What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Các hang động Phật giáo ở Bezelik

Nằm trong một hẻm núi của dãy Hỏa Diệm Sơn (Flaming Mountains) gần Turpan, các hang động Bezelik quy mô có lẽ chỉ bằng một góc nhỏ của Đôn Hoàng. Tuy nhiên để có một cái nhìn nhanh những mặt Phật trên con đường tơ lụa ở Tân Cương thì tạt qua Bezelik cũng được.

Có hàng ngàn tranh Phật còn lại trên những bức tường hang động, nhưng trên 95% là không còn mặt nữa vì phần mặt đã bị đục bỏ. Việc phá hoại này có cả phần góp của người châu Âu (các nhà "thám hiểm" đến Tân Cương vào đầu TK20) nhưng hầu hết là do chính những người Tân Cương sau này khi họ chuyển sang theo Hồi giáo. Kinh sách đạo Hồi không nói rõ là cấm mô tả mặt người hoặc các hình động vật nhưng ghi rằng "sáng tạo ra muôn loài là quyền năng của riêng thượng đế".

Người Hồi giáo xưa nay vẫn làm như vậy, gần đây nhất là ở Syria, trước đó không lâu thì là các tượng Phật lớn ở Bamiyan, Afghanistan.

Tuy vậy phần ít ỏi những mặt Phật còn lại cũng bõ cho một buổi dừng chân ở đây. Và điều đáng nói là người ta vẫn đang tiếp tục phát hiện ra thêm các hang động mới ở quanh khu vực này.

Phần bên ngoài các hang động đã được xây lại nên xấu xí, không còn nguyên bản như nhiều nơi ở Đôn Hoàng. (mình đã bỏ qua Đôn Hoàng nhưng có lẽ vậy không ổn, phải quay lại!)

Chỉ có hình bên ngoài, bên trong không được chụp ảnh.

DSCF1099_zpstaujijzc.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1103_zpsmg6jj7p1.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1096_zps8ycyh7dt.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1092_zpslwr1dsly.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1091_zps8iqr3yty.jpg
[/URL][/IMG]
 
Có những cái nhà kiểu này nhìn có vẻ được xây mới. Vài chục năm nữa nó cũ kỹ đi thì sẽ đẹp hơn.

DSCF0817_zps9ljblcwa.jpg
[/URL][/IMG]
 
Liên tưởng

Nhìn những mặt Phật bị đục bỏ ở Tân Cương, mình nhớ lại hình ảnh này. Đây là ảnh chụp một bức phù điêu hình Chúa trong thánh đường Aya Sofia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Aya Sofia từng là nhà thờ lớn và lộng lẫy nhất trong thế giới Thiên Chúa giáo, cho tới khi người Thổ chiếm được Istanbul vào đầu thế kỷ 15 và chuyển nó thành thánh đường số 1 của mình. Người Thổ biết họ đang đối xử với cái gì, cho nên thay vì đục bỏ thì họ chỉ lấy vữa trát lên che đi những phù điêu có hình người ở trong tòa nhà đi thôi.

500 năm sau, đến TK20, người Thổ quyết định không có thờ cúng gì trong Aya Sofia nữa, mà chuyển nó thành bảo tàng để cho mọi người thuộc mọi tôn giáo đều có thể vào chiêm ngưỡng tòa nhà kỳ vĩ này (tòa nhà này cũng có thân phận chìm nổi như Thúy Kiều!). Và lúc đó họ lại lọ mọ bóc từng mảnh vữa ra để phục hồi những bức phù điêu.

Người Hồi giáo thật kỳ cục! Họ đã tạo ra những sản phẩm kiến trúc tuyệt tác, nhưng cũng đã hủy hoại rất nhiều tuyệt tác của các tôn giáo khác.

DSCF0272_zpsa5hchhmj.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sa mạc Kumtagh

Trải dài từ gần Turpan đến tận những cồn cát lớn ở Đôn Hoàng về phía đông nam, sa mạc Kumtagh giống như một vùng phụ cận của sa mạc Taklamakan khổng lồ. Cát không nhiều và liên tục như Taklamakan, tuy nhiên ở một số nơi cũng có những cồn cát lớn. Khúc này từ xa nhìn lại mình cứ tưởng là một dãy núi, mãi sau mới hiểu đó là sa mạc.

DSCF0807_zpskltla4wc.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0815_zpsbz1dxnwr.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0816_zpsuqd7kun9.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0814_zpstbeacy7r.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0804_zpsd1qghqpm.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0805_zpsjq1spwoh.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0808_zpse80ffai5.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0810_zps7of3fy6s.jpg
[/URL][/IMG]
 
Lần đầu thấy sa mạc. trước đó thì đến cả cồn cát Bình Thuận mình còn chưa thấy.

DSCF0809_zpsnvbgmdsu.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1070_zpsmeg3tjb9.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0803_zps0pdyvcig.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ở homestay nhà một người Uyghur. Ra trước cửa là nhìn thấy sa mạc.

Đêm đó họ rủ mình đi đám cưới của người Uyghur trong làng. Phần vì mệt, phần vì lạnh (lạnh kinh khủng) nên mình quyết định không ra khỏi chăn. Sau đó thấy tiếc.

DSCF1072_zpsvzqj6qy4.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF1071_zpsmr7pzub3.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ông chủ nhà và con lạc đà cho khách thuê đi chơi vào sa mạc. Cưỡi lạc đà không hề thích vì giữa hai cái bướu của nó là xương. Mà không thể ngồi lên bướu được.

DSCF1076_zps9iaw2jfz.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sa mạc Taklamakan

Có 2 loại sa mạc: loại sa mạc đúng nghĩa đen, tức là chỉ hoàn toàn là cát, và loại cũng được gọi là sa mạc nhưng thực tế bao gồm cả những vùng đất đá cằn cỗi. Loại sau này nên gọi là hoang mạc thì đúng hơn.

Nếu xét riêng loại sa mạc chỉ có cát, thì lớn nhất trên thế giới là sa mạc Ả Rập, lớn nhì là Taklamakan ở Trung Quốc, thứ ba là vùng cát ở Sahara nằm giữa Ai Cập và Lybia.

Sa mạc Taklamakan có hình bầu dục, bề ngang của nó, tức là chỗ hẹp nhất, rộng khoảng 500km. Trong đó, khoảng 300-400km là 100% cát, không có gì ngoài cát, kể cả cỏ. Nó chính xác như một vùng biển, sóng trập trùng, chỉ khác là không phải bằng nước mà bằng cát.

Chuyến đi xuyên qua sa mạc này không phải là một cuộc phiêu lưu. Như trong giấc mơ, có một con đường nhựa rộng, phẳng, đẹp không tưởng chạy ngang bề rộng này qua vùng lõi của sa mạc. Đó là vì ở giữa sa mạc này có rất nhiều dầu, và con đường được làm để phục vụ mỏ dầu đó. Con đường rất tốt, mình đi xe khách từ Korla ở phía bắc đến Qiemo ở phía nam khoảng 700km chỉ mất từ đầu buổi sáng đến cuối buổi chiều. Xe chạy gần như ko phải dùng đến phanh.

Ở phần toàn cát của sa mạc (300-400km), hầu như không có nhà cửa gì hai bên đường (tất nhiên là không có dân ở), nhưng cứ vài chục km lại thấy có một toán người mọc ở đâu ra đứng đó ... quét đường. Con đường là lằn ranh cân bằng mong manh giữa con người và tự nhiên, mà bên nào bền bỉ hơn bên đó sẽ thắng. Họ phải quét đường liên tục, nếu không cát sẽ lấp mất đường.

Hai bên đường có một dải cỏ héo úa, nhưng hoàn toàn là cỏ do con người cố trồng để hạn chế cát trào lên đường. Cỏ được trồng trên những tấm lưới đan rải hai bên đường, chứ cũng không thể trồng trên cát.

Chặng đường chuẩn bị vào sa mạc từ phía bắc:

DSCF0008_zpsdl8r5uyw.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0014_zpsl0pcnmns.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0037_zpsntrqqqd1.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0033_zpseebwcs50.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0031_zpst58th9hn.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0031_zpst58th9hn.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0028_zpsfqddn86b.jpg
[/URL][/IMG]
 
Quán ăn duy nhất dọc đường, của người Uyghur. Tình trạng vệ sinh rất tồi tệ.

Nhà vệ sinh ở Tân Cương cũng kinh khủng như những cái ở bên phần đất người Hán vậy. Bạn nhìn qua cái lỗ trên sàn và thấy bên dưới là một ngọn núi....

Gần đây báo đưa tin có vụ một phụ nữ Trung Quốc đánh rơi iphone xuống một cái lỗ như vậy. Cô ta xuống lội vào trong cái hầm để cứu bằng được cái phone. Kết quả là cô ta chết vì khí metan.

DSCF0026_zpsiny5ilhr.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,163
Bài viết
1,173,996
Members
191,977
Latest member
j88kaufen
Back
Top