What's new

[Chia sẻ] Israel - Holy land

Tôi đi Israel vào đúng lúc chủ nghĩa khủng bố nổi lên khắp nơi. Từ vụ xả súng vào trường học ở Pakistan cho tới xả súng vào toàn soạn báo Charlie Hebdo ở Paris. Ấy thế mà tôi lại đến giữa nhà nước Do thái, nơi là kẻ thù muôn kiếp của dân Hồi giáo thì chắc gan to bằng cái nia và liều hơn Nghĩa sĩ Cần giuộc.
Khi biết tôi đi mấy thằng bạn xấu thay nhau rủ tôi đi uống rượu dek phải vì quý hóa gì mà chia buồn vì theo chúng nó tôi một đi không trở về. Thằng thì R.I.P mày trước, có thằng mới được kết nạp đẳng thì bảo: “Nếu mày mà bị IS nó bắt và cho mặc áo da cam quỳ giữa sa mạc. Khi nó cho nói lời cuối cùng thì mày hãy nói Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm cho tao, thế nào tao nhận mày là bạn tao thì tao cũng có cửa thăng tiến, vậy là mày chết không vô ích”
Thật ra thì lúc đầu tôi cũng hơi sợ một tý nhưng với dòng máu của con cháu bà Trưng bà Triệu, lại là công dân của một nước đã chiến thắng hai đế quốc lớn thì còn cái dek gì mà sợ nữa phải không các bạn.
Ấy mà vừa bước vào trong sảnh T2 của sân bay nội bài tôi đã mắc phải cái sợ đầu tiên. Đó là cái sợ của anh Hải quan dek cho xuất cảnh. Lúc scan hộ chiếu của tôi thấy mãi mà không đóng dấu cho tôi qua, tôi bắt đầu thấy lo. Ở đời thì có tật mới giật mình, chẳng là thời gian gần đây khi đọc mấy bài báo lề trái cái ngón tay trỏ của tôi trượt thế déo nào cứ trượt và dính phải phím like, nên sợ Đảng và chính phủ quy tôi vào thành phần phản động rồi dek cho xuất cảnh nữa thì bỏ mẹ. Ơn đức Jehova thế nào mà tôi cũng qua được. Thở phào nhẹ nhõm và cố gắng nặn ra nụ cười trên bộ mặt tái mét hỏi anh HQ sao lâu thế? Anh HQ nói vì tên anh nó trùng nhiều tên quá nên không nhanh được. Thôi thì Xờ pa xi pơ ơn trên đã soi xét và cho tôi qua.

154705
 
Last edited by a moderator:
Các bác cũng biết Do thái giáo là cái gốc của tôn giáo độc thần hay Tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Có 3 nhánh lớn đó là: Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Đạo Do thái có những nhánh lớn sau:

1. Chính thống Do thái giáo
2. Do thái giáo bảo thủ
3. Reconstructionist (Cái này khó dịch quá)
4. Cải cách
5. Thế tục


Khác biệt lớn nhất giữa các nhánh này là sự tuân theo các điều răn trong kinh Torah. Trong kinh Torah người theo đạo Do thái phải tuân theo 613 điều răn. Và từ Chính thống Do thái giáo họ tuân thủ nhiều hơn, cho đến người Do thái thế tục tuân thủ ít hơn. Ít có mâu thuẫn về Giáo lý. Họ chỉ khác biệt là đơn giản các nghi lễ.
Người Do thái có 13 nguyên tắc của Đức tin. Đại khái là tin vào Chúa trời là duy nhất. Chúa không có hình thể nào cụ thể nên nghiêm cấm thờ biểu tượng. (Cái này giống Đạo Hồi). Tin vào đấng Messiah về dẫn dắt dân tộc Do thái. Tin vào bộ kinh Torah truyền thống. Có lẽ việc tin vào cái gì cũng duy nhất nên họ ít bị chia rẽ chăng? Mặc dù tôn giáo của họ kéo dài hơn 3.000 năm rồi


Đạo Thiên Chúa giáo chia ra làm 4 nhánh chính như sau:

1. Công giáo La mã
2. Chính thống giáo phương đông
3. Tin lành
4. Anh giáo


Người TCG tin vào những điều sau: Coi Jesus là đấng cứu thế, con trai của Chúa trời được phái xuống chịu tội cho nhân loại. Tin vào Chúa 3 ngôi ( Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh thần). Tin vào sự Đồng trinh của Đức mẹ Maria....

Ngày 16/7/1054. Thượng phụ Constantinople là Michael Cerularius và Giáo hoàng La mã là Leo IX rút phép thông công của nhau gây ra cuộc đại ly giáo lớn nhất trong lịch sử.

Về cơ bản giáo lý của hai phái này không khác nhau mấy vì Thánh Peter (Phê rô) truyền đạo ở Roma thì em trai ngài là Thánh Andrew truyền đạo ở phương Đông ( Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ...). Hai phái này chỉ khác nhau ở một số phép hành lễ. VD: Công giáo Roma rửa tội bằng cách vẩy lên đầu người được rửa tội và giọt nước thì Chính thống giáo lại dùng phép dìm ba lần.....

Quan trọng nhất là cả Công giáo La mã và Chính thống giáo đều tin vào 7 phép bí tích là:

1. Phép Rửa Tội
2. Phép Thêm Sức
3. Phép Mình Thánh Chúa
4. Phép Giải Tội
5. Phép Xức Dầu Thánh
6. Phép Truyền Chức Thánh
7. Phép Hôn Phối


Nếu Công giáo La mã tổ chức chặt chẽ hơn với người đứng đầu là Giáo hoàng thì Chính thống giáo tổ chức khá lỏng lẻo. Các giáo hội hầu như không liên kết với nhau. Tuy Thượng phụ ở Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Thượng phụ đại kết nhưng chỉ mang ý nghĩa về danh tính chứ không có thực quyền.
Năm 1517 một linh mục dòng Augustino tên là Martin Luther lập ra dòng tu mới là Tin lành (Protestantism) tại Đức, lan sang Pháp với John Calvin, Thụy sỹ với Ulrich Zwingli, và các nước Bắc Âu sau đó.

Vì thời Trung cổ Công giáo La mã liên tục phạm sai lầm, suy đồi, bê bết. Nên Martin Luther lập ra một dòng tu đơn giản hơn. Bớt đi rất nhiều nghi lễ của Công giáo La mã. Điên hình là họ chỉ có 5 tín lý duy nhất và một nghi lễ là phép Báp Têm.

Năm tín lý duy nhất của họ là

1. Duy ân điển
2. Duy đức tin
3. Duy Thánh kinh
4. Duy Chúa cơ đốc
5. Duy Thiên Chúa được tôn vinh


Đại khái là họ phủ nhận hoàn toàn vai trò của các Linh mục. Không ai có thể thay Chúa để ban phép, ban ân điển và rửa tội cho họ... Việc này mâu thuẫn với Công giáo La mã nghiêm trọng vì nếu như thế thì từ Giáo hoàng cho đến các linh mục ngồi trên ghế làm gì? Họ mất đi quyền lợi rất nhiều. Các bạn biết là vào thời đó Giáo Hoàng chuyên rửa tội cho các Hoàng đế của mấy nước châu Âu để kiếm tiền và dùng Thần quyền của mình khống chế họ...
Về Đức mẹ đồng trinh, người Tin lành chỉ công nhận Đức mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Jesus chứ họ không công nhận Đức mẹ đồng trinh vĩnh viễn

Chính vì Giáo hội La mã không cho li dị nên năm 1534 Hoàng đế Anh quốc Henry đệ bát, tuyên bố rút khỏi Giáo hội La mã. Tổng Giám mục Canterbury sẽ toàn quyền hành động mà không phải báo cáo với Giáo Hoàng.

Ngồi rảnh tôi vẽ lại cái sơ đồ này cho bác nào mới đọc về tôn giáo dễ hiểu hơn


 
Last edited:
Cảm ơn anh. Góp ý với anh chút là Hồi giáo không chia rẽ thành Sunni và Shi'a sau cái chết của Muhammad, mà là sau khi Ali- con rể của Muhammad- Calipha thứ 4 bị ám sát.
 
Vâng tôi đồng ý với bác gần như hoàn toàn. Vấn đề cũng là do lỗi hệ thống từ trên phải không bác. Nhưng tôi thấy người Do thái họ có cái hay là dù sống ở chế độ nào, đất nước nào ( do dân tộc của họ bị xô đẩy) thì họ cũng giữ được những nề nếp, thói quen tốt và ít khi bị tác động từ bên ngoài. Đó là đức tin và đọc sách.
Đồng ý là đọc sách bây giờ nó không đem lại những lợi ích, những việc kiếm tiền thiết thực trước mắt. Nhưng nếu như chúng ta sắp xếp thời gian biết giữ gìn những thói quen tốt đó thì sẽ tốt hơn phải không bác
Cám ơn bác

Vâng, em đồng ý với bác là tập và giữ được thói quen tốt thì rất hay và bổ ích. Em cũng đồng ý với những nhận xét của bác về người Do Thái và người Việt luôn. Ý em muốn nhấn mạnh đây là nhận xét của bác và của nhiều bạn trên Phượt đây về mấy tính không tốt của người Việt tuy rất đúng nhưng lại bất công cho chúng ta lắm. Bất công khi chúng ta ngừng ở chỗ nhận xét mà không nhắc tới lý do tại sao thói hư đó hình thành thì coi như lỗi toàn bộ nằm ở người dân. Dẫu biết rằng "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"/"em xinh em đứng 1 mình cũng xinh" như người Do Thái ít bị tác động từ bên ngoài, nhưng đa số người dân là người bình thường, và người bình thường thì cần phải có 1 môi trường khuyến khích nuôi dưỡng những đức tính tốt cũng giống như muốn "trúc xinh" thì trúc cũng cần cái đình kế bên. Cho nên khi nhận xét khuyết điểm của người Việt để chúng ta tiến bộ thì nên thêm cái phần hỏi/trả lời tại sao rồi mới sửa được, chứ không thì lại giống như thằng cu con của bà kế toán trong câu chuyện của bác thì hỏng.

Về phần đọc sách/truyện/báo thì em nghĩ ai cũng đồng ý đó là điều tốt rồi. Em xin nêu ra vài lý do hiển nhiên tại sao cho vui. Khi đọc nhiều thì mình sẽ được thêm kiến thức, thêm từ vựng, thêm trí tưởng tượng, thêm khả năng tập trung. Những thứ được thêm này rất bổ ích cho mọi việc khác mình làm trong cuộc sống. Chẳng hạn như trong công việc, học hành, phét lác v.v.
 
Cảm ơn anh. Góp ý với anh chút là Hồi giáo không chia rẽ thành Sunni và Shi'a sau cái chết của Muhammad, mà là sau khi Ali- con rể của Muhammad- Calipha thứ 4 bị ám sát.

Cám ơn bạn đã bổ sung. Đúng là đến năm 661 tức sau 29 năm kể từ khi Muhammah chết thì Hồi giáo mới chính thức chia rẽ. Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa ở chỗ Muhammah trước khi băng hà không xây dựng lên một nguyên tắc kế vị. Nên mới xảy ra tình trạng trên, tôi sẽ sửa lại cho đúng lịch sử
 
Vâng, em đồng ý với bác là tập và giữ được thói quen tốt thì rất hay và bổ ích. Em cũng đồng ý với những nhận xét của bác về người Do Thái và người Việt luôn. Ý em muốn nhấn mạnh đây là nhận xét của bác và của nhiều bạn trên Phượt đây về mấy tính không tốt của người Việt tuy rất đúng nhưng lại bất công cho chúng ta lắm. Bất công khi chúng ta ngừng ở chỗ nhận xét mà không nhắc tới lý do tại sao thói hư đó hình thành thì coi như lỗi toàn bộ nằm ở người dân. Dẫu biết rằng "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"/"em xinh em đứng 1 mình cũng xinh" như người Do Thái ít bị tác động từ bên ngoài, nhưng đa số người dân là người bình thường, và người bình thường thì cần phải có 1 môi trường khuyến khích nuôi dưỡng những đức tính tốt cũng giống như muốn "trúc xinh" thì trúc cũng cần cái đình kế bên. Cho nên khi nhận xét khuyết điểm của người Việt để chúng ta tiến bộ thì nên thêm cái phần hỏi/trả lời tại sao rồi mới sửa được, chứ không thì lại giống như thằng cu con của bà kế toán trong câu chuyện của bác thì hỏng.

Về phần đọc sách/truyện/báo thì em nghĩ ai cũng đồng ý đó là điều tốt rồi. Em xin nêu ra vài lý do hiển nhiên tại sao cho vui. Khi đọc nhiều thì mình sẽ được thêm kiến thức, thêm từ vựng, thêm trí tưởng tượng, thêm khả năng tập trung. Những thứ được thêm này rất bổ ích cho mọi việc khác mình làm trong cuộc sống. Chẳng hạn như trong công việc, học hành, phét lác v.v.

Tôi cũng đồng ý với bạn là để xã hội như bây giờ là do lỗi hệ thống mà ;)
 
Thung lũng Jordan và xẻ dọc bờ Tây.


Trước khi đến vùng này khi được nhắc đến tên, tôi cũng chỉ mường tượng được tới cảnh bom đạn, chết chóc, bất ổn, bạo lực..... Nhưng đi đặt chân đến và đi dọc vùng này tôi chỉ thấy sự hoang tàn, xơ xác. Chúng tôi đi trên đường qua khu nào mà thấy sa mạc, cằn cỗi, không trồng trọt thì y như rằng đó là vùng Palestine quản lý. Họ không trồng hay không có khả năng trồng những cây cối nông nghiệp đem lại hiệu quả cao như người Israel. Nó giống như một chiếc bình cổ lâu ngày không được lau chùi, săn sóc nên nó để lại trên mình nhũng lớp bụi dày. Người Palestine họ quá lười, không chịu suy nghĩ, phát triển vùng đất này khi mà trong bản thân nó chứa bao nhiêu là Thánh tích, cổ vật. Họ không khai thác để biến được đây thành những vùng khách du lịch.

Về lịch sử của vùng đất này em lại xin phép luyên thuyên tý.

Chúng ta nghe thấy tên Bờ Tây rất lạ. Bờ tây gì mà nó lại nằm ở phía đông Ích xà? Nếu lấy Jerusalem làm chuẩn thì nó cũng vẫn ở phía Đông. Vậy làm sao lại gọi là bờ tây? Đó chính là bờ tây của sông Jordan các bạn à. Nguyên thủy ngày xưa vùng hai bên bờ sông này đều là thuộc địa của Anh hết. Nhưng khi Anh rút đi chẳng phân chia rõ ràng gì hết nên nó dẫn đến sự tranh chấp liên miên.

Sau cuộc chiến tranh Ích xà – Rệp năm 1948, Jordan quản lý vùng này. Nhưng đến chiến tranh 6 ngày năm 1967 quân Ích xà chiếm cmn đến hiện nay luôn. Và hiện nay chia ra làm 3 vùng:

1. Vùng A: Thuộc hoàn toàn Palestine
2. Vùng B: Ích xà kiểm soát nhưng Palestine quản lý
3. Vùng C: Thuộc hoàn toàn Ích xà


Các vùng này nằm xen kẽ cài răng lược với nhau, nên du khách sẽ rất khó xác định đâu là A, B, C. Tôi có một cách xác định khá chuẩn là nhìn qua kính ô tô. Thấy vùng nào trồng nhiều cây cối, mầu mỡ thì hầu như là vùng Ích xà quản lý. Còn vùng nào xơ xác khô cằn, thấy mấy thanh niên lang thang nói xấu chính quyền thì đó là vùng của Pales quản lý.

Cung đường tôi chạy qua


 
Nhưng thi thoảng cũng gặp những cái em dek biết là cái gì, suy đoán lung tung các bác đừng ném đá
Cái này hình như là đài tưởng niệm liệt sĩ. Nhưng mà xem ra hơi nhỏ so với những công trình mấy nghìn tỷ xây dựng cái đài tưởng niệm liệt sĩ của mình




Cái này chắc dạng như là tượng đài chiến thắng gì đó. Nhưng ông Ích xà này dek ghi khẩu hiệu gì thì bố thằng nào biết được cái gì




Cái này nhìn như là trạm gác hay lô cốt gì đó. Biết dek đâu trong đó có những tay súng bắn tỉa đang ngồi ngáp vặt?



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,442
Bài viết
1,175,936
Members
192,105
Latest member
TonyPhat
Back
Top