What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Rời khỏi Kashgar.

Đoàn người xếp hàng vào ga tàu hỏa Kashgar. Tàu hỏa ở Kashgar rất đông! Có lẽ đây nằm trong số những điều hay ho mà người Tàu đã mang đến Tân Cương, khiến việc đi lại ở vùng đất mênh mông khắc nghiệt này trở nên dễ dàng hơn nhiều cho người bản xứ.

Vé đứng là thứ phổ biến ở đây. Anh bạn mình đã đứng trên suốt chuyến tàu 24h từ Kashgar về đâu đó gần Đôn Hoàng.

Mình thì đi ô tô lên biên giới với Kyrgyzstan. Bến xe khách ở đối diện ga tàu hỏa. Ở đây họ sắp xếp rất hay. Xe hơi 4 chỗ đăng ký chạy dịch vụ với bến xe. Bến xe bán vé như vé xe khách. Đủ 3 khách là xe chạy. Rất rẻ và tiện lợi. Ở đây ngôn ngữ chân tay của mình hoàn toàn vô tác dụng. Không tài nào mà hiểu được ý của người bán vé muốn nói: giờ nào cũng có xe, cứ đầy 3 người là đi.

DSC09767_zpsm5gb7mcx.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ngồi ở nhà mà có cảm giác như cũng đang trôi theo dòng chảy cùng hành trình với bác vậy :3 hình tuy không lung linh nhưng quá đủ để người xem có thể tận hưởng được đủ mọi khía cạnh cuộc sống cảnh quan bản địa mà bác đã đi qua (y) (beer)
Vừa làm vừa kéo đọc hết 28 trang trong một buổi chiều mà ngứa ngáy cả tay chân chỉ muốn đập bàn đạp ghế ra mà đi đâu đó =))
 
Ngồi ở nhà mà có cảm giác như cũng đang trôi theo dòng chảy cùng hành trình với bác vậy :3 hình tuy không lung linh nhưng quá đủ để người xem có thể tận hưởng được đủ mọi khía cạnh cuộc sống cảnh quan bản địa mà bác đã đi qua (y) (beer)
Vừa làm vừa kéo đọc hết 28 trang trong một buổi chiều mà ngứa ngáy cả tay chân chỉ muốn đập bàn đạp ghế ra mà đi đâu đó =))

Cảm ơn bạn. Bạn cũng không cần phải đập bàn đạp ghế. Chuyến đi của mình kể lể thì dài nhưng thời lượng thực tế chỉ khoảng 2 tuần cho cả chặng đường 3 nước. Người bận rộn vẫn hoàn toàn có thể thu xếp được để đi.
 
Tân Cương 2007

Trước chuyến đi lần này, mình đã đến Tân Cương vào năm 2007. Lần đó đi khá kỹ vùng sa mạc Taklamakan và phụ cận. Để có cái nhìn rộng hơn về Tân Cương, mình tạm dừng câu chuyện lần này để kể lại chút về nhưng nơi đã đi qua năm 2007.

Năm đó, mình đi Urumqi - Turpan - Sa mạc Kumtagh - Jiaohe - HangBezezelik - Korla - ngang qua sa mạc Taklamakan - Quiemo - Ruogiang - Turpan rồi rời Tân Cương đi về Cam Túc.

Trong bản đồ dưới đây đường màu đỏ là hành trình 2015, còn đường màu vàng là năm 2007.

Xinjiang%20routes_zpsgmwexqbf.jpg
[/URL][/IMG]
 
Chuyến bay đêm từ Tehran đi Urumqi. Sáng mở mắt ra đã vào đất Tân Cương. Cảnh lúc chuẩn bị hạ cánh xuống Urumqi.

DSCF0975_zps186yqaje.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0972_zpsikqbau3l.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0974_zpsscumj7zv.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0973_zps80wkxxzb.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0976_zpsmbanny6o.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0982_zpsqn6tscnd.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đặt chân xuống Urumqi là một sự kiện nhiều cảm xúc, vì đây là thành phố mình đã biết đến từ khi còn bé. Ngày đó, khi nhìn vào quả địa cầu ở nhà, mình thấy cả một vùng đất rộng phía tây Trung Quốc có duy nhất điểm này là được ghi tên.

Nó có vị trí địa lý thật đặc biệt. Đây là thành phố nằm xa biển hơn mọi thành phố trên thế giới. Trung tâm địa lý của lục địa Âu Á nằm ở đâu đó gần đây.

Ngoài điều đó ra, thì chẳng còn gì để nói nữa. Urumqi giờ đã là một thành phố Hán điển hình. Cũng có một khu người Uyghur, nhưng mình không đến.

DSCF0985_zps2xfc9bub.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0992_zps69ip0qu0.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0991_zpsochiyhgv.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0997_zps0j90rtr1.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0999_zps34cfknq4.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0990_zps9xmoolnz.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1000_zpsdpd9t9q7.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1002_zpsrsknvx9v.jpg
[/URL][/IMG]
 
Tới Urumqi là ngày 25 tháng 10. Lất phất những bông tuyết nhỏ bay trong không khí. Những bông tuyết châu Á đầu tiên rơi trên tay mình.
 
Turpan

Turpan, một trong những cái tên nổi bật trên con đường tơ lụa. (Trên đoạn đường qua Trung Quốc, những cái tên hàng đầu là Kashgar, Đôn Hoàng, Hotan và Turpan). Từ Đôn Hoàng, nhánh đường phía bắc sẽ qua Turpan rồi tới Kashgar, nhánh phía nam qua Hotan rồi cũng tới Kashgar. Hai nhánh này vòng tránh sa mạc Taklamakan ở giữa.

Ở bến xe, khi bạn nói Turpan bạn sẽ được người ta chỉnh lại theo tiếng Hán là Tu Lủ Phan (Tulufan), các cụ người Việt xưa phiên âm thành Thổ Lỗ Phồn. Nghe đau cả tai.

Trên thực tế, nói đến Turpan là nói đến cái ốc đảo rộng lớn, hơn là đến cái thành phố này. Bởi vì trung tâm của ốc đảo Turpan đã thay đổi nhiều lần, trước khi đến lượt thành phố hiện nay. Người ta cũng quan tâm đến những di tích ở xung quanh, hơn là bản thân thành phố Turpan.

Turpan là xứ sở của nho. Nho khô bán nhiều như thóc. Ngoài ra có rất nhiều thứ để xem quanh thành phố này.

DSCF0821_zpslmbbujsq.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0826_zpsjyyxrnjd.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0818_zpsx2xpsah1.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0819_zpsinwg7ghg.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0824_zpseegdy6u7.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0820_zpsxzt9ly3i.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0827_zps0ndltiur.jpg
[/URL][/IMG]
 
Tuy đời sống không còn đậm đặc tính cổ truyền như ở Kashgar, khu chợ Turpan vẫn còn nhiều không khí bản địa.

DSCF0834_zpsrylwnpkp.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0833_zpstmmgzxdi.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,164
Bài viết
1,174,009
Members
191,979
Latest member
78winrip
Back
Top