What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Rời khỏi Tuyuk, chúng ta đến một nơi khác cũng được đắp bằng đất. Có điều là lớn hơn nhiều. Đây là minh chứng cho những gì sẽ còn lại nếu những công trình bằng đất ở sa mạc bị bỏ không không được bảo dưỡng thường xuyên.

Jiaohe (Giao Hà, nơi các con sông giao nhau, tên chắc là do người Hán đặt về sau) là một trong những trung tâm cũ của thung lũng Turpan. Đây là một đô thị Phật giáo, thuộc thời kỳ trước và đầu công nguyên. Còn nhiều dấu vết tượng phật cũ. Tất cả đã sụp đổ gần hết. Người Tân Cương giờ đây đã theo đạo Hồi, tuy nhiên trước khi có Hồi giáo thì đạo Thiên Chúa và đạo Phật đều có mặt ở đây. Các tôn giáo này đều truyền vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa - oanh liệt thay một con đường!

Ở gần đây còn có một phế tích tương tự là Gaochang. Tập phim Tây Du Ký về Hỏa Diệm Sơn có một số cảnh quay ở Gaochang. Bữa bọn mình đi xem Jiaohe về khách sạn thì TV đang chiếu đúng tập phim này. Hỏa Diệm Sơn cũng ở gần đây nốt.

Các công trình ở đây đã tàn tạ gần hết, giờ không giống như nhà cửa nữa mà giống mấy ổ mối. Tuy nhiên nó cho ta một chút không khí về một thành thị sa mạc cổ xưa.

DSCF1062_zpstamtdc2x.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1031_zpssqvh6jzw.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1058_zps1fwrz2tw.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1063_zpszczghl7g.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1021_zpsxbiahuts.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1015_zpssdh0kqcd.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1017_zpsnab28ty6.jpg
[/URL][/IMG]
 
Thành phố được vây quanh bởi các dòng sông cổ. dường như đến giờ thì sông không còn nước nữa.

DSCF1033_zps4x2w4hij.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1042_zpszgbjr0vo.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sau gần hai ngàn năm gió bụi đúng nghĩa, những thứ còn lại này có thể coi là khá "nguyên vẹn":

DSCF1004_zpsk717w5yq.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1038_zpse5b3je6b.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1010_zpssumwetm7.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1036_zpsmpxvkzxz.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1025_zpscydmkzl9.jpg
[/URL][/IMG]
 
Vẫn còn dấu vết mờ nhạt của tượng Phật trên các ô trên tường này. Không còn đầu, chỉ còn chút thân. Không biết những tượng này do thời gian mà đổ nát, hay do đạo Hồi vào đây đã đập bỏ.

Người ta nói người Tân Cương sau khi chuyển sang đạo Hồi, có giai đoạn đã quên hẳn quá khứ của mình, nghĩ rằng những tượng Phật, tranh Phật là do những kẻ "dị giáo" nào đó làm ra, mà không biết rằng đó là do chính cha ông mình.

DSCF1024_zpszniqnto4.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1023_zpso9ejmsix.jpg
[/URL][/IMG]
 
Nhân tiện mình cũng hỏi ông chủ quán về việc ông nghĩ sao về người Trung Quốc (đang ở sát Trung Quốc rồi mà). Ông bảo họ là good friends của chúng tôi. Mình có nói chuyện bọn mình người Việt Nam, và Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc suốt, rằng người Tàu chỉ muốn chiếm đất thôi, và làm bạn với họ thì phải cẩn thận.

Ông ấy có trả lời là đúng rồi, người Trung Quốc chỉ quan tâm đến tiền thôi. Thình thoảng có những đoàn văn nghệ Trung Quốc sang đây biểu diễn, họ bất lịch sự lắm.

Không biết ông ấy nói thật hay chỉ nói cho xã giao với mấy thằng ghét Trung Quốc.

Trong suốt hành trình ở Pakistan, chúng tôi luôn được đón chào nhiệt tình, một phần vì người ta nghĩ bọn mình là người Trung Quốc. Phải nói Pakistan là nơi đầu tiên mà mình thấy người Trung Quốc được hâm mộ! (sẽ kể thêm sau).

Giờ mới đọc bài của bạn, cũng đã lâu rồi nhưng mình đọc buồn cười quá nên phải kể chuyện của mình. Hồi mình qua Islamabad (hay có thể là Rawalpindi, mình không nhớ rõ), mình có ghé một cửa hàng bán đồ secondhand vì mình thích mặc đồ vintage nên mình hay lùng sục mấy thể loại này (con gái mà). Mình thấy một đôi giày kiểu oxford đẹp mê ly, anh bán hàng đòi khoảng 7$ chi đó, mình muốn trả giá mà ảnh không xuống. Bạn mình (người Pakistan) bảo, "Hay em nói anh ta em là người Chini đi, Main Chini hoon, ảnh xuống giá cho". Mình ngó lại muốn táng ông bạn mình một táng, bảo nghĩ sao một đứa VN lại tự nhận là tàu hả hả hả???? Ổng thấy mặt mình bàng hoàng quá ổng nói với anh bán hàng luôn, con này trung quốc, rồi xong, anh bán hàng tay bắt mặt mừng giảm giá luôn một nửa, bảo "You are my friend" blah blah chi đấy. Mình vừa buồn cười vừa bực. Haha.
 
Không biết là do ảnh hưởng của tôn giáo, hay nghệ thuật, hay thậm chí là óc hài hước, mà ở đây người ta trang trí xe tải như thế này. Rất phổ biến. Thậm chí phần lớn xe tải chạy trên đường là như thế này. Những chiếc xe tải này cũng là một hình ảnh đặc trưng của Karakoram Highway. (hình như bên Ấn Độ cũng có vùng họ trang trí xe như thế).

P_20150909_175147_zpsvaytklsu.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175115_zpsz2t7l7xj.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175055_zpsl668bky3.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175023_zpslktdx0iq.jpg
[/URL][/IMG]

Một chiếc xe để trang trí như vậy mất khoảng $3000. Đó là bạn mình nói vậy. Trang trí càng đẹp, càng lộng lẫy thì làm ăn càng nhiều vận may. Những chiếc xe này rất phổ biến ở vùng Punjab. Mình nghĩ mấy xe này từ Pubjab lên.
 
Giờ mới đọc bài của bạn, cũng đã lâu rồi nhưng mình đọc buồn cười quá nên phải kể chuyện của mình. Hồi mình qua Islamabad (hay có thể là Rawalpindi, mình không nhớ rõ), mình có ghé một cửa hàng bán đồ secondhand vì mình thích mặc đồ vintage nên mình hay lùng sục mấy thể loại này (con gái mà). Mình thấy một đôi giày kiểu oxford đẹp mê ly, anh bán hàng đòi khoảng 7$ chi đó, mình muốn trả giá mà ảnh không xuống. Bạn mình (người Pakistan) bảo, "Hay em nói anh ta em là người Chini đi, Main Chini hoon, ảnh xuống giá cho". Mình ngó lại muốn táng ông bạn mình một táng, bảo nghĩ sao một đứa VN lại tự nhận là tàu hả hả hả???? Ổng thấy mặt mình bàng hoàng quá ổng nói với anh bán hàng luôn, con này trung quốc, rồi xong, anh bán hàng tay bắt mặt mừng giảm giá luôn một nửa, bảo "You are my friend" blah blah chi đấy. Mình vừa buồn cười vừa bực. Haha.

Cảm ơn bạn Viethuong279. Các thông tin thực tế thú vị!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top