, trứng rán và canh trứng, ngủ ở khách sạn muối. Tôi đồng ý bao tiêu toàn bộ xe với giá $1150 nhưng trả tiền sau, chỉ trả tiền khi trở về đến Uyni. Ông ta có vẻ lưỡng lự nhưng sau cũng đồng ý. Anh chàng người Áo thì kêu đắt quá vượt quá ngân quỹ của anh ta, anh ta muốn đi chiếc xe mà mấy người cò chào mời kêu giá rẻ. Tôi có nói với anh là họ nói mồm, chứ không có xe và sẽ đi kiếm xe nào sắp sửa xuất phát và sẽ nhồi nhét anh ta vào đấy để lấy thêm tiền. Tôi nhấn mạnh nếu anh muốn, anh có thể đi cùng nhóm khác, xe tôi bao tiêu vậy vì tôi cần xe tốt, đi thoải mái, đồ ăn không quá tệ và ngủ chỗ ngon lành. Ngoài kia là sa mạc hoang dã chứ có phải là thành phố châu Âu đâu. Nếu anh thích đi chung thì chúng ta chia đều tiền, ai nấy như nhau, nếu đắt không phải mình anh chịu mà chúng tôi những bốn người chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn anh. Anh chàng người Áo lưỡng lự suy nghĩ rồi cũng đồng ý đi cùng chúng tôi. Sau này khi chạy trên đường nhìn những xe khác hỏng dọc đường, có xe xịt lốp mà thấy người lái xe mang cái bơm xe đạp ra bơm lốp ô tô và ăn đồ ăn rất tệ, nhìn những đoàn khác ăn đồ ăn chán ra sao, toàn trứng là trứng với những lát bánh mỳ khô cứng vài tuần. Anh ta mới cảm thấy mình may mắn, quyết định đúng và quay sang cám ơn tôi. Mấy xe kia toàn chở 6-7 người cộng thêm tài xế và người đầu bếp, trông rất chật chội, xe chúng tôi đi chỉ có 5 người, 4 người Việt nam bé nhỏ, có anh ta là to lớn nhất. đáng lẽ phải trả hai chỗ mới phải.
 
Đến 10h30 xe chúng tôi xuất phát. Đầu tiên chúng tôi đi xem nghĩa địa xe lửa, những con tàu trước đây chở quặng từ Bolivia đi ra biển để xuất khẩu ra thế giới nay nằm đó han gỉ, phơi mình giữa nắng gió sa mạc biên thùy, xói mòn theo năm tháng. Cảnh vật nơi đây thật buồn.

Chúng tôi chạy ra ruộng muối Salar de Uyni. Đây là ruộng muối lớn nhất thế giới. Bốn bề là muối, nhìn hút tầm mắt đến cuối đường chân trời cũng vẫn là muối. Muối trắng tinh phản xạ ánh nắng sa mạc chói chang làm lóa mắt. Nắng ở đây gay gắt làm sạm da của những người bản xứ. Mặc dù thời tiết rất lạnh như thời tiết Bắc Âu nơi người dân da trắng như tuyết nhưng người dân nơi dây có làn da nâu đen, hai má không phải ửng hồng mà là một mầu nâu sẫm, nứt nẻ. Trời rất nắng nhưng lại rất lạnh, gió thổi mạnh ào ào. Có đến đây mới thấu đúng là gió cát biên thùy, chỉ có điều cát ở đây là muối. Gió và muối cứng như cát thổi vào thì sắt thép cũng mòn chứ đừng nói con người.

Tối 30/09 được ngủ trong khách sạn làm bằng muối, tất cả bằng muối. Khi chúng tôi đi trên hồ muối có xem một người thợ cắt những khối muối to cỡ viên gạch xỉ và cứng như đá và giờ đây tôi ngắm nhìn khách sạn được xây bằng những viên gạch đó với lớp vữa kết dính cũng bằng muối. Người thợ xây dùng muối ướt làm vữa, đặt những viên gạch muối lên và đợi lớp vữa muối khô lại rắn chắc như đá. Đến cả hệ thống đèn chùm trang trí ở đây cũng được làm bằng muối. Người tài xế có giải thích cho tôi cách làm đèn chùm của họ là chỉ việc thả sợi dây thép xuống hồ muối và sau đó nhấc lên để dưới ánh nắng mặt trời chói chang của sa mạc là sẽ có những tinh thể muối lóng lánh như kim cương bám trên đó, làm đi làm lại nhiều lần sẽ có những hình thù theo ý muốn, càng nhúng đi, nhúng lại, phơi nhiều lần thì hạt tinh thể càng to. Ngay cả giường ngủ của khách sạn cũng làm bằng muối. Hai tảng muối to làm chân giường, một tảng muối to dài hơn 2 mét, dày 30 phân được kê lên trên tựa tấm phản, bên trên đó có một lớp đệm cỏ rồi đến một lớp đệm mút và trên cùng là mấy lớp chăn dạ, chăn len làm bằng lông của loại lạc đà không bướu Nam Mỹ
........................... (.... / trích đoạn....) ;)

-----------------------------------------------

Nếu ra giữa hoang mạc mà bốn bề chỉ toàn muối là muối, đi 3-4 ngày mà không có xe 4x4 tốt thì đúng là có thể "chết vì thiếu hiểu biết"

2998848783_d37cc922eb_o.jpg


Một vài cảnh đẹp nơi đây

Hoàng hôn ở Salar de Uyni

3000580675_c8ac95c06e_o.jpg


Một cái hồ nước có những màu sắc kỳ lạ vì những khoáng sản, trong đó có đồng phản ứng với nước muối mặn tạo thành màu xanh, đỏ, trắng. Ngay cả đến tận nơi chứng kiến tận mắt mà còn khó tin vào đôi mắt mình.

2999611892_7727b78c40_o.jpg


Gió cát bụi từ nham thạch núi lửa đã khắc tạc những tảng đá nơi đây thành những hình thù kỳ lạ, có tảng đá có hình con gấu, có tảng đá có hình cái cây.

2998825445_53a6e8cb50_o.jpg


 
Last edited:
em khoái tất cả các loại bia bọt, nhìn cái vỏ chai bia trên quấy thế không biết, màu sắc phản chiến xong rồi rất nhiều chi tiết, nhiều chữ, trông vui mắt phết!

Ơ vậy thì từ từ sẽ có tất cả hình bia chỗ cả nhóm đên..đi đâu uống bia đó mà (beer)
 
@matador: nói chung là đi đâu cũng phải nhét lon bò húc vô túi quần thì mới tự thể hiện được bản lĩnh :LL (j/k)
 
Trời lạnh lắm!

Tớ còn phải chui vô túi ngủ để ngủ chứ không cũng đúng là teo một số thứ thật =))

Nói chung cứ phải check hàng mới biết được QC thế nào, có được ISO900 hay không? :)

Chứ nói gì thì nói, trăm nghe không bằng một thấy, mà trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng ...dot dot dot.. he he . ( tự nhiên lại thích cái từ này trong phim ca nhạc Mama Mia! )
 
Cái gọi là đường ở Salar de Uyni, đường như vậy thì xe gì chẳng hỏng, chạy ba bữa chẳng xộc xệch, chẳng kêu. Bụi thì mù mịt.

3040801715_fd71fbddff_o.jpg


3040801265_e8a7ca2eba_o.jpg


Đường xe lửa băng qua sa mạc

3041640358_23e20442e6_o.jpg


3041640236_2c58e14460_o.jpg


Những chiếc đầu máy hơi nước cùng cả đoàn tàu dài với các toa kéo nay chỉ là đống sắt vụn đợi thời gian và gió cát sa mạc bào mòn

3040795873_383055bceb_o.jpg


3040795759_50156af87f_o.jpg


3040798377_63610debdd_o.jpg
 
Muối ngoài việc khai thác để làm muối ăn, còn được cắt ra cỡ như hòn gạch xỉ và cứng như đá tảng

3040796229_d2217ef833_o.jpg


3041636468_c7caf4beb9_o.jpg


Những hòn đá đó được đem về xây khách sạn muối, đến đèn chùm trang trí cũng bằng muối ( có cái ảnh chụp cận cảnh close up bức tường bằng muối với mạch vữa cũng làm bằng muối để về nhà tìm rồi up lên )

3040796109_5fc5713a63_o.jpg


Mặt bàn ăn làm bằng muối

3040797427_f17d59cb5a_o.jpg


Một ụ muối với cờ các quốc gia, quên không mang cờ Việt nam đến cắm =))

3041637306_277e589af2_o.jpg


Chong chóng gió

3041638744_82f597b515_o.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top