What's new

Hồ Ba Bể mùa lá rụng với những đặc sản Bắc Kạn

Lá rụng rồi anh, có thấy không?
Lượn bay theo gió, chạm má hồng
Biển trời sông nước hồ Ba Bể
Em nhặt thinh không, vấn cõi lòng...


Tôi viết hồi ức về Ba Bể với cả tấm lòng của người dân nơi đây, giản dị mà ấm cúng, thân thiện mà gần gũi. Viết về Ba Bể với những trải nghiệm cùng các bạn đồng hành, với những luyến lưu của người đồng bào Bắc Kạn, tấm lòng của họ đọng lại trong tôi những cảm xúc ngân nga mãi. Cứ như những nốt nhạc bỗng dưng tinh tang trong khoảng không êm đềm, rót vào lòng những nỗi nhớ khôn nguôi.

Gửi cho các bạn của tôi, những người song hành đi với tôi chặng đường tới Ba Bể, gửi cho tấm lòng của người dân bản xứ hồ Ba Bể: Đấy là cảm xúc và tình cảm của tôi!

Trân trọng!
 
Văn hoá Ẩm thực Dân tộc Sán Chay và Dân tộc Hoa ở Bắc Kạn
Dân tộc Sán Chay

Người Sán Chay có tập quán ăn cơm tẻ, những khi mất mùa hoặc lúc đói kém mới ăn ngô, khoai, sắn, củ quả ở rừng. Hằng ngày ăn hai bữa chính là trưa và tối, bữa phụ ăn lúc sáng dậy trước khi đi làm, nhưng không thành bữa mà thường có gì ăn nấy. Mấy chục năm trước trong các bữa cơm có thêm nồi cháo, sau khi ăn cơm mỗi người có thể phụ thêm 1-2 bát cháo loãng.

Ngoài cơm ăn hàng ngày, đồng bào còn dùng các món ăn như luộc hoặc nướng ngô, khoai, sắn hoặc từ gạo tẻ, gạo nếp chế biến làm các loại bánh, xôi, bỏng, bún nhất là vào các dịp tết, cưới xin, ma chay.

Tết Nguyên đán thường làm bánh chưng, bánh khảo, bánh gio, bánh rán, bỏng. Tết tháng ba (3/3 âm lịch) thường làm xôi đỏ, đen bằng lá cẩm, lá cây sau sau; làm bánh rợm nhân trứng kiến hấp với lá vả. Tết tháng 5 (5/5) làm xôi, bún, xôi lá gừng thơm. Tết tháng 7 (14/7) làm bánh chưng nhân đỗ, xôi trám đen, bánh rợm hoà với tinh bột lá cây mơ lông hoặc lá gai. Tháng chín đồng bào thường làm cốm và bánh cốm.

Thu hoạch vụ mùa xong đồng bào còn làm bánh dầy, bún để mừng vụ lúa mùa kết thúc. Đồng bào còn dùng đỗ tương để làm giá, làm đậu phụ, làm tương.

Các loại rau quả theo mùa vụ, ngoài vườn rau tự túc, đồng bào thường kiếm rau rừng như hoa chuối, rau ngót rừng, bồ khai, măng, nấm.

Các loại gia vị đồng bào thường dùng là ớt, hành, hẹ, các loại rau thơm, rau mùi góp phần tạo nên sự khoái khẩu trong các bữa ăn.

Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, nước chè. Mùa hè có thêm nồi cháo loãng. Các dịp gặp mặt, cưới xin, làm nhà, tết, … họ thường vui vẻ uống với nhau chén rượu được cất từ cơm gạo hoặc ngô lên men. Phụ nữ thường dùng rượu ngọt, rượu chưa cất.

Dân tộc Hoa

Người Hoa rất thạo việc nấu nướng nên trong bếp thường có các loại xoong, nồi, chảo, cối xay đá dùng để chế biến các loại bánh trong những ngày lễ tết, chợ phiên. Những món ăn truyền thống của người Hoa có thể kể đến là món xá xíu, khâu nhục, lợn quay, khâu xao.

Điển hình là món khâu nhục, được chế biến một cách công phu, cầu kỳ. Nguyên liệu làm món khâu nhục là thịt lợn ba chỉ. Cách làm là rửa sạch thịt lợn rồi đem luộc cho vừa chín tới. Sau đó dùng que nhọn chọc chi chít lên mặt da nhằm làm cho gia vị khi ướp ngấm đều vào miếng thịt (khi rán sẽ phồng lên rất ngon). Gia vị gồm nước mắm, mì chính, húng lìu, xì dầu, gừng. Sau khi gia vị đã ngấm đều, thịt được đem vào chảo rán qua cho bớt mỡ. Tiếp theo là đồ ăn kèm quyết định đến vị ngon của món khâu nhục, đó là khoai rán, mộc nhĩ, đỗ xanh. Khoai tàu được gọt vỏ, thái thành miếng mỏng, rán có độ giòn vừa phải. Chuẩn bị xong, các loại gia vị được đặt dưới đáy bát, phủ những miếng thịt rán lên trên, hấp cách thuỷ cho chín rồi đem ăn. Đây là món ăn đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng rất phức tạp nên trong những bữa tiệc quan trọng, gia chủ thường mời những người có kinh nghiệm nấu ăn đến làm giúp.

Những ngày giáp phiên chợ Phủ Thông, Nà Phặc, Bằng Vân các gia đình người Hoa luôn bận rộn với công việc như làm phở, làm bánh bò, bánh bỏng, kẹo, bánh khảo, vịt quay, góp phần làm cho không khí họp chợ trở nên sôi động, phong phú với nhiều hàng quà./.
 
Tự nhiên thành ra giới thiệu các món ăn Kắc Kạn :D. Cho em quay về hồ Ba bể thôi ạ.

Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dầy hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Thông tin cơ bản

Hồ ở độ cao khoảng 145m so với mặt nước biển
Hồ có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, chiều dài gần 8 km, có thắt nút ở giữa. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm.
Độ sâu trung bình 20-25 m,lúc cạn nhất còn 5-10 m.
Nguồn nước chính được cung cấp từ 3 con sông chảy vào hồ.
Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s.
Đây là một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi.
Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã (đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước) và đảo Bà Góa. Ngày mồng 5 tháng Giêng, trên đảo An Mã có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng.
Hồ Ba Bể được công nhận là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
[sửa]Sự tích Hồ Ba Bể

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
- Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.

Vấn đề môi sinh

Với thảm thực vật và động vật hoang dã phong phú, môi sinh hồ Ba Bể nay bị đe dọa nặng vì việc khai thác khoáng sản, nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ. Mặc dù Vườn Quốc gia Ba Bể đã quy định hơn 10.000 ha dưới sự bảo vệ của cơ quan này, việc thi hành vẫn còn nhiều thiếu sót khiến một số nhà khoa học đã báo động rằng hồ đang "chết dần".

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Quay trở về với chuyến hành trình đi Ba Bể của chúng tôi, con đường đi trong rừng quốc gia Ba Bể để đến với thôn Pác Ngòi thật đẹp, không khí mát lạnh, âm ẩm của núi rừng, từng mảng nắng xen kẽ chiếu qua tán lá cây rừng, nhảy nhót xuống mặt đất, xung quanh đây đó, bướm trắng, bướm vàng.... bay theo, lúc thì từng đôi, lúc thì từng đàn, lúc lại cô đơn một cảnh bướm lẻ loi:


Đường đi rất đẹp:


Nhìn từ trên xuống, hồ Ba Bể trong nắng thật sự lung linh, màu xanh biếc của nước phản chiếu như ngọc bích:

 
Nếu ai có dịp đến Bắc Kạn dịp lễ tết, đừng quên cố gắng nếm thử một món ăn rất riêng mà độc đáo của đồng bào Bắc Kạn đó là món THỊT LỢN TREO GÁC BẾP.


Bạn Mai Mai kiếm đâu ra loại thịt kia thế. Thịt lợn không có đỏ và nạc không có gân thế kia. Sợ rằng đó là thịt trâu (ngựa) chưa khô hẳn. Vì Trâu, ngựa khô sẽ chuyển đen chứ không hồng thế kia. Không lẽ tôi nhầm?

Thịt lợn gác bếp thì nó thế này. Bà con để cả tảng chứ không lọc nạc, mỡ riêng. Đó là lý do tôi nghĩ ảnh của Mai Mai không phải thịt lợn gác bếp của người dân tộc Bắc Kạn mà là một loại thịt ướp nào đó.

Babepicture024.jpg
 
Bạn Mai Mai kiếm đâu ra loại thịt kia thế. Thịt lợn không có đỏ và nạc không có gân thế kia. Sợ rằng đó là thịt trâu (ngựa) chưa khô hẳn. Vì Trâu, ngựa khô sẽ chuyển đen chứ không hồng thế kia. Không lẽ tôi nhầm?

Thịt lợn gác bếp thì nó thế này. Bà con để cả tảng chứ không lọc nạc, mỡ riêng. Đó là lý do tôi nghĩ ảnh của Mai Mai không phải thịt lợn gác bếp.

Bác ui, nếu nói về thịt lợn thì bác cũng biết rùi đó, có loại lợn tươi xào lên, hoặc rang sẽ trắng, thịt trâu, ngựa gác bếp sẽ chuyển sang màu đen, thịt lợn cũng có gân đó bác, lợn rừng và lợn nuôi cũng khác, lợn chỗ mông và nách, lườn, màu cũng khác nhau nhé, ngay cái ảnh bác gửi lên cũng có chỗ màu trắng màu đỏ đó, ảnh bác gửi cũng là lợn chưa khô hẳn mà.

Muốn cho thịt có thớ như hình chỉ cần thái dọc thớ là được, đừng thái ngang thớ. Hè hè, đặt miếng thịt xuống, dùng dao nằm ngang, song song với thớt, lạng mỏng nó, dọc theo thớ thịt, ok, bạn sẽ có một miếng thịt có thớ dọc.

Còn bình thường, bác mua ở hàng, người ta lọc hết các gân rùi, chỗ nạc thăn có gân đó, nếu con lợn mà to thì gân càng dầy. Bình thường bán ngoài chợ, đi mua đồ toàn bắt người bán phải bỏ hết gân đi, lúc đó giá cũng khác.

Người còn có gân nữa, lợn mà ứ có gân chắc nó nhũn như con chi chi bác nhỉ :D
 
Mà giàng ơi, bác có ảnh không show ké em, bác còn la um lên ứ phải lợn, hehe, hôm nào bác có món này, gửi cho em 1 ít làm quà nhá, em chỉ xin 1 ít thui ạ. Lợn nhá, không phải trâu hay ngựa đâu ạ.
 
Xin lỗi bạn Mai Mai. Bạn đang viết về Bắc Kạn, về con người và phong tục của người Tầy, người dân tộc ở Bắc Kạn nên trích dẫn giới thiệu phải chuẩn và rõ ràng. Tha lỗi cho tôi nếu câu hỏi này khiến bạn khó chịu. Tôi hỏi bạn lấy đâu ra cái ảnh thịt lợn gác bếp kia chứ không muốn biết nó là thịt này thịt nọ. Cái đó tôi không phải chuyên gia, tôi chịu.

Tôi chỉ thắc mắc là ảnh đó có phải do bạn chụp không? Bạn có biết chắc đó là thịt lợn gác bếp không?

Nếu là ảnh sưu tập trên internet thì nên nói rõ nguồn. Cái nguy là anh chị em không biết, khi lên Bắc Kạn lại cứ đòi thịt lợn gác bếp lại cứ phải đỏ au như của bạn kìa thì thật phản cảm và tai hại.

Bạn có đồng ý với tôi ở điểm này không?

Bạn chớ có tin mấy cái ảnh trên mạng, vì nhiều cây viết luộc bài cũng chẳng biết họ viết cái gì đâu:))


Có phải bạn lấy ảnh từ đây không?


http://www.google.com.vn/imgres?hl=...w=106&start=0&ndsp=16&ved=1t:429,r:2,s:0,i:76
 
Bên trên em đã nói rồi, em mượn ảnh của bà con để đăng ảnh, người ta cần là cái thông tin, còn hình ảnh chỉ là ví dụ, nếu bác cứ bắt ai cũng phải giống mẫu chắc thế giới này toàn ....cừu Doly ạ :D

Còn cái nào em chụp được thì em đăng lên chia sẻ, đây là chia sẻ hồi ức chứ không phải để khoe khoang ạ, cảm ơn bác đã quan tâm đọc bài viết, luộc bài hay không luộc thì cũng có tác dụng gì, nói về sử sách thì đương nhiên có người soạn ban đầu, còn sau này, mọi người dựa vào đó chia sẻ cho nhau để hiểu biết về nó.

Tin vào ảnh trên mạng hay không thì nó cũng chỉ là hình ảnh, nếu cứ phải sờ, nếm, nhìn thì mới tin xem ra tất cả cái gì thuộc về sử sách có lẽ cũng cần .....kiểm tra lại bác nhỉ :D

Phong tục tập quán tổng hợp lại cho ai đọc đỡ mất công kiếm tìm, em viết tổng hợp thôi, cái gì riêng của em thì em viết riêng, cái gì chung thì đọc cũng biết từ sử sách bác ạ.

Em thích món ăn, nên em học cách nấu ăn, cũng như món vịt Cao Bằng, em mất 3 con vịt mua ở Hà Nội để chế biến món vịt quay sao cho đúng vị mà em được nếm đó bác, hoặc lạp sườn cũng phải lọ mọ học cách, có nơi Cao Bằng gọi nó là Boóng sàng, mỗi vùng, mỗi miền 1 khác. Em không tranh cãi đâu, bác có thông tin cứ chia sẻ đi, mọi người đọc còn cảm ơn bác không ít ấy chứ. Chứ lại lôi ra nói, nó không phải, bạn đừng tin thì ai là người chia sẻ bây giờ hả bác....?
 
Nhân đây, cũng tiện nói ạ, các bậc đàn anh, đàn chị phượt thủ đi nhiều mà không chịu chia sẻ thông tin, cho dù copy link hay copy từ đâu đó, cũng đừng có vội chê lũ đàn em tụi em khi vô tình chia mấy cái thứ không đúng ý ạ, em chỉ mong ai giỏi thì cứ chia sẻ cho em về phong tục, tập quán, về cái gì truyền thống, hoặc hiểu biết của bản thân chứ đừng ngồi chê lũ tụi em ạ. :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,119
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top