Em xin phép chém về vấn đề người Do thái đọc sách và dậy con một tý cho thay đổi không khí. Đây là vấn đề mở, em cũng chỉ biết qua đọc sách, nghe đồn rồi đọc báo nghe đài chứ em cũng chưa từng ở một nhà Do thái nào. Nên các bác có hiểu biết thì mở lòng vào đây chém cho vui.
Cái chuyện đọc sách ở xứ mình bây giờ càng ngày càng hiếm. Có lần em để ý, em bay trên chuyến bay HN – SG thôi. Nhưng rất vô tình trên một hàng ghế có 5 cậu thanh niên tây thì cả 5 cậu đang cầm cuốn sách để đọc. Hàng ghế trên có 5 người VN thì cả 5 người cầm smart phone chơi games. Đó ta thấy cái sự khác biệt về văn hóa đọc của người Việt đối với người châu Âu nó như thế nào.
Tôi nhớ ngày xưa thời bao cấp tôi xin tiền bố mẹ hàng tháng để mua sách. Hồi đó tôi chỉ có cái tủ sách nho nhỏ thôi. Nhưng tự hào lắm, bạn bè nào đến cũng khoe tao có tủ sách riêng, tao có truyện nọ sách kia. Thằng nào hỏi mượn thì phải thân lắm mới cho mượn sách, và có deathline cho mượn luôn. Đến deathline chưa thấy nó trả đòi bằng được. Đến tận nhà nó đòi, không trả thì đứng đầu ngõ réo tên bó mẹ nó ra chửi mà đòi….
Đấy là chuyện ngày xưa. Còn chuyện hôm nay thì sao? Các bác bây giờ đến nhà ai, ông nào cũng khoe rượu. Nào là tao có chai Chivas 38 năm, tao có chai Cognac XO hôm nào có việc gì anh em mình uống. Và tất nhiên là uống với mồi ( Hải sản hay thú rừng gì gì đó). Bố khỉ, em déo có tiền mua rượu đó thật. Nhưng các ông uống thế người ta cười cho, mãi mãi chỉ là trọc phú thôi. Vì sao? Vì các ông déo bao giờ chịu đọc sách, nên déo biết cái văn hóa thưởng thức rượu nó như thế nào. Nghe đồn có bác nào đó làm tới hàng thượng thư rồi mà còn uống Whisky 30 năm với lolotica thì cũng đến chịu. Thế nên đúng là rượu nó làm ng u con người đi cũng là đúng. Em thấy là các ông sâu rượu thường ít đọc sách. Mà ít đọc sách thì trí não con người không được up date + uống rượu làm lão hóa bộ não nên ng u đi là đúng phải không các bác?
Ấy là chém chuyện người Việt, mà chém chuyện người Việt thì có mà đến tết Công gô cũng không hết. Còn người Do thái người ta coi sách như thế nào? Trong nhà của mấy anh Do thái này bao giờ cũng có 2 bộ sách quý nhất là: Kinh Torah và sách Talmudh ( dạng Bách khoa toàn thư). Ngoài ra họ thường xuyên mua sách và tặng cho con cái, bố mẹ thường xuyên đọc sách làm gương cho con cái không giống mấy ông bố VN 10 tối thì có tới 8 tối nhậu say thì làm gương cái mẹ gì cho con cái nữa. Khi tặng sách bao giờ người Do thái cũng nhỏ một giọt mật vào sách vì họ coi sách luôn chứa những điều ngọt ngào. Trong nhà họ thường để sách ở phòng làm việc, phòng khách và quan trọng nhất là ngay đầu giường ngủ để trước khi ngủ tranh thủ đọc vài trang sách. Nếu bạn sang Ích xà mà bạn gặp những người mà cầm sách vung vẩy đi đường thì cũng đừng lấy gì làm kinh ngạc. Họ đọc sách ở các nơi có thể: Trạm chờ xe bus, trên tàu xe, máy bay trong nhà, ngoài ngõ ….. Cũng giống dân ta thôi, dùng smart phone ở tất cả mọi nơi có thể. Không hiểu các bác nghĩ thế nào chứ em nghĩ cùng một sự vật nhưng mình đọc sẽ ngấm sâu hơn, khó quên hơn nghe nhìn phải không ạ?.
Ấy nhưng đọc sách nhưng đừng trở thành “con lừa thồ sách” (Châm ngôn người Do thái giống từ Mọt sách của ta vậy). Đọc sách thì phải biết ứng dụng. Biết sáng tạo. Chứ không thì lại giống VN mình một đống Gà sống thiến sót vậy mà mấy cái phát minh liên quan đến thực tế lại nhường cho mấy anh nông dân. Không phải Gà sống thiến sót của mình không giỏi, mà các anh ấy déo thèm làm. Các anh ấy nghĩ tầm các anh ấy phải chế tạo tàu vũ trụ với tên lửa xuyên lục địa chứ mấy cái máy bay lên thẳng bay tý rồi dừng và cái máy tuốt lúa lặt vặt thì làm làm déo gì . Nhưng người Ích xà không nghĩ thế, tất cả các phát minh của bạn đều có thể quy ra tiền, ý tưởng còn có thể quy ra tiền chứ đừng nó gì đến phát minh. Bạn nào đọc Start up Nation rồi thì nhớ lại vụ có một anh bạn trẻ có mỗi ý tưởng cải tạo các trạm xăng thành trạm đổi bình ác quy cho nó hiện thực hơn vụ xe điện. Thế mà cũng kiếm đống tiền ( mặc dù em đi xẻ dọc đất nước Ích xà này chưa gặp một trạm đổi bình nào cả)
)
Người Do thái và kẻ học đòi
Tại sao họ sáng tạo được còn ta thì không? Tôi nghĩ có 2 vấn đề:
1. Tâm lý ỷ lại. Thời trước thì tôi không biết chứ thời tôi lớn lên thì mọi người trong xã hội có tư tưởng ỷ lại vào Liên xô quá nhiều. “ Tội vạ đâu, Liên xô chịu” “Các chú cứ phá”…..cũng đúng thôi, ta đánh Mỹ cho Liên xô và Trung quóc mà, nên ăn vạ họ tý. Hê hê, nhưng chính cái tư tưởng đó nó bóp chết sự sáng tạo trong mỗi cá nhân. Đến giai đoạn sau thì con cái có bố mẹ lo, thi trường Đại học gì cũng dek được thi theo khả năng, ý thích mà phải thi trường bố mẹ có quan hệ rồi ra trường còn xin được việc. Để rồi bao nhiêu nhạc sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư đi làm lẫn nghề của nhau. Thằng có khiếu họa sĩ thay vì cầm bút vẽ thì lại bắt nó cầm cờ lê nghiến răng vặn ốc. Thằng có đầu óc mơ mộng làm nhạc sĩ thì bắt đi làm bác sĩ, rồi lúc mổ cho bệnh nhân mơ mộng làm thơ thế rồi chết cmn người…. Đó là giai đoạn 2 bóp chết sự sáng tạo. Còn đến bây giờ thì sao? Tao déo phải làm gì. Vì bố mẹ tao cực giầu để lại của cải tao ăn hết đời không hết. Hoặc tao nghèo, tao phải tranh thủ gặt, đầu tư ăn xổi thôi. Nghiên cứu sáng tạo lấy dek đâu ra tiền….. Thử hỏi với xã hội này thì lấy đâu ra sáng tạo.
2. Phương pháp giáo dục của họ khác ta. Từ nhỏ khi đi học trẻ em Do thái đã phải học các lật ngược vấn đề, không chấp nhận cái có sẵn. Luôn miệng phải hỏi tại sao? Ở VN mình thế có mà cô giáo tát vỡ cmn mồm. Tôi chứng kiến hàng xóm nhà tôi ngày xưa, bà mẹ đang làm bếp đứa con khoảng 3 tuổi cứ hỏi vặn vẹo tại sao. Bà mẹ cáu chửi luôn: “Mày im cmn mồm đi, hỏi déo gì mà hỏi lắm thế” Bà này là kế toán ở một tổng công ty đấy các bác à. Đấy dạy con như thế thì làm sao mà đòi hỏi nó giỏi được. Ấy nhưng em thấy cái quan niệm giỏi hay dốt của người Do thái nó cũng khác người Việt mình. Người Việt mình đi đâu cũng khoe: Thằng con tôi nó giỏi lắm, nó thi toán ở quận đấy bác à. Nhưng 15 năm sau thằng thi toán ở quận hay thành phố gì đó tốt nghiệp ĐH xong vì không có kiến thức thực tế, dek nơi nào nhận làm việc quay về nhà tận dụng cái mặt tiền nhà của bố mẹ bán phở. Mà đã bán phở thì cần dek gì phải thi toán ở quận hay học ĐH phải không các bác, lãng phí quá. Người Do thái họ khác, học đánh giá sự giỏi giang của một con người theo sự thành công chứ không phải lý thuyết như người Việt mình.
Ngoài ra người Do thái còn tôn trọng con cái hơn, không ép buộc. Trong cuộc đời của thằng con trai có 3 lễ trọng đại đó là:
- Lễ cắt bao quy đầu khi đứa bé được 1 tuần tuổi. Nguồn gốc việc này do Abraham có giao ước với Chúa để dẫn dắt dân tộc mình theo Chúa hoàn toàn. Có mấy ông nghiên cứu thì bảo là phải làm tổn thương một bộ phận thì bộ phận khác mới phát triển, đó là lý do người Do thái thong minh do cắt bao quy đầu nên phát triển não. Theo em là nói phét vì déo có ông nào chỉ ra được mối quan hệ biện chứng giữa chim và não cả.
- Ngày lễ trọng đại nhất là ngày đứa bé được 13 tuổi. Sang tuổi này ông bố Do thái sẽ dắt con đi các nơi, giới thiệu cho bạn bè, đối tác làm ăn….coi như đánh dấu sự trưởng thành. Em nghĩ hơi sớm các bác nhỉ. Ngày xưa em 13 tuổi còn cởi tr uồng chạy lông nhông biết cái dek gì. )
- Ngày lễ trọng đại thứ 3 là ngày cưới, cái này chắc cũng giống VN thôi. Khỏi phải nói nhiều
Em chém tạm thế đã, mời các bác mở lòng chém thêm góp ý cho chủ đề này. Em nghĩ là rất hay, mình có biết mình biết người thì mới phát triển được. Chứ ngồi một chỗ thẩm du rằng ta giỏi, ta tài thì mãi mãi ở trong cái đáy giếng nhìn ra thôi phải không các bác?