What's new

Hành trình tìm đường tới đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam

Chuyến đi của chúng tôi với thành viên gồm 6 người (4 người đã hoãn lại vì lý do công việc đột xuât) và tổng cộng quãng đường di chuyển là 1500km vừa bằng xe tốc hành, xe máy, xe căng hải. Thành tích đạt được là chinh phục xong đỉnh Chư Mom Ray, mang về một lô một lốc ảnh núi rừng và cảm giác mênh mông hùng vĩ còn mãi trong ký ức. Phần lớn hành trình là trên đường Đăk Tả - Ngọc Linh (thuộc huyện Đăk Glei), con đường nối quốc lộ 14 với chân đỉnh núi Ngọc Linh– cao nhất miền Nam.
Đường Đăk Tả - Ngọc Linh dài 39,6 km, tổng kinh phí xây dựng 97,83 tỷ đồng do Kuwait tài trợ 7.333.000 USD (khi nào đi như chúng tôi bạn hãy nhớ đến bạn hiền Kuwait nhé), còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ. Con đường xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi, bề mặt rộng 6m, mặt đường thảm nhựa 3,5m và một số đoạn bê tông xi măng 6m.
Tôi đã mang về thành phố ký ức về người bạn trẻ giữ rừng ở miền núi vùng cao, về cô gái dân tộc mặc áo hoa địu con bằng cái khăn cột chéo vai cũng bằng vải thổ cẩm màu sắc sặc sỡ, về những người dân tộc nhiệt tình và vô tư bên cạnh sự thận trọng và dè dặt của những người bảo vệ vùng bản xa cao nguyên quanh năm mây phủ.

Có thể chia hành trình của chúng tôi thành 2 phần : Chinh phục Chư Mom Ray (1 ngày đánh nhanh thắng nhanh) và tiền trạm Ngọc Linh (3 ngày lăng quăng ngục Tố Hữu, xã Ngọc Linh).

Chư Mom Ray nhé!
picture.php


picture.php


picture.php
 
Từ ngục Kon Tum đi khoảng 1km thì đến cầu Đakpla.
picture.php

Công viên bờ sông trang trí khá đẹp, và gặp người đẹp này.
picture.php

Hình cô dâu đẹp vầy mà anh chụp dzậy hả? Ngày hạnh phúc thế mà anh đưa ảnh này lên coi chừng bị kiện cho mà coi. Đây là vi phạm quyền riêng tư cá nhân đó đại ca Lengkeng.
 
Từ ngục Tố Hữu, mất 30p để đi ra và mất thêm 2h30p nữa để đi những con đường chập choạng tối từ lúc 6h cho tới hơn 8h30 vào xã Ngọc Linh thế này.Tới 7h là bầu trời đêm tối như mực, xe chỉ đi theo ánh đèn xe và thỉnh thoảng có những xe tải làm đường đi lầm lũi. Bác Lengkeng lết lết lêt...:)

3931321104_3f1b18cb5e_o.jpg


3931321124_3a9f5c4dbd_o.jpg
đ

Sau vài lần chỉ đường loanh quanh, thấy trạm chúng tôi mừng húm. Tối rồi, cuối cùng chúng tôi đã quyết định "đòi" kiểm lâm Ngọc Linh cho trú chân qua đêm.

Các chiến sĩ nằm lều, đu võng đúng tinh thần lượt phượt cái bang

3931321126_9c20df25a7_o.jpg



3931321134_76734d4018_o.jpg
 
Nhà này nhà gì anh Keng?

3931321140_fc196ce783_o.jpg


“Rừng là vàng, nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý” Lời của Bác được khắc trang trọng trong tất cả các chặng đường đi, ngay trong lòng những cánh rừng.

3931321142_8f9c136065_o.jpg


Ngọc Linh buổi sớm. Sau một đêm đánh bài díp mắt, ngủ say tít thò lò, bác Lengkeng dậy sớm ra cửa chụp hình.

3930542329_40291c4062_o.jpg


3931325136_e519921513_o.jpg


3931325222_6241417c25_o.jpg
 
Xã Ngọc linh nằm trên 1 vùng đất tương đối bằng phẳng, xung quanh là núi non trùng điệp. Gió lùa qua các khe núi và thổi tung hết mái tôn của trạm kiểm lâm, trạm chỉ còn 1 gian nhỏ và nhà bếp là nguyên vẹn. Nên khách phương xa phải ngủ ngoài hành lang, ngoài sân. Nguồn nước được dẫn từ suối trên núi bằng ống nhựa mềm về tram kiểm lâm và chia ra cho các làng.
Mổi tộc người sống quần tụ lại với nhau và được gọi là làng, xã có 7 làng. Do chính sách định canh định cư của chính phủ nên những năm gần đây họ xuống dưới đất bằng làm nhà. Còn theo bãn năng thì đồng bào thích ở trên cao, làm rẫy dưới xuôi (đất thấp và gần nguồn nước) sau khi thu hoạch xong thì gùi lương thực lên núi cao.
Ở xã Ngọc linh hằng năm có tục đâm trâu, và mổi năm có hằng chục gia súc lên bàn thờ, tốn kém hàng trăm triệu đồng, điều này làm phá sản chính sách xóa đói giãm nghèo của nhà nước ( Trâu, bò được tặng cho người đồng bào vùng cao hy vọng đấy là cần câu cơm cho họ).
Ngay buổi sáng 01/09, từ trạm KL, nhóm vào xã uống cà phê thì gặp 1 chị phụ nữ đi trên đường với trạng thái đang sỉn ( do không được phép chụp hình nên không có ảnh minh họa cho bà con xem). Qua cách ăn mặc, nhà cửa mình thấy người dân còn nghèo lắm, hiếm nhà có xe máy. nhưng ngược lại, người kinh ( nhất là các cán bộ nhà "ta" phục sức không thua kém gì nhân viên văn phòng ở SG.)có vẽ khá giã hơn ( quán cà phê, điểm thu mua nông sản....) đều do người kinh kinh doanh.
Không có Bãn Châu, chỉ có làng người Châu trên đường vào xã Ngọc Linh, làng nhìn rất tồi tàn, hầu hết là nhà sàn chân thấp ( độ cao của sàn khoãng nửa mét). Khi đi qua cảm giác giống như làng chết vì im lìm và vắng vẻ, chỉ vài trẻ nhỏ lỏ mắt nhìn khách lạ. đường xá được xây dưng khá qui mô, đoạn qua làng người Châu có cả vĩa bê tông dọc theo đường, phân chia đường và lề đường.
 
Nambyus nói với mình:" Anh ơi! đi qua các trường học chỉ thấy thầy giáo mà không thấy cô giáo đâu cả?"
Với đồng lưong hành chánh sự nghiệp, mà mọi vật dụng đều từ dưới xuôi đưa lên, thì chỉ có nam may ra mới tồn tại được(nữ với nhiều chi phí cho cuộc sống hơn nam - mình đoán chừng như vậy- thì làm sao kham nổi).
Có những điểm trường trên núi ( mổi điểm là 1 lớp học), người giáo viên phải sáng lên dạy và chiều thì xuống núi. Nên không thấy giáp viên nữ cũng đúng (Thật xót xa khi thấy các bạn ấy không được tươm tất trong công việc và trong cuộc sống nhưng cũng vô cùng khâm phục các đồng nghiệp trẻ nơi sâu thẳm của núi rừng.( Chúc các bạn ấy nhiều sức khỏe và luôn tâm huyết với con đường mình đã chọn).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,097
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top