What's new

Hồi ức Đà Lạt

Tôi không biết bắt đầu topic Đà Lạt này nên viết thế nào, theo giọng văn tường thuật khô cứng, tâm tình đầy cảm xúc hay hài hước dí dỏm. Tôi cũng không biết mình sẽ nhấn mạnh vào những gì ở thành phố này. Vì Đà Lạt đã có khá nhiều topic đề cập đến cũng như được chuyển tải bởi nhiều tay ảnh với những góc máy đẹp. Mặt khác, hầu như năm nào tôi cũng lên Đà Lạt nên bây giờ không biết bắt đầu chia sẻ từ đâu nữa. Dường như Đà Lạt đã quá quen thuộc với tôi như mảnh đất Sài Gòn, quen đến nỗi có đi thì tôi cũng không cần lên lịch hay sắp xếp kế hoạch làm gì cả. Cứ tối thứ 6 đi, chiều chủ nhật về. Tuần nào rảnh rỗi, hứng thú và dư dả chút tiền bạc thì có thể dễ dàng ra Đề Thám bắt xe Phương Trang rồi ngủ một giấc là sáng thứ 7 sẽ được chiêm ngưỡng thành phố ngàn hoa này.

Thời sinh viên, tôi hay đi xe Thành Bưởi ở Lê Hồng Phong để lên Đà Lạt. Giá vé vào năm 2005 chỉ có 80 ngàn/lượt/ghế ngồi. Năm 2010 tôi đi Đà Lạt bằng xe Phương Trang thì giá vé là 130 ngàn/lượt/ghế ngồi. Mới đây nhất tôi lên Đà Lạt dịp giỗ tổ Hùng Vương 2011 thì xe Phương Trang đã là 160 ngàn, Thành Bưởi là 140 ngàn và Mai Linh là 145 ngàn. Xe Phương Trang được cái mới hơn, dịch vụ tốt hơn và dừng trạm nhiều hơn. Xe Mai Linh thì giá mềm nhưng chạy khá chậm và chuyến trễ nhất là 22h đi từ Sài Gòn, mãi đến 5h sáng mới đến Đà Lạt. Thành Bưởi và Phương Trang thì có nhiều chuyến hơn và tốc độ chạy ban đêm cũng nhanh hơn, nếu chọn một trong hai hãng xe này thì nên đi chuyến 0h đến Đà Lạt sẽ vào khoảng 5h sáng. Thời trước tôi hay đi vào ban ngày để ngắm cảnh trên đường, sau này quen thuộc rồi nên cứ hay đi các chuyến xe đêm cho nhanh gọn và tiết kiệm tiền khách sạn.

Các điểm tham quan vẫn là:
- Cụm hồ Tuyền Lâm, thiền viện Trúc Lâm, thác Datanla.
- Cụm thác Hang Cọp, chùa Linh Phước, dinh 1 Bảo Đại.
- Cụm đồi mộng mơ, thung lũng tình yêu.
- Cụm Langbiang, thung lũng vàng, suối vàng.
- Ngoài ra còn các điểm tham quan khác như hồ Than Thở, dinh 2,3 Bảo Đại, nhà thờ Domaine de Marie, nhà thờ Con gà, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt và sau này có thêm Crazy house (hay còn gọi là Biệt thự Hằng Nga)

Đà Lạt – đi hoài đi mãi nhưng chưa bao giờ tôi chán cái không khí mát mẻ nơi đây. Quá trình đô thị hóa hiện đại, những quy hoạch kiến trúc, phá rừng xây biệt thự và khu nghỉ dưỡng đã vô tình biến Đà Lạt thơ mộng mất đi vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy. Nếu so sánh với thời điểm tôi đi Đà Lạt lần đầu tiên cách đây 10 năm thì thành phố này đã bị đô thị hóa khá nhiều. Mà nếu ngồi nhớ và lục lại hình ảnh của những lần đi Đà Lạt chắc vô số kể, từ năm 2001, 2004, 2005, 2007, 2010, 2011. Thôi, có lẽ tôi bắt đầu với festival hoa Đà Lạt năm 2007 vậy.


PC160201.jpg


PICT0007.jpg


PC150139.jpg


PICT0014.jpg


PICT0019.jpg


PICT0013.jpg


PC150144.jpg
 
Tháng 8 năm 2010...

Sài Gòn gió nhẹ, thỉnh thoảng có vài cơn mưa rả rích đến nao lòng. Nhận được tin buồn từ một người bạn phương xa, tự nhiên thấy cũng bâng khuâng đến lạ, mà chẳng hiểu sao những lúc gọi là "trở chứng" thế này, tôi lại muốn... đi đâu đó xa xa Sài Gòn một chút. Tự hỏi nên lên núi hay xuống biển đây? Nguyên một danh sách được đặt ra: Phan Thiết, Phan Rang, Mũi Né, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Madagui đi hết trơn rồi. Huế, Đà Nẵng, Hội An cũng đi luôn rồi, mà lại xa Sài Gòn quá. Đi đâu? Đi đâu và đi đâu? Tôi lại là đứa thường xuyên bị bức bách trong việc tìm chỗ đi chơi, nhiều lúc cuối tuần bạn bè rủ nhau rồi hỏi ý kiến thì tôi chỉ biết lắc đầu "chả biết đi đâu". Cơ mà lần này dòng máu ham du lịch nó lại trỗi dậy, kết quả cuối cùng là lên núi tu "tâm dưỡng tánh" xem ra có vẻ hợp nhãn hơn. Rủ rê được vài người bạn, sắp xếp công việc ổn thỏa, vậy là lên đường đến Đà Lạt.

Sau vài thủ tục gọi điện đặt vé Phương Trang và đặt phòng ở Kim Tuyến (15D Lý Tự Trọng) thì mỗi đứa chúng tôi thiệt hại hết 260 ngàn vé xe đi về và tiền phòng là 60 ngàn/người/đêm. Tôi rất thích hai bác gia chủ ở khách sạn này vì họ nhiệt tình và dễ thương, và cho dù là ngày thường hay ngày lễ thì giá phòng 4 người ở vẫn chỉ là 240 ngàn/đêm. Lý Tự Trọng cũng là một con đường gần chợ Đà Lạt hơn khách sạn Xuân Hương mà thời festival hoa tôi đã đi.

Trải qua một đêm vật vờ trên xe, chúng tôi đến Đà Lạt lúc 5h sáng, bác chủ mở cửa sớm cho chúng tôi vào nhận phòng và ngả lưng. Hít thở cho căng đầy lồng ngực cái không khí mát mẻ của phố núi, chúng tôi thuê xe máy với giá 80 ngàn/ngày (xe số) hoặc 100 ngàn/ngày (xe tay ga) rồi tự đổ xăng để vi vu Đà Lạt. Bữa sáng của chúng tôi là hủ tiếu Dì Sáu ở gần đó, nói chung khá ngon.

Bình minh của thành phố Đà Lạt

SAM_0747.jpg


Trời đã hửng sáng

SAM_0766.jpg


2.jpg



Dòng người đi về cũng khá tấp nập...

1.jpg

Hồ Xuân Hương đang bị tháo cạn nước nên trở thành một bãi đất trống với "vịt" nằm ngổn ngang. Nhìn khung cảnh này mà có cảm giác giống như trái tim của Đà Lạt đang bị nạo vét trống trơn vậy (cũng may là Tết 2011 hồ đã có nước trở lại)

11-1.jpg
 
Last edited:
Hồ Xuân Hương chẳng có nước, thế nên chúng tôi bon bon chạy ra hồ Tuyền Lâm vậy. Chạy xe máy trong cái lành lạnh của Đà Lạt mùa thu thật thú vị. Từng cơn gió cứ lùa vào tóc, lạnh nhưng "đã". Suốt 6 cây số trên đường từ trung tâm đến hồ, tôi có cảm giác như mình đang được hòa mình vào thiên nhiên, vào cái không khí trong lành của Đà Lạt buổi sớm, lại còn được nghe tiếng thông reo rì rào mới thích làm sao! Đà Lạt đúng là lý tưởng cho các đôi lứa, nhưng cũng không phải là nơi "anti" những bạn độc hành. Chả phải dân gian vẫn hay nói "lấy độc trị độc" đấy sao?

Nói một chút về thắng cảnh này. Từ một thung lũng hoang vu bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại, con người đã khai thác đưa vào xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, kể cả những ngày mưa, nhận nước tuôn như thác từ các dòng suối và khe núi. Mặt hồ ngày đêm lăn tăn gợn sóng lung linh, soi bóng những hàng cây xanh ngắt ven hồ, hiếm khi có sóng lớn. Quanh hồ, những rừng thông ba lá tự nhiên và mới trồng phủ kín những ngọn núi, quả đồi, trải ngút ngàn tầm mắt.

5.jpg

Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử chi nhánh thành phố Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Thiền viện có diện tích 24 ha do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi lập từ ngày 8/04/1993, hoàn thành vào ngày 8/02/1994. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì mới xây cất cách đây một thập niên nên kiến trúc hài hoà giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm linh.

Đi lên từ phía Hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu”. Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn trên có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà. Thiền Viện có hơn 100 tăng ni và nhiều cư sĩ tập trung từ khắp nơi trong nước, hàng ngày đọc kinh theo một chế độ tu luyện nghiêm khắc với quan điểm triết học “ trở về soi rọi chính bản thân mình”.

Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng. Dường như ai thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng, phóng tầm mắt về phía đông nam chiêm ngưỡng một thắng cảnh nổi tiếng được tạo nên từ bàn tay con người hòa quyện giữa cảnh sắc đất trời.


l.jpg


3.jpg


6.jpg


4.jpg


b.jpg

P/s: đi chơi nên hình tự sướng dính người tùm lum
 
Ấn tượng nhất là lúc chạy xe máy lên Thuyền Viện Trúc Lâm, có 1 đoạn dốc thẳng đứng phải trả về số 1 mới lên tới nơi. Đi giữa chừng mà cứ sợ ...đứt thắng. Hana có cảm giác giống paven không? :). Thêm một điểm Paven thích nữa là đoạn đường lên ngắm Hồ Tuyền Lâm, đứng trên cây cầu mà gió cứ thổi muốn bay luôn. Gió cao nguyên đúng là lồng lộng.
 
paven:xin được bổ sung là có tấm bảng ghi "xe trả về số 1" nữa,:)
hanhan:đường lên THIỀN VIÊN TRÚC LÂM cũng đẹp lắm mà sao không có tấm hình nào hết thế (xin lỗi vì nãy giờ spam nha):)
 
vẫn nhờ mãi những **** sáng sớm đi bộ ra nhà thơ Con Gà, thả bộ xuống qua con dốc nhà thờ, chổ gần khách sạn palace, có 1 bà cụ bán cafe vỉa hè, ngồi nghe Cụ kể chuyện ...ngày xưa Đà lạt ...thế này...ngày xưa thế kia...với nhiều nuối tiếc....hoài niệm của người Già!!! gần 10 năm rồi chắc Cụ đã ko còn nữa...cũng là chừng đó time mình không ghé ĐL hay đúng hơn là không còn đủ can đãm lên đó nữa...nơi Niềm Đau chôn Dấu....
 
@paven, chanmoi: đường lên thiền viện Trúc Lâm còn thấy ghi bảng hướng dẫn trả số xe chứ đường vào Thung lũng vàng thì không thấy hướng dẫn gì cả, mà đường đi Thung lũng vàng có mấy đoạn mà sợ xe tuột dốc luôn, bởi vì dốc cao quá xá! Hình thì lo chạy xe nên không có chộp.
@code_fantasy: Đà Lạt xưa và Đà Lạt nay khác nhau nhiều quá, mà hoài niệm về quá khứ mãi đúng là chỉ có những bậc cao lão, những người trẻ thì cũng nên nhìn về tương lai một chút (cho dù là mờ mịt nhỉ :D)
_____________________________

Lang thang tận hưởng cái không khí mát mẻ cùng ngàn thông reo vi vu ở hồ Tuyền Lâm xong, chúng tôi tiếp tục phóng xe máy qua thác Datanla. Chạy xe trên đường đèo dốc của Đà Lạt là một trải nghiệm thú vị của những người con miền đồng bằng.

Datanla hay Datania do các từ K’Ho ghép lại: “Đà –Tàm - N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá” – liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm, Lạt, Chil thế kỷ 15 - 17. Thác đổ xuống từ ghềnh cao 20m, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá rồi lẫn khuất đâu đó trong rừng sâu tạo thành một dòng suối, lúc ẩn lúc hiện như mời gọi thách thức sự tò mò của du khách.


k.jpg

Thác Datanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Đà Lạt nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu. Theo truyền thuyết của người Lạch và người Chil, ngày xưa Datanla là nơi dũng sĩ Lang của bộ tộc Lạch đã đánh thắng 2 con rắn tinh, 7 chó sói cứu Biang và làng người Chil thoát nạn. Từ đó Bian đem lòng yêu Lang dù khác bộ tộc. Hai người thường hẹn hò gặp nhau ở dòng thác Datanla vào những đêm sáng để tâm tình. Sau đó, đôi tình nhân này quyết định đi đến cái chết bên nhau để phản đối lại luận tục khắt khe của bộ tộc không cho phép họ lấy nhau. Từ đó cha của nàng Biang đã đoàn kết, thống nhất các bộ tộc Lạch, Chil, Srê trên Cao nguyên Lang Biang (lại là một câu chuyện tình Romeo – Juliet)


7.jpg


8.jpg

Chúng tôi băng qua các bậc thang để xuống thác. Có khá nhiều du khách đến tham quan thác này. Thời điểm đó thác Datanla đã có hệ thống máng trượt khá hấp dẫn cho những ai thích mạo hiểm. Thế là chúng tôi quyết định đi máng trượt lúc lên xem sao, đúng là cảm giác rất “đã”, một máng trượt ngồi 2 người, bạn sẽ được kéo lên rồi đi xuống giữa khung cảnh thiên nhiên đồi dốc.


9.jpg


10.jpg
 
Chơi mệt đã đời, chúng tôi chạy xe về lại trung tâm thành phố để kiếm chút gì bỏ bụng. Và bánh canh Xuân An ở đường Nhà Chung là điểm dừng chân để nạp năng lượng. Giá cả quán này không mắc, chỉ khoảng 17 ngàn đồng và yogurt thì 4 ngàn đồng.


(hình minh họa từ internet)

banh-canh.jpg

Chúng tôi lại có dịp vòng quanh những con phố của Đà Lạt trong cái nắng cao nguyên vàng rượm một màu. Nắng Đà Lạt vốn dịu mát hơn nắng Sài Gòn, nhưng lại không "lành" vì Đà Lạt có sương muối.

buudien.jpg


bardalat.jpg


Hồ Xuân Hương những ngày không có nước, thủy tạ trơ trọi.

a.jpg


Chúng tôi trở về nhà nghỉ Kim Tuyến với chú chó Kiwi mến khách.

kimtuyen.jpg


32-1.jpg
 
Tìm ai một thoáng bơ vơ
Hàng dương gió nghẹn bên hồ Xuân Hương
Tìm đâu màu áo nắng vương
Cỏ may vướng cả nỗi buồn vào thơ
(Dung Thị Vân)

Đà Lạt thơ mộng là thế, có lẽ nên ghé đồi mộng mơ và thung lũng tình yêu một chút nhỉ? Những thắng cảnh này đã cũ rồi, nhưng cũng đi "cập nhật" tình hình xem chúng đẹp hơn hay là tàn tạ hơn :D

Dạo bước trên những bậc thang xuống thung lũng, từ trên đồi cao nhìn xuống, thung lũng tình yêu hiện ra tựa như bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá sắc sảo và những gam màu tươi tắn…

13.jpg


Chộp được cảnh này khá là trữ tình đây

14.jpg


Cỏ vẫn chưa lên xanh

15.jpg


tltinhiu.jpg

Hiện nay có nhiều cách giải thích ý nghĩa cụm từ Thung lũng Tình yêu:

1/ Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình yêu), đến thời Bảo Đại được đổi tên thành Thung lũng Hoà bình. Năm 1953, Chủ tịch Hội đồng Thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đã đổi tên thành Thung lũng Tình yêu, tên gọi này tồn tại mãi cho đến ngày nay.

2/ Trong nửa đầu thế kỷ XX, thung lũng gần dinh Bảo Đại (dinh III) được gọi là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình yêu), sinh viên Viện Đại học Đà Lạt nhận thấy thung lũng gần ấp Đa Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu.

3/ Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Đa Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.

Cho dù được giải thích với nguồn gốc nào thì thung lũng tình yêu vẫn là địa điểm hấp dẫn nhất là với các đôi lứa mọi miền. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng, chắn ngang dòng suối trong thung lũng tạo ra một hồ nước rộng 13ha để chứa nước phục vụ sản xuất cho vùng Đa Thiện và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp.

Nghịch một chút

12.jpg
 
Thật tình Đà Lạt lãng mạn là thế, nhưng do đi nhiều và tính cách tôi cũng không phải đứa hay mơ mộng nên điều tôi thích nhất khi lên phố núi này là việc chạy xe lòng vòng các con dốc, tìm mấy quán ăn, dạo chợ đêm để ngắm các quầy hàng. Vì thời tiết Đà Lạt mát mẻ khiến các món ăn trở nên ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn thì phải. Chiều hôm đó chúng tôi oanh tạc xắp xắp (gỏi bò) ở gần "hố" Xuân Hương và quán Bánh bèo số 4 ở La Sơn Phu Tử, một đĩa chỉ 15 ngàn nhưng khá là chất lượng, nước mắm cũng rất ngon.


16.jpg


SAM_1068.jpg


Vẫn chưa thưởng thức đã cái thú vui ăn uống, chúng tôi mon men ghé vào quán nem nướng Bà Hùng (ở Phan Đình Phùng thì phải). Gọi có 4 suất mà ăn xong chỉ muốn lăn về.

(ăn hết mới nhớ chụp hình =)))

c.jpg

Tuy nhiên niềm háo hức ẩm thực Đà Lạt vẫn chưa nguôi ngoai, chúng tôi lại tiếp tục màn dạo chợ đêm. Lên Đà Lạt vào cuối tuần thì khu trung tâm sẽ chặn xe từ 19h đến 22h hình thành phố đi bộ. Dạo chợ đêm có cái thú vị là tha hồ được chiêm ngưỡng và thưởng thức các món ăn linh tinh (mà con gái khá thích), chẳng hạn như bánh tráng trứng 5 ngàn/cái, bắp nướng, hột gà nướng, khoai lang nướng... cũng khoảng 5 - 6 ngàn mà thôi. Ngay cầu thang xuống dốc chợ thì có khá nhiều hàng ốc và hột vịt lộn nghi ngút khói, nhưng chắc chắn một điều là ốc ở Đà Lạt thì không ngon bằng ốc Sài Gòn, chẳng qua ăn ốc trong không khí lạnh lạnh thì cảm giác thích thú hơn mà thôi.

Bánh tráng trứng

SAM_1038.jpg

Một địa chỉ khác cũng khó thể bỏ qua là sữa đậu nành Tăng Bạt Hổ, 5 ngàn/ly nhưng khá béo và ngon. Có thể chọn uống sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng hay trộn lẫn cả 2 đến 3 loại cùng một ly. Ngoài ra cũng có món bánh trông cũng bắt mắt được dọn sẵn trên bàn, ai ăn thêm thì tính thêm tiền.

17.jpg
 
Sáng hôm sau chúng tôi quyết định năn nỉ cô cho thuê xe thêm nửa ngày (đi chơi không trùng mùa cao điểm nên rất dễ thỏa thuận sử dụng dịch vụ) để đi núi Langbiang - được mệnh danh là nóc nhà của Đà Lạt.


18.jpg

Câu chuyện tình về chàng K'lang (người Lát) và người con gái tên Hơbiang (người Chil) đã làm xúc động bao du khách khi đến đây. Nhà K'lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng đi hái quả. Hơbiang cùng dân làng của mình gặp nạn và chàng K'lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai người đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 dòng tộc mà Hơbiang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến của 2 bộ tộc, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Khi Hơbiang bị bệnh, K'lang tìm mọi cách để chữa nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng.

Kết thúc câu chuyện, Hơbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K'lang. Đau buồn khôn xiết, K'lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của Biang đã rất hối hận, đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K'ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K'lang và nàng Hơbiang chết lúc bấy giờ được đặt lên là Langbiang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thủy chung của họ.

d.jpg


Ảnh này chỉ có tính chất... lừa đảo =))

22-1.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,522
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top