P/S: Nên đọc cẩn thận vào không ăn đòn đó!
Một số chú ý khi leo Fanxipan. mọi người tham khảo nhé:
THỨ 1: THỜI TIẾT
- Mùa xuân: Cuối tháng 2 + 3. Khắp núi rừng tây bắc trăm hoa đua nở tạo nên một không gian tuyệt hảo.
- Tránh đi vào ngày trời mưa.
THỨ 2. SỨC KHOẺ
- Nên đặt một thử thách và chút quyết tâm, không ngại khó khăn mạo hiểm.
- Những người chinh phục đỉnh núi này cần sức khoẻ, lòng can đảm, sự sẵn sàng chịu đựng khó khăn.
- Thật sai lầm khi bạn cho mình không đủ sức khoẻ cho chuyến đi và chuyến đi sẽ làm bạn mất nhiều sức khoẻ. Sự thật đây là một cuộc chơi đồng đội, một chuyến đi của tinh thần đồng đội, nếu bạn có ý chí thì không gì là không thể.
- Tuy nhiên, để tham gia chuyến đi, chúng tôi không cần những con người lực lưỡng, những vận động viên chuyên nghiệp... cái mà chúng tôi cần là ý chí và tinh thần đồng đội, đam mê và khát khao chinh phục. Cái bạn cần là ý chí, nếu hiện tại sức khoẻ bạn không đảm bảo, hãy tập luyện và tôi tin chắc bạn sẽ được. "Không nhất thiết phải dời ngay ngọn núi, hãy bắt đầu bằng từng hòn đá..."
THỨ 3: TRANG PHỤC
- Quần áo theo mùa thích hợp, quần áo ấm, thấm mồ hôi. Mỗi ngày 1 bộ quần áo
1. QUẦN: 01 quần dài mặc ngoài, 01 quần len mặc trong, đồ lót (tốt nhất là chọn loại dùng 1 lần)
Mặc quần len, quần nỉ sát người giữ ấm và mặc quần rộng, thụng, nhiều túi ra bên ngoài.
Tránh mặc đồ lót chật; tránh mặc quần dài cặp trễ, quần jeans bó, hoặc quần vải cứng hoặc quần đũng ngắn
- NÊN: Quần dài vừa phải, Nên mặc quần có đũng thoải mái, đầu gối thoải mái để di chuyển. Cạp quần rộng vừa, không quá chật không quá rộng.
- KHÔNG NÊN: Mặc quần bò bó hay quần vải mỏng, quần cạp trễ. Mặc áo quá dầy và khó cởi bỏ
2. ÁO:
Trang phục đi đường mùa đông: áo nỉ hoặc áo len mỏng ôm sát người + áo len dày cổ lọ hoặc quấn khăn len, khăn dạ + áo khoác dày (loại nhiều lớp, nhẹ như áo phao, áo four-seasons)
- Khi leo sẽ nóng, bạn chỉ cần mặc áo phông và quàng một cái khăn mỏng qua cổ. Cần phải có áo gió để khi nghỉ tránh bị cảm lạnh.
Khi dừng lại một cái bạn nên mặc ngay áo khoác vào tránh gió.và mang khăn tránh viêm họng.
3. GĂNG TAY: Găng tay tốt là găng tay bảo hộ dầy có chấm nhựa ở lòng bàn tay để có thể bám vào rễ cây, thân cây, tre nứa,,, khi trèo...
- Không nên dùng găng tay mỏng, găng len hay găng tay da, bàn tay sẽ ra mồ hôi trơn,
- Dùng Găng tay bảo hộ lao động. Trong rừng và các vách đá rất trơn và ẩm ướt, ko thể bám tay ko để leo trèo đc nên phải dùng găng tay.
Nên mua ít nhất 2 đôi mang theo vì lúc găng tay bị ướt sẽ rất lạnh tay và tê cóng không thể leo trèo thêm được nữa.
Mang đi hai đôi mà ngày nào cả hai đôi cũng ướt, tối đến toàn ngồi hong khô để hôm sau có đồ dùng tiếp.
4. GIẦY LEO NÚI: giầy vải mềm (không đi gót cao, giầy mới chưa quen chân, giầy cứng)
- Nên mua giầy trước 2 tuần và đi cho quen chân và giầy mềm ra, khi mua giầy nên cầm gập nó vào và vặn xoắn, nếu thấy đế giầy mềm là tốt. Giầy nên có nhiều gai ở đế để bám chắc khi leo.
- Tốt nhất là đi giày cao cổ có đế cao su của bộ đội, giữ ấm, tránh được gió lùa và ngăn côn trùng chui vào trong. Loại giày này leo núi bám đường rất tốt
5. TẤT CHÂN:
Khi leo nên đi 2 đôi tất: một mỏng bên trong (không nên đi tất nilông hay tất giấy bên trong mà nên đi tất mềm thấm mồ hôi), và một đôi tất dài bên ngoài để trùm lên quần tránh vắt. Khi đi hai đôi tất như vậy có lợi là giảm độ cọ của giầy và chân, tránh làm phồng rộp da chân.
- Dùng tất len lông xù bên trong, dài đến ngang bắp chân.
- Tất nylon và tất chống vắt (loại này có thể mua ở Lê Duẩn), mỗi loại bác mua ít nhất 2 đôi, còn tất thường thì đi bao nhiêu ngày thì nhân đôi lên là ra số tất cần mang.
6. MŨ: Nên mang theo mũ len để đội ban đêm, hoặc khi dạo bộ.
Mua mũ tai bèo tại Sapa, trong rừng đi len lỏi giữa hai hàng cây, nên fải dùng mũ tránh bị cây cào vào mặt.
7. KHÁC
- Pin điện thoại và pin máy ảnh, thẻ nhớ dự phòng
- Nhớ mang theo gậy để leo núi, lót gót và lót đầu gối
8. NOTE
- Không nên mang theo nữ trang quý, vàng bạc đá quý theo
- Sử dụng đồng hồ đeo tay thường để biết giờ, tránh dùng loại tốt vì dễ bị va đập hư hỏng
- Mang theo đồ bảo quản các trang thiết bị điện tử như máy ảnh, camera, ĐT
THỨ 4: HÀNH LÝ CÁ NHÂN
- Nên mang balo kích thước gọn nhẹ, tiện cho việc khuân vác khi leo núi. Chỉ mang những tư trang thật cần thiết, mang theo đồ dùng cá nhân.
- Nên mang theo túi nilon kín và hạt chống ẩm để bảo quản đồ điện tử, vì đêm độ ẩm rất cao.
- Mỗi người chỉ được mang theo hành lý cá nhân đựng trong 01 balô nhỏ và 1 túi xách / balô du lịch để quần áo giày đép đồ dùng khác kích thước tối đa 60cm x 30cm x 30cm
- Tổng trọng lượng hành lý trong balô cá nhân dưới 5kg (cá nhân sẽ đeo)
- Tổng trọng lượng hành lý trong balô để đồ dùng khác dưới 10kg (porter sẽ đeo)
- Porter sẽ không đi cùng bạn, họ sẽ gùi đồ và chạy rất nhanh đến các điểm cần đến để dựng lều trại và chuẩn bị ăn cho đoàn. Đồ dùng này chỉ để cuối buổi dùng
- Ba lô tốt nhất là loại có múi ở phần tiếp giáp với lưng để thoáng khí, có một lớp bọc nilon chống mưa
- Ba lô nên có dây cài ngang thắt lưng và trên ngực để giữ cho ba lô chắc vào người khi di chuyển, tránh gây cản trở cho bạn hoặc kéo bạn về phía sau.
- Những vật dụng cần thiết nên để ngăn phụ dễ lấy.
- Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.
Đồ dùng để trong balo cá nhân:
- Tấm nilon cá nhân để nằm khi nghỉ
- Túi nilon các cỡ để đồ, bỏ rác
- Giấy lau mặt ướt, khăn mặt, khăn lau
- Kim chỉ, bật lửa
- Cắt móng tay khi bị xước: Hãy cắt sạch sẽ móng tay móng chân tránh các trường hợp bật móng rất đau.
- Áo mưa cá nhân
- Còi (khi đi nên phân công thành nhóm đi với nhau và trông nhau)
- Đèn pin: dùng khi trời tối như tìm đường đi VS, tìm đường về trại hoặc có những ngày đi không kịp chương trình mà trời tối quá nhanh. Khỏang 5h chiều trong rừng trời tối như mực, mọi người định đi đâu làm gì dứt khoắt fải có đèn pin.
- Mang theo khẩu trang loại dày bịt miệng.
- Thuốc men cá nhân, thuốc đặc trị: Mỗi người nên tự chuẩn bị một số loại thuốc đặc trị nếu có bệnh mãn tính ví dụ như: thuốc say xe, hen xuyễn, dau dạ dày… Các loại thuốc thông dụng khác cũng như bông băng cứu thương… . Thuốc chống côn trùng (vắt ). Miếng dán Salonpas
THỨ 5: ĐỒ ĂN THÊM CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
- Kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi lên cao.
Ngoài ra nhất thiết mỗi người nên thủ vài phong socola và ít kẹo bạc hà, kẹo ngậm vị nóng
- Đường gluco,chanh, muối pha vào mấy chai lavie loại nhỏ để uống khi leo núi,vì uống cái này vào nó sẽ giữ nước rất tốt và đỡ mệt
- Snick Bar - Thỏi socolar rất chi là béo ngậy, ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt
- Phomát sợi ( khô, dễ mang, dễ ăn)
- Hộp sữa tươi có đường loại bé - 2 hộp/ngày. Nên mang 4hộp cho 2 ngày đầu. Hoặc sữa đặc có đường hộp nhỏ
- Nước thì nên mang theo gói Arezon để pha vào nước uống. Nó hơi tởm tởm lờm lợm nhưng mà tránh mất nước và hạn chế bạn uống quá nhiều nước.
- C sủi hoặc đường glucô. Mỗi sáng pha C sủi hoặc đường glucô vào 1 chai 1,5 lít rồi đưa cho người vác đồ mang giùm. Cá nhân luôn mang theo 1 chai 0,5 lít. Khi nào khát quá thì chỉ nhấp một ngụm thôi. Hạn chế tối đa việc uống nhiều quá.
- Nên mang theo Orezone không hẳn để tránh trường hợp tiêu chảy mà do leo núi mồ hôi làm mất khá nhiều nước trong cơ thể.
KHÔNG NÊN
- Không nên mang bánh kẹo vì sẽ rất khát nước
- Không nên ăn kẹo cao su
- Không nên mang đồ ăn quá nhiều vì khi mệt bạn sẽ không ăn được đâu.
Lưu ý:
Công ty du lịch sẽ chuẩn bị đồ ăn sáng, trưa, tối.
- Thông thường ăn sáng và ăn trưa rất nhẹ, ăn tối thì ngon và tốt.
- Ăn tối cũng rất sớm so với bữa ăn hàng ngày của chúng ta (thường chỉ 6 PM là đã ăn tối).
- Ăn trưa và sáng thường rất nhanh gọn để đi ( có khi chỉ được một bát mì tôm hay mấy lát bánh mì + pho mát), trong khi đó, hai bữa ăn này khá quan trọng vì phải đi cả ngày. Như vậy, chúng ta cần chuẩn bị sẵn ruốc thịt ( 1- 2 lạng / ngày / người ) để ăn kèm trong các bữa trưa. Ăn tối cố ăn thật nhiều.
Mỗi ngày nên uống 1 viên C sủi.
Đồ ăn: Chất lượng tốt, đủ chất, đủ sức để leo
THỨ 6: LƯU Ý KHÁC
1. Chú ý khi nghỉ ngơi
- Khi nghỉ ăn trưa, nếu bạn mệt chợp mắt 5 – 10 phút rất tốt. Vì thế nghỉ một cái nếu bạn là người yếu hơn mọi người nên ăn khẩn trương và nằm ngủ thật nhanh.
- Khi đang leo và bạn quá mệt bạn nên đi chậm lại giữ nhịp và thở vào bằng mũi thật sâu và thở ra bằng miệng. Nếu quá mệt bạn cúi người xuống chống hai tay vào đầu gối và thở sâu khoảng 5 lần
- Tuyệt đối tránh ngồi xuống nghỉ khi đang leo núi vì bạn sẽ không muốn đứng dậy đi tiếp
- Khi nghỉ uống nước bạn cảm thấy rất khát nhưng chỉ nên súc miệng qua và uống 1 - 2 ngụm nhỏ. Đừng uống quá nhiều nhé nếu không bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi và rất mệt.
2. Đi ngủ buổi tối
- Trước khi đi ngủ nên xoa bóp chân và không đi tất cho đến khi bạn thực sự buồn ngủ thì hẵng đi tất vào. Đây là lúc chân bạn được thư giãn và hít thở cho nên bạn không nên đi tất trong suốt 3 ngày leo núi
- Không uống rượu và các chất kích thích hay thức quá khuya.
Buổi tối uống trà lipton + một vài lát gừng tươi + đường gluco rất tốt.
3. Chọn tour
- Chọn tour chất lượng và các dịch vụ kèm theo tốt.
- Có người mang vác khá đồ và hành trang cho đoàn. Mỗi thành viên chỉ mang mang balô tối đa 5kg đồ dùng cá nhân
- Kiểm tra các trang bị đi kèm tốt: Túi ngủ dầy, lều có chống mưa tốt
4. Nguyên tắc xếp balô
- Nhẹ ở dưới, nặng ở trên, vật mềm ở sát lưng, cứng ở phía ngoài, linh tinh ở các ngăn nhỏ.
- Xếp vật dụng cá nhân khác thì chia ra từng bịch nhỏ theo chức năng của nó, để ở những ngăn còn lại cho dễ dàng tìm.
5. Bảo vệ môi trường
- Hãy chuẩn bị một tinh thần bảo vệ môi trường cao độ. Không xả rác bừa bãi. Tất cả rác thải ra đều phải mang theo và đốt tại chỗ thoáng đãng.
6. Tính đồng đội
- Tính đồng đội cao sẽ giúp cho các thành viên trong đoàn gắn kết và giúp đỡ nhau vượt qua hành trình một cách nhanh chóng dễ dàng.