What's new

Himalaya - Into the Thin Air

Mình xin chia sẻ trải nghiệm leo núi băng ở đỉnh Baden-Powell Scout (https://en.wikipedia.org/wiki/Baden-Powell_Peak).

  1. Baden-Powell Scout
Đỉnh núi này có độ cao gần 6,000m so với mực nước biển, nằm gần biên giới giữa Nepal và Trung Quốc, cách đỉnh Everest gần 200km. Khác với một số cung đường thông thường chỉ bao gồm đi bộ đường dài (treking) như Everest base camp, chinh phục Scout peak yêu cầu kỹ thuật leo núi băng bằng những dụng cụ leo núi chuyên biệt vì có những đoạn đường không thể di chuyển bằng cách đi bộ.
scout-peak.png
scout-peak-2.png


  1. Chuẩn bị thể lực
2016-06-04 00.19.34.jpg

Vì đây là leo núi băng ở độ cao 6,000 nên chuyến đi đòi hỏi thể lực, sức chịu đựng, và kỹ năng leo núi. Mình tham gia với nhóm leo núi thuộc câu lạc bộ leo núi của Đại học quốc gia Singapore. Câu lạc bộ hàng năm tổ chức nhiều chuyến leo núi mạo hiểm, chủ yếu ở Nepal, Ấn Độ, Pakistan, … Độ cao dao động từ 5000m đến 7000m. Các thành viên điều hành trong câu lạc bộ có nhiều kinh nghiệm và quen biết với những hướng dẫn viên có chất lượng ở các nước.

Tất cả mọi người sẽ tham gia khoá luyện tập (miễn phí) trong vòng 6 tháng để nâng cao thể lực cũng như kỹ năng leo núi. Các bài tập gồm có: chạy bộ, chạy dốc, hít đất, plank, wall sit, gập bụng, wall climbing, leo cầu thang (10kg, 200 tầng lên xuống), leo cầu thang (10kg) trong rừng tầm 2-3 tiếng. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng rưỡi. Riêng leo cầu thang sẽ tập vào cuối tuần vì tập xong sẽ khá mệt. Mục đích chính của những hoạt động nặng này, ngoài việc nâng cao thể lực, còn giúp các cơ quan của cơ thể quen với điều kiện thiếu oxy. Như các bạn biết, càng lên cao không khí càng loãng. Cứ lên cao thêm 1000m thì hàm lượng oxy trong không khí sẽ giảm 10%. Chưa kể việc phải mang balô leo dốc, thiếu oxy là một thử thách thực sự, đặc biệt là đối với những bạn có thân hình to lớn. Năm 2016, mình có leo Kilimanjaro cũng tầm 6000, nhưng đơn giản hơn vì không cần kỹ thuật leo núi. Nhóm mình có một anh chàng gốc Hoa, người Mỹ to cao, thường xuyên tập tạ. Vì ít luyện tập để nâng cao sức chịu đựng nên lên đến tầm 4000m, bạn này bị thiếu oxy, nôn mửa. May mà sau đó nghỉ ngơi, đưa hết đồ cho porters mang, nên vẫn từng bước lê chân lên đỉnh được. Cái mình muốn nói ở đây là, khi lên cao, sức bền mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải cứ to khoẻ là được.

20160220_092812.jpg


Khó để có thể tính được như thế nào là đủ thể lực, sức bền để leo những đỉnh tầm 5000m-6000m. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy bạn nào chạy bộ được 21km trong vòng 2 tiếng rưỡi là khá ổn. Ngoài ra cần tập luyện mang ba lô (tăng dần từ 5kg - 15kg) đi bộ đường dài (3 tiếng) và leo cầu thang (tương đương 200 tầng). Nếu lần đầu lên đến 5000m, khả năng rất cao là sẽ bị thiếu oxy khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu. Nhưng nếu đã luyện tập những bài tập trên, uống đủ nước và ăn đủ năng lượng sẽ giải quyết vấn đề. Có một điều hơi trái ngược là thiếu oxy thì sẽ chán ăn. Nhưng tuyệt đối giữ lượng ăn, ăn nhiều càng tốt (miễn là cơ thể cho phép).

Nước là yếu tốt cực kỳ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong toàn bộ chuyến đi. Ít nhất phải uống 3 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nước ấm để giữ ấm cơ thể. Ngay khi uống nước ấm, bạn sẽ thấy tình trạng thiếu oxy (nhức đầu, mệt mỏi, …) đỡ hẳn vì nước giúp tăng hoạt động của các cơ quan, bổ sung nước, giúp cơ thể hoạt động mạnh hơn để hấp thụ nhiều oxy hơn. Nguyên tắc đơn giản nhất là uống vài ngụm nước mỗi 45 phút, và tuyệt đối không đợi khát mới uống. Một ngụm nước ấm (từ bình giữ nhiệt) sẽ mang lại cảm giác vô cùng tích cực khi bạn đang đi giữa trời tuyết ở độ cao 5000m.

Nếu trong trường hợp xấu nhất, bạn bị thiếu oxy (high attitude sickness), với những biểu hiện kể trên, xin tour guide vài viên diamox (https://en.wikipedia.org/wiki/Acetazolamide) để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn uống diamox một lần, lần sau ở cùng độ cao khả năng cao là cơ thể bạn sẽ bị lại những triệu chứng do thiếu oxy và bạn sẽ lại phải uống diamox. Tốt nhất là nên tập luyện để cơ thể tự thay đổi theo môi trường. Tuy nhiên, đừng chọn rủi ro và hi vọng cơ thể sẽ khoẻ hơn vào ngày tiếp theo vì có khi lúc đó đã quá trễ, và bạn không còn cách nào khác là ngay lập tức đi xuống độ cao thấp hơn để cơ thể nhận nhiều oxy hơn, đồng nghĩa với việc không thể tiếp tục cuộc chinh phục. Năm đó (2015), một bạn người Malay là leader hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện các bài tập thể lực đã phải đi gấp từ 5000m (high camp) xuống 3800m (guest house) với sự dìu dắt của 2 tour guide, đi liên tục từ 6pm đến 1am ngày hôm sau (cũng là ngày những người còn lại bắt đầu ngày summit từ 3am). Lý do là bạn này bị high attitude sickness từ một buổi tập thể lực ở độ cao 4,300m nhưng không chịu uống diamox. Sau 2 ngày ở base camp (4,500m) và 4 ngày ở high camp (5000m), cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Trưởng đoàn thấy tình hình không ổn, và ngày hôm sau đoàn sẽ đi summit nguyên ngày nên đề phòng bất trắc đã yêu cầu bạn này xuống thấp ngay lập tức.

Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ chuẩn bị kỹ thuật leo núi và dụng cụ cho chuyến đi.

Cảm ơn
 
Cám ơn bạn LuongBaLinh17 bài viết rất hữu ích để chuẩn bị 1 chuyến đi thành công tốt đẹp.
Mình cũng đang có dự định tháng 4 năm sau sẽ trekking tại nepal. Lịch trình có thể là EBC hoặc tham vọng hơn nữa có thể là Island Peak.
Hiện tại mình cũng đang lên kế hoạch tập luyện nhưng khá mệt
mình ở chung cư nên khoảng 1 tuần nay mình chuyển sang leo thang bộ thay vì thang máy nhưng đi khoảng 15 tầng thì đã rất là mệt sức bền gần như không có.
Chạy bộ thì mình chạy liên tục chỉ được 5km trên 40p còn lại là lết bộ.
Leo cầu thang thì ngày nào mình cũng leo lên tầng 20 còn chạy bộ thì 1 tuần mình tập 2-3 buổi.
Bạn cho mình hỏi cường độ tập của mình đã đúng phương pháp chưa. cần tăng hoặc giảm như thế nào cho hợp lý.
Cám ơn
 
@htnghia Theo mình biết EBC đi khá dễ, chỉ là trekking, còn Island peak cao hơn nhiều, và đặc biệt yêu cầu kỹ năng leo núi thành thạo (moutaineering). Bạn còn 6 tháng để luyện tập, và mình nghĩ EBC sẽ khả thi nếu bạn luyện tập thường xuyên, và cường độ tăng dần. Tuy nhiên như mình nói ở trên, chạy 21km không nổi hoặc quá chậm thì sẽ có rủi co phải dừng bước trước khi lên tới camp. Leo cầu thang lần đầu sẽ cảm thấy rất mệt, nhưng đi thêm vài lần nữa sẽ đỡ hơn vì cơ thể đã bắt đầu hoạt động mạnh theo để cung cấp thêm oxy. Ví dụ bạn đi 5 lần: lần 1 rất mệt, lần 2 cảm thấy ổn, lần 3 hơi mệt, lần 4 mệt hơn lần 3, lần 5 thở không ra hơi:). 15 tầng thì hơi ít, vì chưa push được limit của cơ thể. Bạn tìm chỗ nào tầm 30-40 tầng, đi 5 lần liên tục, lên và xuống, và tăng dần trọng lượng balo lên đến hơn 10kg. Để giúp cơ đùi khoẻ hơn (--> leo cầu thang tốt hơn), bạn có thể tập wall sit, mỗi lần 1.5 phút, cách nhau 15 giây (nhớ là đùi phải vuông góc với tường, và tay áp sát tường, để đồng hồ tính giờ). Đi xuống bằng chân cũng sẽ giúp cơ đùi khoẻ hơn, và quen với cảm giác đi xuống núi (hầu hết tai nạn/sự cố xảy ra lúc xuống dốc).

Nói chung bạn có thể tập vừa phải và chấp nhận rủi ro bị ảnh hưởng độ cao nặng nề, và có thể trả thêm tiền để porters mang toàn bộ đồ đạc, hoặc tập luyện nghiêm túc để thực sự trải nghiệm, rong chơi trong những ngày trên độ cao thay vì nằm trong lều mệt mỏi, nhức đầu.

Về Island peak, theo mình biết cần thể lực cực tốt, kỹ năng leo núi thành thạo, không thì hãy khoan mơ mộng. Nếu đã leo Island peak, bạn có thể mơ về Everest một ngày không xa (khi có thật nhiều tiền, lol).
 
2.1 Đồ mặc
Bạn cần mặc nhiều lớp làm bằng những chất liệu khác nhau với những chức năng khác nhau
- Lớp trong cùng để hút mồ hồi và giữ ấm. Ví dụ đơn giản là áo thun bạn mặc hàng ngày. Tốt hơn là mặc thêm một lớp áo nữa với tay dài.
- Down jacket (cái xếp trên balo màu xanh của mình ở trên) làm bằng lông gia cầm. Lớp này cực kỳ quan trọng, có tác dụng giữ ấm cơ thể (rất ấm vì làm bằng lông). Tuỳ theo độ cao và nhiệt độ mà chọn áo với tỷ lệ lông và độ dày thích hợp. Tuy nhiên mình cứ khuyến cáo là 2 yếu tố đó càng cao càng tốt. Đặc điểm của chất liệu này là có thể nén được, tuy nhiên cất giữ trong thời gian dài phải mở bung ra, nếu không nó xẹp dính lại luôn. Loại này rất đắt tiền.
- Fleece layer: Giữ ấm một phần, và thoát mồ hôi một phần. Khi nhiệt độ không quá thấp, bạn cần tới lớp này là đủ, không cần lớp cuối cùng bên dưới
- Shell layer: lớp ngoài cùng, chống mưa, gió, và hơi ẩm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không quá thấp, nên mở kéo hoặc tháo áo ra vì lớp này làm bằng Gortex không thấm/thoát nước --> không thể thoát mồ hôi ra ngoài được.

2.2 Phụ kiện mặc thêm
- Khăn quàng cổ (có thể dùng làm như khăn bịt mặt nếu đường có bụi)
- Mũ trùm đầu
- Găng tay mỏng (như găng tay bình thường) để giữ ấm
- Găng tay dày chống ướt để tiếp xúc với băng, giữ ấm. Quan trọng hơn là để bảo vệ tay khi cầm nắm dây thừng (rất rát nếu không dùng găng này).
- Tất chân mỏng (bằng cotton hoặc len) để giữ ấm
- Tất chân dày (bằng len), rất ấm.

Riêng tất chân, bạn nên chuẩn bị vài cặp để thay và phòng hờ bị ướt. Chân lạnh cực kỳ nguy hiểm.

2.3 Phụ kiện chuyên cho leo núi

- Túi ngủ: làm cùng chất liệu với down jacket (lông gia cầm). Cái túi ngủ ở trên được thiết kế để giúp ngủ ở nhiệt độ thấp xuống -20. Khi ngủ, nếu lạnh quá bạn phải mặc lớp trong cùng, down jacket, và fleece layer, chui vào cái túi này ngủ tới sáng :). Túi ngủ to như vậy có thể nén lại để bỏ vừa cái bao thể tích 15L (nhỏ hơn bình uống nước khoáng Lavie 20L)
- Miếng lót (miếng màu xám mình cột dây đặt gần túi ngủ) để đặt túi ngủ lên vì lều dựng trên đất, đôi khi nhiều đá và không bằng phẳng, ngủ rất đau lưng
- Giày leo núi (chống thấm nước, và đế dày, cổ cao để tránh lật cổ chân)
- Crampon (nằm giữa giày và túi ngủ): đeo vào dưới giày leo núi để đi trên tuyết. Dụng cụ này có răng giúp chúng ta bám vào tuyết.
- Miếng gạc (dưới giày leo núi) đeo ngay chổ cổ chân để không cho cát/đá/tuyết rơi vào giày
- Ice axe
- Harness
- Helmet
- Carbinet
- Belay device
- Sewn sling (120cm)
- Prussik cord (6mm safest but 5&7 will work too)
- Locking Karabiners
- Backpack (55-70L)
- Sunglasses
- Head lamp
- Trekking poles
- Water bottle (1L)
- Thermos flask
- Knife


IMG_6551.jpg
 
@LuongBaLinh17 trước hết cám ơn rất nhiều về chia sẻ trên.
Nghe bạn kể như vậy về Island Peak nghe như là nhiệm vụ bất khả thi bây giờ nhỉ.
Về phần EBC thì mình có thể tự tin là đến tháng 4 có thể hoàn thành được. Mình chỉ lo lắng về sức bền của cơ thể. Vì mình ngoài trekking cũng thường xuyên leo núi Bà Đen ( không biết bạn đã từng leo chưa ) 1-2 lần/ tháng.Mình có thể vác 10-13kg theo đường chùa ( lên đỉnh 4h ) hoặc theo Cung ma Thiên Lãnh ( 7-8h ) thời gian tốt nhất mình đạt được . Có 1 điều mình rất nản đoạn bậc thang cho dù vác đồ 10-13kg hay 4-5kg thì cực kỳ mệt phải ngồi nghỉ tầm 1p thì mới đi tiếp được. Lên đến được chùa phải nghỉ 4-5 lần. Còn phần đi xuống núi mình có thể đi liên tục 2 tiếng là có thể xuống đến nơi không cần nghỉ ( theo đường chùa hoặc đường cột điện). Nên mình cũng muốn trải nghiệm cao hơn EBC 1 chút không biết bạn có biết chỗ nào không. Về phần kỹ năng leo núi, muốn học khóa huấn luyện thì ở đâu bạn nhỉ. Mình có tìm kiếm ở hồ chí minh nhưng không có.

Đồ mặc:
Mình có mua loại áo 2 lớp bao gồm Down jacket và Shell layer nên chắc không cần loại Fleece layer
https://fanfan.vn/vi/ao-gio-nam-5-trong-1-gore-tex-chong-tham-nuoc-madfox-2016
Phụ kiện mặc: Đã đủ
Phụ kiện leo núi:
Túi ngủ: mình mới chỉ có loại giới hạn 5°C thì chắc không dùng được. Chắc sẽ sắm thêm cái mới vậy. Nhưng có nhất thiết là -20 không về -5 -> -15 thì sao.
những phụ kiện khác mình cũng đã có khá đầy đủ ngoài trừ những vật dụng chuyên leo núi như: Ice axe , Harness , Belay device.
 
@htnghia: 3 yếu tố thể lực chính của climbing là: sức bền, cơ lưng, và cơ đùi. Chạy bộ là bài kiểm tra tốt nhất cho sức bền. Chạy quảng đường càng xa (hơn 10km) thì cơ mỏi hơn, nhịp tim tăng lên tầm 200, lúc này cơ thể cần nhiều oxy hơn, giống điều kiện bạn leo núi, vận động tuy ít hơn nhưng vì không khí loãng nên tim vẫn sẽ hoạt động nhanh hơn để nạp thêm oxy. Vì mình không có điều kiện để tập độ cao nên chạy bộ giúp tạo ra điều kiện gần giống vậy.

Cơ lưng và đùi thì mang balo leo núi là cách luyện tập, nhưng không thật sự giúp cải thiện độ bền.

Cao hơn EBC thì rất nhiều đỉnh 6000, 7000 nhưng chỉ là trekking. Mounteerning đương nhiên là tuyệt vời hơn rất nhiều. Riêng mình đi nhiều nơi, nhiều chỗ rất đẹp nhưng moutaineerning là cái mình tự hào nhất, và luôn là cái mình thích thú nhất khi nhớ về. Nếu bạn có quyết tâm, tập thể lực hàng tuần đều đặn như mình nói ở trên, tham gia vài cuộc thi chạy marathon là thấy tự tin liền. Mình nhấn mạnh lần nữa là chạy không được 21km trong 2.5 tiếng là bất khả thi để leo Island peak. Và tour guide cũng không hướng dẫn bạn đâu vì bạn và họ sẽ đi cùng nhau, chung một sợi dây. Đôi khi ban phải cùng với họ set up ropes để leo nữa.

Mình cũng không biết tập kỹ thuật leo núi ở chỗ nào ở việt nam. Có mấy chỗ wall climbing, nhưng chắc cũng đơn giản thắt nút số 8. Nếu có thời gian và thực sự muốn đi moutaineering, bạn có thể qua Nepal trước 2 tuần, theo tour guide học kỹ thuật.
 
2.4 Cách chọn và mang packback
Balo leo núi là cái sẽ theo bạn trong tầm ít nhất 3 tuần leo núi, nên chọn một cái phù hợp và biết cách sử dụng là điều tối thiểu cần nắm.
Vì đi lâu nên chọn balo lớn một chút, tầm 65L trở lên. Ngoài ra bạn cần thêm một cái balo nhỏ tầm 18L-36L để dùng cho ngày summit. (ngày này phải leo lên tầm 8 tiếng, xuống tầm 4 tiếng --> cực kỳ mệt nên không thể mang quá nhiều đồ). Đồng thời ngày này phải đi đúng lịch trình để đảm bảo có mặt ở trên đỉnh trong khoảng thời gian cho phép gọi là summit window (tầm 11am-1pm) phòng sự cố còn thời gian quay về.

Cần chọn balo có chức năng hỗ trợ lưng tốt, càng nhẹ càng tốt, có nhiều ngăn phân chia để phân khu chứa đồ. Một yếu tố nếu có thì tốt là balo có ngăn kéo ngay giữa bụng để khi cần lấy đồ gì ngay chỗ bụng balo thì bạn không cần phải lấy tất cả các đồ chất phía trên ra. Không nên mua balo có túi để chứa nước bên trong, thường là không bền --> vỡ bịch nước ướt hết đồ. Có một người bạn cùng đi mua ba lô loại này (rất xịn) nhưng sau vài ngày túi nước bị bể.

Mang balo sao cho ôm sát lưng, thắt các dây để balô đừng lúc lắc, đu đưa quá nhiều dẫn đến việc đau lưng, vai và mất sức. Trọng lượng của balo sẽ là: 20% lên vai, 20% lên lưng, 60% lên hông. Vì vậy cần buộc chặt dây đeo ngay thắt lưng. Nếu bạn buộc càng chặt sẽ cảm thấy càng dễ chịu và đỡ đau vai.

Nguyên tắc bỏ đồ vào balo là đồ nhẹ và không sợ bị dập/hư --> bỏ duới cùng, đồ nặng ngay giữa balo, trên cùng là phần đồ nhẹ còn lại. Khi đó trọng lượng của đồ nặng nhất ngay giữa balo sẽ dồn nhiều lên phần hông.
a.jpg
 
Nể mấy bạn này ghê, mình ko có đủ sức dù là trekking hay leo núi, đi mấy trăm bậc thang từ trạm cáp treo lên tới đỉnh Fansipan đã phải nghỉ 5-7 lần :cry:
 
3. Lịch Trình (sorry mình làm biếng dịch quá)

Day-1- (date): Arriving Kathmandu and overnight in Hotel

Day-2- (): Kathmandu city visiting/prepare for trip/Equipment check/Orientation program with Guide/Equipments Hire or buying if you need it.

Day-3-(): Drive to SybruBesi (1550m./5100ft): 145 km/7 hours

After morning breakfast we drive out along the north- western hills of Kathmandu. Enjoy the Himalayan views and mountainous lifestyle through the terraced fields and rustic villages. Take lunch at the trishuli Bazar before continuing further to Dhunche. From Dhunche we descent down to syabrubesi (B,L,D)

# Mountain Navigation (Map Reading class),evening taking environment, how do back packing,

Day-4-(): Trek to Lama Hotel (2380m/7830ft): 6 hours

This is our first day of trekking today. Follow the langtang khola (River). Pass through the dense forest. Cross several suspension bridges. We also pass by a tea houses. The trail goes up and down but it’s not that challenging. And in evening we can talk about High Altitude sickness/Awareness also. (B, L, D)

# Mountain Navigation (Map Reading class)/Knot & rope

Day-5-() Trek to Langtang Village (3430m/11253ft): 6/7 hours

After Taking morning tea and Breakfast, we embark our second day of the journey. Our trail continues along dense forests. After making a steady climb up through the valley, we leave the trees line behind us. Enjoy the marvelous views of Langtang Lirung. Pass by water mill. Prayer wheels, chortens, with sacred Munds of rocks with inscriptions carve on them. (B, L, D)

# Mountain Navigation (Map Reading class)/ Knot & rope/Camp management and set up

Day-6-(): Trek to Kyanjin gompa (3850m/12550ft): 3-4 hours

After Taking morning tea and Breakfast, we get out of the village and pass on through yak pastures. Also pass the largest mani wall in Nepal, made from stone with prayers written on them. The prayers written on the mani wall is supposed to be blown away by the wind. Cross several of the wooden bridges. Since, we are really getting into the high altitudes; you might start feeling the thin air. Gompa Kyanjin Gomba is surrounded by the Himalayas all around. You can take a walk around kyanjin gomba enjoying the views-glaciers, Icefalls, birds and Yaks with Yaks cheese making place include surrounding Mountains like Yubra, LangShisa Ri, Nayakhang, Kanchhengbu peak and etc. (B, L, D)

# Mountain Navigation (Map Reading class)/ Knot & rope


Day-7-(): Hike to Kyanjin Ri or Chhorko Ri it’s take about 3-5 hours (for Acclimatize) (B, L, D)

After lunch training about Active Rappelling/knot & rope

Day-8- ():Trek to Scout Peak lower Base Camp (4600m/15088ft): 6/7 hours (Tonight in Tent)

# Practical Navigation class during hike

Day-9-(): Trek to Higher Base Camp (4870m/15970ft.) same time Scrambling with Alpine Boots in Rocky section and basic walking technique with pack bag/Ice Axe/trekking pole on snow terrain . (Tonight in Tent)

# Near Base Camp After lunch Crevasse Rescue training/ Glacier Travel Technique (and when ever will have time at Glacier will practice again Glacier activities)

Day-10-(): Hike to Scout Peak Glacier for Training: Cramponing Technique (Flat footing, traversing, front pointing, Using ICE Axe, self Arrest technique, Introducing about climbing gears) and back to the Camp. (Tonight in Tent)

Day-11-(): Hike to Scout Peak Glacier for Training: Tope rope Ice climbing, Safety/Belay, ICE/Snow Anchorage Technique, Using ICE Axe or Tools. And back to the Camp. (Tonight in Tent)

Day-12- (): Hike to Scout Peak Glacier for Training: Fixed line Fixing Demonstration/Description about Fixed line, how to moving on Fixed line practice on different terrain, some Rescue Technique also.

Day-13-(): Rest day for Summit (Around Base Camp snow & Avalanche class like: how to search Victims into the Avalanche zone, using Avalanche searching device (ARVA, Probe, shovel), team building, risk about Avalanche, how to test snow condition by shovel,

# How to use Gamow Bag class (Altitude chamber bag)

# Summit Strategy/ preparation for Summit

Day-14- (): Scout Peak Ascend day

Day-15-(): Extra day for Summit/Whether Ice Climbing

Day- 16-(): trek back to Kyanjin Gomba

Day-17- (): trek to Lama Hotel

Day-18-(): trek to Syabrubesi

Day-19- (): Drive to Kathamdnu (in Hotel)

Day-20- (): Back to Home (International Flight)


Cost: 1825/- USD per person

Included

  • All Airport/hotel Transfers
  • 3 nights in Hotel in Kathmandu (double or triple searing basis style)
  • All accommodation and meals during the trek (double searing basis style of room and in Tents also)
  • Bus for kathmandu to syabrubesi and Kathmandu
  • 1 IFMGA/UIAGM Guide (expert) with couple well experience and train Assistant Guide, Porters to carry luggage (2 trekkers: 1 porter) including their wages, insurance, equipment, food and lodging.
  • All necessary paper work and permits (National park fee, Yala peak permit)
  • Gamo Bag or Oxygen with mask regulator for emergency survive during High Altitude sickness
  • Group Equipments like: Fixed Rope (Static Rope), Main Rope ( Dynamic), Snow Bars, some Ice Screw, Rock Pitons, Arva
  • Midical kit
  • Tents/dining tents/toilet tents on Base camp
Not Include
  • Nepal Visa Fee
  • Any meals items in Kathmandu valley
  • Extra night Accommodation in Kathmandu
  • Travel and Rescue insurance
  • Personal expenses (Phone calls. Laundry, Bar Bills Battery Recharge, Extra Porters, Bottle of water, shower Etc.
  • Tips for Guides and Porters
Equipment List

We believe that all Mountain Travel Equipment should follow two simple tenets: Lightweight and Functional. Lightweight equipment increases your chance of success and helps make you more comfortable. Functional equipment determines how warm, dry and safe you will be, so always choose equipment that is of god quality, is dependable, and is adaptable to a variety of extreme conditions.

Clothing impacts not only your comfort but also yours safety, always be critical of the quality and the proper fit of your clothing. Cotton clothing must be avoided because it dries very slowly and is a poor insulator when wet. Instead, choose wool or synthetic fabrics that wick the sweat and moisture away from your skin.

Our recommended clothing system has four layers.
  • Base layer: manages moisture and wicks perspiration away from your skin. (Polypro, capelin)
  • Soft shell: should be a durable, comfortable, and insulating and wind/water resistant layer that breathes well. The main soft sell fabrics are polar Tec wind pro, Gore wind stopper N2S and each clothing manufacturer has their own. 200 weight fleeces can be substituted for our soft shell recommendations but is not as versatile on how it may be used when layering.
  • Hard shell: windproof, waterproof and breathable. (e.g. Gore-Tex, or similar)
  • Insulating Layer: Should be down-fill or synthetic-fill and fit over all layers. (e.g. down, primaloft or polar guard)
  • These four layers are usually sufficient for most people, but if you tend to be colder bring one extra medium- layer that would be ideal for extra warmth around camp, such as a vest. When deciding what to pack, remember to bring enough clothes and accessories to insure your safety and comfort, while not over- burdening yourself with items you probably won’t use.

    Only Technical Climbing Gear

    1-Alpine Climbing Harness (must be adjustable leg loops & fit over all clothing.

    3-Locking carabineers

    2- Regular carabineers

    1-Normel Ice axe (if you have Ice climbing tools you can bring that also)

    1 pair- Plastic Mountaineering Boots/or double leather hybrid boots

    1 pair- Crampons (must be fit to plastic boots prior to trip

    1-Helmet

    1-Tape sling (120cm)

    1-Assistant rope about 6-7 MM diameter about 4 meters long.

    1 pair- Gaiters

    1-Jumar (Ascender)

    1-Belay Device any one

    2-Ice Screw (Black Diamond)

    1 or pair Adjustable trekking poles
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,322
Latest member
WilliamAlexander
Back
Top