What's new

Hồ Ba Bể mùa lá rụng với những đặc sản Bắc Kạn

Lá rụng rồi anh, có thấy không?
Lượn bay theo gió, chạm má hồng
Biển trời sông nước hồ Ba Bể
Em nhặt thinh không, vấn cõi lòng...


Tôi viết hồi ức về Ba Bể với cả tấm lòng của người dân nơi đây, giản dị mà ấm cúng, thân thiện mà gần gũi. Viết về Ba Bể với những trải nghiệm cùng các bạn đồng hành, với những luyến lưu của người đồng bào Bắc Kạn, tấm lòng của họ đọng lại trong tôi những cảm xúc ngân nga mãi. Cứ như những nốt nhạc bỗng dưng tinh tang trong khoảng không êm đềm, rót vào lòng những nỗi nhớ khôn nguôi.

Gửi cho các bạn của tôi, những người song hành đi với tôi chặng đường tới Ba Bể, gửi cho tấm lòng của người dân bản xứ hồ Ba Bể: Đấy là cảm xúc và tình cảm của tôi!

Trân trọng!
 
Thịt heo rừng ở đây thật lạ, ngay cả cách rang cũng có vị riêng của gừng, thịt ngọt và mùi thơm riêng, nếu bạn lên đó nhớ order cho mình một món thịt lợn rừng nhé. Nhất định bạn sẽ không thể quên được vị của nó đâu.

Trứng rán tưởng là món ăn phổ thông bình thường nơi đâu cũng có nhưng điều lạ là khi bạn ăn miếng trứng rán, bạn sẽ cảm thấy vị ngậy của mỡ lợn rừng, nơi đây, họ không dùng dầu ăn để rán trứng mà họ dùng mỡ lợn. Mỡ ngậm vào trứng khiến vị ngậy ngậy béo béo, trứng mềm mà không bị tanh, vẫn thơm mùi trứng, khác hẳn khẩu vị bạn ăn trứng rán hàng ngày nhé.

Nói tiếp về món ăn, dường như canh mướp ở đây là thường xuyên được nấu, canh nấu thêm chút mỡ lợn, nhưng mùi mướp thơm, ăn vào mềm mà không ngán, mát và thấy thực sự thơm ngon. Chúng tôi ai cũng thích, cái đó nói đùa chút là .... thơm ngon đến giọt cuối cùng :D
 
Lá rụng rồi anh, có thấy không?
Lượn bay theo gió, chạm má hồng
Biển trời sông nước hồ Ba Bể
Em nhặt thinh không, vấn cõi lòng...


Tôi viết hồi ức về Ba Bể với cả tấm lòng của người dân nơi đây, giản dị mà ấm cúng, thân thiện mà gần gũi. Viết về Ba Bể với những trải nghiệm cùng các bạn đồng hành, với những luyến lưu của người đồng bào Bắc Kạn, tấm lòng của họ đọng lại trong tôi những cảm xúc ngân nga mãi. Cứ như những nốt nhạc bỗng dưng tinh tang trong khoảng không êm đềm, rót vào lòng những nỗi nhớ khôn nguôi.

Gửi cho các bạn của tôi, những người song hành đi với tôi chặng đường tới Ba Bể, gửi cho tấm lòng của người dân bản xứ hồ Ba Bể: Đấy là cảm xúc và tình cảm của tôi!

Trân trọng!
Anh không cảm nhận được gì , không nhận thấy sự hồn nhiên vô tư của con người nơi đây,sợ từ lúc mở cửa nhà nghỉ bước ra sân, bà hàng bánh đa mời, bà hàng cơm lam kéo , bà bán mắm tép gọi .... anh sợ nhất cảm giác ra bến tàu du lịch ,đồng bào mời và ép mua cá khô, tranh giành, cãi chửi nhau loạn xạ, lôi kéo vào uống nước, nể lắm thì cũng ngồi uống với mong muốn cho bà con đông khách đắt hàng, ...nhưng ngồi nhà này thì nhà kia trách móc..tại sao không ngồi bên này. Giời ơi , đồng bào ơi.......Phượt ơi ..muốn về lại Hà Giang cơ... Muốn Thương nhớ Đồng Văn ....
 
Anh không cảm nhận được gì , không nhận thấy sự hồn nhiên vô tư của con người nơi đây,sợ từ lúc mở cửa nhà nghỉ bước ra sân, bà hàng bánh đa mời, bà hàng cơm lam kéo , bà bán mắm tép gọi .... anh sợ nhất cảm giác ra bến tàu du lịch ,đồng bào mời và ép mua cá khô, tranh giành, cãi chửi nhau loạn xạ, lôi kéo vào uống nước, nể lắm thì cũng ngồi uống với mong muốn cho bà con đông khách đắt hàng, ...nhưng ngồi nhà này thì nhà kia trách móc..tại sao không ngồi bên này. Giời ơi , đồng bào ơi.......Phượt ơi ..muốn về lại Hà Giang cơ... Muốn Thương nhớ Đồng Văn ....

Vậy là cái chương trình của dự án 3PAD lại làm hư hết cuộc sống thật mà đáng lý anh cảm nhận được, chuyến đó em không đi, em đi theo tự do với nhóm bạn nên em cảm nhận khác hẳn, không thấy cảnh như anh nói.

Nhưng nếu có cảnh đó thì thật sự hơi buồn cho một nơi thăm quan thắng cảnh đẹp đến nhường đó, mong sao khi Hồ Ba Bể trở thành nơi du lịch, chính quyền sẽ có cách quản lý để vừa lòng khách đến, lưu luyến khách đi...
 
Vậy là cái chương trình của dự án 3PAD lại làm hư hết cuộc sống thật mà đáng lý anh cảm nhận được, chuyến đó em không đi, em đi theo tự do với nhóm bạn nên em cảm nhận khác hẳn, không thấy cảnh như anh nói.

Nhưng nếu có cảnh đó thì thật sự hơi buồn cho một nơi thăm quan thắng cảnh đẹp đến nhường đó, mong sao khi Hồ Ba Bể trở thành nơi du lịch, chính quyền sẽ có cách quản lý để vừa lòng khách đến, lưu luyến khách đi...

Em biết rằng nhà Phượt chúng mình yêu núi rừng, yêu bà con đồng bào thiểu số như thế nào, chỉ có nói tốt chứ không nói xấu khi nào, nhưng sự thật là như thế, và người làm thay đổi , làm mất đi sự hoang sơ,làm hỏng đi cái thật của đồng bào không ai khác là chính chúng ta, và dòng người đi du lịch đổ về đây, cái sự khôn ngoan và mưu mẹo của người xuôi đã nhiễm vào cái đầu của đồng bào mất rồi, nó làm cái bụng của đồng bào không vô tư, hồn nhiên như cái cây con suối nữa rồi giàng ơi
 
Em biết rằng nhà Phượt chúng mình yêu núi rừng, yêu bà con đồng bào thiểu số như thế nào, chỉ có nói tốt chứ không nói xấu khi nào, nhưng sự thật là như thế, và người làm thay đổi , làm mất đi sự hoang sơ,làm hỏng đi cái thật của đồng bào không ai khác là chính chúng ta, và dòng người đi du lịch đổ về đây, cái sự khôn ngoan và mưu mẹo của người xuôi đã nhiễm vào cái đầu của đồng bào mất rồi, nó làm cái bụng của đồng bào không vô tư, hồn nhiên như cái cây con suối nữa rồi giàng ơi

Hôm em đi, em thấy đồng bào vẫn hồn nhiên như cái cây con suối mà, đồng bào vẫn rất thân thiện nhiệt tình, về đến Hà Nội, đồng bào còn alo cho em bao nhiêu lần từ đó đến giờ hỏi thăm sức khỏe, đã về nhà chưa. Quý cái tình của đồng bào lém ý. Xem ra có lẽ em nên viết thêm đôi chút nữa vậy. Đang tính là không viết nữa vì có người trong đoàn viết rùi.
 
Tôi sẽ kể nốt các món ăn đặc sản nơi đây mà tôi được ăn, được nghe, được nếm chia sẻ cùng các bạn, hy vọng một ngày gần đây, khi bạn đặt chân đến Bắc Kạn, đừng quên nếm thử món ăn nơi đây với mùi vị rất riêng của miền:

Một số món ăn đặc trưng của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn:

Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc trưng của riêng mình, người Tày ở Bắc Kạn cũng vậy, những món ăn đặc trưng của họ đều được chế biến từ những thực phẩm phổ biến có trong bản làng của mình.

Xôi: Gạo nếp đồ trong chõ thành xôi. Người Tày ở Bắc Kạn thường ăn xôi trắng. Ngoài ra, còn một số loại xôi khác như: xôi màu, xôi rau ngót rừng, xôi trứng kiến...

Xôi màu: Gạo nếp được nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, đen rồi trộn các loại với nhau thành gạo nhiều màu. Gạo được nhuộm từ nhiều loại lá cây khác nhau như màu tím nhuộm từ lá “cẳm”, màu vàng từ hoa “phón” .


Xôi màu của người Tày.​

Xôi rau ngót rừng: Đồ xôi, bỏ rau ngót thái nhỏ lên trên mặt gạo nếp, khi chín đổ xôi và rau ngót ra trộn đều, cho thêm gia vị, hành và mỡ.

Xôi trứng kiến: Đồ xôi lẫn với trứng kiến đen lấy từ tổ kiến.

Xôi Đăm Đeng là món ăn đặc sắc của người dân miền núi phía Bắc từ bao đời nay. Xôi Đăm Đeng thường có trong những phiên chợ, ngày cưới hay dịp lễ, tết của người dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là vào dịp tết thanh minh( 3/3 âm lịch ).

Món xôi này rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.

Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.

Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

Nếu có dịp lên Bắc Kạn vào những ngày lễ, tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây.


Xôi Đăm Đeng​

Cơm tẻ: Là món ăn chính hàng ngày. Đổ gạo tẻ vào nồi nấu cùng với nước. Khi nước cạn đem vần nồi cạnh bếp cho đến khi chín.

Cơm lam: Là món ăn đặc trưng nhất của người Tày ở Bắc Kạn. Trước tiên, người ta ngâm gạo nếp rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa hoặc đồ lên cho chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao quanh cơm. Khi ăn, dùng dao xắt thành từng khúc nhỏ.

Cá nướng và cá sấy: Là cách chế biến thường thấy nhất ở người Tày. Cá làm sạch rồi xiên vào que nướng trên lửa. Khi chín, gỡ thịt cá ra chấm với nước chấm. Khi có nhiều cá thì người ta đem sấy khô trên giàn bếp để ăn dần.


Cá khô: cá này có thể rim chua ngọt hoặc chiên giòn lên, ăn với cơm thì rất tuyệt​

Mắm cá và cá chua: Mắm cá chủ yếu làm từ cá nhỏ. Cá ướp chua trong vại với thính và rượu để gây men chua. Cá chua dùng để ăn lâu dài, có thể ăn sống hay nướng, rán.


Mắm tép chua, rang cùng thịt lợn xay, ăn kèm cơm chẹp chẹp​

Thịt lợn tái: Thịt lợn nạc thái mỏng trộn ít muối, vắt chanh vừa đủ cho thịt tái. Món này thường dùng để nhắm rượu.

Thịt gà giò nấu canh gừng, nghệ: Món canh này những người già rất thích ăn vì mềm, bổ và mát.

Canh xinh thang: Thịt nạc băm nhỏ cho vào nước trong, thêm gia vị.

Bánh chưng: Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, nhân bánh làm bằng đậu, thịt, hành hoặc lạc. Gạo nếp vo đãi sạch sau đó gói bằng lá dong hay lá chuối rồi đem luộc chín. Bánh ăn trong dịp Tết Nguyên đán và tiết xuân.

Bánh dày: Thường làm vào dịp lễ hội, cưới xin. Bánh to, tròn (sì pưởng) thường làm để biếu, bánh nhỏ, tròn (sì ăn) làm để nhà ăn hay cúng. Bánh có thể có nhân hoặc không. Nhân bánh làm bằng đậu, lạc, vừng, đường. Có loại bánh được nhuộm đỏ có loại vẽ lên trên bề mặt hình hoa văn bằng phẩm đỏ, vàng. Có loại lại làm bằng bột gạo và lá ngải (pẻng nhả ngài) để ăn vào Tết Thanh minh.

Bánh trôi: Làm vào dịp Tết Đông chí. Bánh làm bằng bột gạo nếp, có thêm gừng, đường phèn. Ăn thơm và ấm.

Pẻng khô, pẻng khoai: Xôi nếp đồ lên trộn với khoai sọ đã luộc chín rồi đem giã và nặn thành từng thanh nhỏ, phơi khô. Khi ăn đem chao trong mỡ hoặc dầu cho bánh nở phồng và giòn, vớt ra nhúng vào nước mật đun sôi, lấy ra để nguội là ăn được.
 
Last edited:
Nếu ai có dịp đến Bắc Kạn dịp lễ tết, đừng quên cố gắng nếm thử một món ăn rất riêng mà độc đáo của đồng bào Bắc Kạn đó là món THỊT LỢN TREO GÁC BẾP.

Ngày trước, ở vùng núi cao như tỉnh Bắc Kạn, thường 5 ngày hoặc lâu hơn mới một phiên chợ, nên việc chế biến thức ăn sao cho để được lâu mà không hỏng là một điều khó khăn. Người dân địa phương nơi đây đã sáng tạo ra một cách giữ thực phẩm lâu hỏng, đó là làm thịt lợn treo gác bếp. Thường khi làm lợn treo gác bếp, người dân sử dụng loại “lợn tên lửa”, đây là một loại lợn nuôi lâu lớn nhưng chất lượng cao. Người dân tộc (Dao, Tày, Mông...) ở đây có kỹ thuật chế biến thịt lợn rất tài tình.

Sau khi thịt lợn, đồng bào lọc bỏ xương và tuyệt đối không rửa lại bằng nước. Thịt pha xong, người dân lau khô và ngả ra cho nguội. Sau đó, thịt được đưa vào cối giã với một lượng muối vừa đủ để muối ăn sâu vào thớ thịt chứ không giã nát. Tiếp theo, đồng bào cho thịt vào sọt ủ 2 - 3 ngày. Nguyên liệu đem ủ với thịt là một loại men làm từ các cây rừng.


Sau khi ủ, thịt được treo trên gác bếp. Do nấu ăn hàng ngày bằng củi nên gác bếp thường xuyên có khói. Khói bám vào làm thịt có màu vàng đen. Lượng mỡ gặp nóng chảy xuống một phần, phần còn lại rất trong. Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng.

Đồng bào ở Bắc Kạn có thể chế biến thịt lợn treo gác bếp thành nhiều món ăn. Thịt có hương thơm đặc trưng của khói, ăn không ngấy, rất ngon và lạ miệng.

Ngày nay, khi điều kiện vật chất đã khá hơn, có thể mua thịt tươi ở bất cứ đâu nhưng người dân vùng sâu, vùng xa ở Bắc Kạn vẫn giữ lại cách chế biến này như một phong tục truyền thống, đặc biệt là vào những dịp lễ, tết.
 
Last edited:
Nói đến các dịp lễ, tết, ta không thể không nói đến món Lạp xường - món ăn góp phần tạo nên hương vị ngày tết của đồng bào Bắc Kạn
Mỗi dịp tết đến, đã thành lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng ở Bắc Kạn lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xường (có nơi còn gọi là lạp xưởng hay lạp sườn).

Làm lạp xường cũng rất cầu kỳ và công phu. Đầu tiên phải chọn lòng để làm lớp vỏ lạp xường. Lòng non để làm lạp xường phải chọn đoạn lòng đắng vì phần lòng này dai và khá dày, làm lạp xường mới được. Sau khi tuốt rửa sạch lại phải bóc, lột bỏ lớp vỏ ngoài của lòng đi, chỉ lấy lớp màng mỏng bên trong. Việc bóc lòng không khó, chỉ cần khéo léo và nhẹ tay một chút. Lòng bóc xong, thổi hơi vào cho phồng lên, buộc chặt hai đầu, đem hong chỗ thoáng gió. Khoảng một tiếng đồng hồ, bộ lòng se lại, mỏng và dai như ni lông. Thế là được phần vỏ lạp xường.

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.

Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp xường. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xường khỏi nứt. Nhồi xong thì đem lạp xường đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn. Ngày 27, 28 làm lạp xường thì khoảng mồng 2, mồng 3 tết là ăn được.

Lạp xường khi đã khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. Hoặc thái lạp xường thành các khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp xường vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xường thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp xường vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.


Lạp xường được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Tuy chỉ là một món ăn bình thường nhưng lạp xường đã góp phần làm cho mâm cỗ tết của đồng bào Bắc Kạn thêm phần đậm đà, giàu hương vị.
 
Last edited:
Văn hóa ứng xử trong bữa ăn của người Tày​

Ăn uống là một phần quan trọng trong cuộc sống của loài người, ngoài việc nuôi dưỡng con người, nó còn gắn liền với các hoạt động văn hoá. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những tập quán ăn uống riêng. Với người Tày tập quán ăn uống của họ mang đặc tính của cư dân vựng thung lũng và phản ánh đặc trưng văn hoá tộc người, nhất là khía cạnh ứng xử gia đình trong ăn uống.

Trong bữa ăn hàng ngày của người Tày thì mâm cơm thường để ở chính giữa nhà, phía trên của bếp sinh hoạt. Về mùa hè, họ thường để mâm ăn ngay khu vực tiếp khách, cạnh cửa sổ chính. Gia đình truyền thống của người Tày thường có 6 đến 7 người, gồm có 3 thế hệ (ông bà, bố mẹ, con cái). Nếu ông bà còn khoẻ, có thể cùng ngồi ăn chung với gia đình thì người ta sắp đặt vị trí ngồi ăn theo thứ tự từ ông - bà; cha - mẹ; con cái, tính từ phía cửa sổ trở xuống. Nồi cơm đặt phía dưới (hướng bếp). Mâm cơm làm bằng gỗ hình tròn, trong mâm bày các bát, đĩa thức ăn dùng chung; giữa mâm để bát nước chấm hoặc một đĩa muối ớt. Một số gia đình để lọ ớt muối ngâm và một bát ớt nhỏ giành cho người cao tuổi thích ăn cay. Người Tày ăn cơm bằng đũa, bát ăn cơm riêng và thìa ăn canh riêng. Cơm để trong nồi, xới bằng một đôi đũa cả (đảm). Những người ngồi quanh nồi thường là người phụ nữ hoặc con gái để làm nhiệm vụ xới cơm hoặc thêm canh rau. Đó được coi là trách nhiệm vất vả nhất trong bữa ăn mà người phụ nữ, người nội trợ vẫn phải đảm nhiệm.

Trong đời sống thường ngày do cuộc sống có nhiều vất vả mà họ đã rút ra được những câu tục ngữ như các cư dân, cộng đồng khác. Người Tày có câu: “Xẩu quan khỏ, xẩu mở miền” (Gần quan thì khó nhọc, cạnh nồi thịt thì nhọ nhem), có ý nghĩa so sánh giữa công việc phục vụ quan lại với việc bếp núc, phục vụ bữa ăn. Nếu trong nhà có người già yếu thì chủ nhà bố trí cho ngồi ăn riêng ở cạnh bếp hoặc tại nơi nằm nghỉ hàng ngày. Những người già và trẻ đều có thể ngồi ăn uống một cách bình đẳng, không phân biệt vị trí và nhiệm vụ.

Nhưng nếu trong một gia đình mới cưới con dâu, cháu dâu thì họ tự nhận thức trách nhiệm của mình trong bữa ăn để thể hiện là dâu hiền chứ không có quy định bắt buộc. Tuy nhiên, những nề nếp gia phong theo lối sống Nho giáo từ xưa kia đã thấm sâu vào ý thức của nhiều gia đình, nhất là những gia đình trung lưu, phú quý hoặc gia giáo. Vì thế mỗi thành viên trong gia đình tự ý thức được bổn phận cũng như trách nhiệm của mình trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, gia đình người Tày, trước bữa cơm, họ có ý thức chờ đợi nhau, ít khi ăn trước nếu còn thiếu người. Câu tục ngữ: "thíp tua mạ thả ăn an" (mười con ngựa chờ đợi một cái yên) hàm nghĩa là đã ngồi quanh mâm thì mười người, còn thiếu một người thì ăn phải chờ đợi. Điều đó nói lên tính cộng đồng, cộng cảm trong ăn uống của đồng bào.

Đối với người Tày, ứng xử trong ăn uống của mỗi gia đình còn là ý thức về sự nhường nhịn. Họ luôn dành sự ưu tiên cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, người ốm đau, phụ nữ đang ở cữ hay có mang. Những đối tượng trên được gia đình dành riêng khẩu phần tốt hơn như nấu cơm riêng, thức ăn riêng. Còn đối với người cao tuổi thì được ăn thức ăn mềm, ít lượng chất bổ. Người Tày có tục ngữ: "Cầu ké kin khẩu khao, lục slau kin khẩu xáo, lục báo kin khẩu pay" (người già ăn gạo trắng, con gái ăn gạo giã dối, con trai ăn gạo xay) để nói lên một đạo lý là giành phần ngon cho người già. Nếu là ngày bình thường, khi công việc còn bề bộn, bữa ăn còn đạm bạc thì người ta thường ăn một cách qua quýt cho xong, nhất là đàn ông khi công việc nào đó còn đang dở dang.

Những lúc như vậy, tính cộng cảm càng lớn lao: Người vợ, người con thường nhường phần cho người chồng, người cha. Họ chăm lo cho miếng ăn, giấc ngủ của chủ nhà bởi đó là trụ cột mọi mặt của gia đình. Với người đàn ông, họ thường "có gì ăn nấy", "không còn gạo thì ăn khoai, ăn sắn", "hết canh rau thì ăn măng chua, ăn mẻ", còn đàn bà thì hầu như đảm nhận lo toan cái ăn hàng ngày như là một phận sự. Vì thế vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng, bởi họ trực tiếp lo toan cái ăn hàng ngày.

Trong ăn uống của gia đình, người Tày cũng có những kiêng kỵ, chẳng hạn: Người đẻ kiêng kỵ các loại thịt trâu, bò, ngựa, cá không vảy, cá chép có ria và các loại thịt thú rừng. Trẻ em kiêng ăn quả cật gà (mác lừm) vì họ cho rằng ăn quả cật sẽ dốt nát, hay quên; kiêng ăn chân gà vì nếu ăn vào thì viết chữ sẽ xấu như gà bới; kiêng ăn móng vì nếu ăn thì không đi qua cầu được; kiêng chan canh ốc vì sợ tròn như con ốc. Trẻ em và phụ nữ không nói chuyện khi ăn vì sợ mất vệ sinh và không ý tứ. Trong bữa cơm thường ngày của gia đình người Tày thì khi sới cơm xong phải được đậy vung để giữ cơm nóng. Đôi đũa cả để trong nồi, quay ra phía sau tuyệt đối không được quay vào mâm hay quay vào phía người đang ngồi ăn vì như thế sẽ làm cho người ăn bị ngẹn hay đau bụng. Khi ăn, không ai được gõ đũa hay gõ đũa cả vì như thế là gọi ma….
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,119
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top