What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Đường Osh đi Bishkek

Sáng hôm sau, lên đường rời Osh đi Bishkek. Khúc đường Bishkek-Osh, một cách chính thức, được coi là quãng đầu của Pamir Highway. Tuy nhiên núi non thực sự hiểm trở chỉ bắt đầu từ phía nam của Sary Tash. Từ Osh đi Bishkek là đi lên phía bắc. Núi non không quá nhiều và cao. Chỉ vượt qua hai con đèo qua dãy Kyrgyz Alatau, mỗi đèo khoảng trên dưới 3000m.

P_20150915_112808_zpsx28m1une.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_120956_zpscp369wuy.jpg
[/URL][/IMG]
 
Chiếc Mercedez của mình và một chiếc Lada đằng trước. Ở Kyrgyzstan, Mercedez và Audi cũ chạy đầy đường, sánh vai với Lada. Mình thuê một chiếc Mercedez loại hatchback, chạy ngon lành êm ái. Ông lái xe bảo mua xe cũ nhập khẩu, giá khoảng 5000-6000 đôla, còn tốt chạy bát ngát. Tốc độ của chiếc xe này trong chuyến đi của mình thường là 100-140km/h, đường vắng thì phóng lên 190km. Có lúc ông tài "biểu diễn" lên 220km/h cho mình xem. Xe vẫn êm không xộc xệch gì.

Giá thuê xe cho chặng Osh-Bishkek khoảng 700km, đi từ trưa nay đến trưa hôm sau, dừng ngắm cảnh chụp ảnh thoải mái, đêm dừng nghỉ, là 138 đôla. Xăng xe, cầu đường và ăn ở tài xế tự lo. Rẻ hơn quá nhiều so với Việt Nam. Các bữa ăn ông tài đều tự động rút tiền tự trả, nhưng tất nhiên theo văn hóa Việt Nam thì mình trả hết.

P_20150915_121521_zpszkmmspkf.jpg
[/URL][/IMG]
 
Rời Osh, xe chạy trong thung lũng Fergana màu mỡ của miền nam Kyrgyzstan. Những cánh đồng và đồi thoải, màu xanh xen kẽ màu vàng của cỏ khô tuyệt đẹp và bình yên.

P_20150915_121329_zps1latsihe.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_114106_zpsebppovxf.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_122232_zpsqu2nxmgj.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_122522_zpsa17ejzbe.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_122556_zpsnqg2rtvi.jpg
[/URL][/IMG]
 
Một hàng cây poplar tuyệt vời. Suốt đường từ Pakistan lên đây, con đường nào cũng có bóng cây poplar.

P_20150915_134410_zpsjkonaoan.jpg
[/URL][/IMG]
 
Bữa trưa với kebab và sữa chua béo ngậy, ăn cùng ông lái xe. Vùng Fergana và Osh là nơi ở của một cộng đồng lớn người thiểu số Uzbek, bên cạnh người Kyrgyz đa số. Hai giống người này ghét nhau. Gần đây đã có hai lần bạo loạn ở Osh, một lần khoảng năm 9 mấy, và một lần năm 2010, hai nhóm người này xông vào đánh nhau chí tử, mỗi lần chết đến hơn ngàn người.

Bác tài này là người Uzbek, luôn mồm chê người Kyrgyz lái xe ẩu.

P_20150915_125353_zpsrsoky4oj.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150915_125611_zpslgpuozwg.jpg
[/URL][/IMG]
 
Cảnh tượng khó quên trong một ngày khó quên.

Quang cảnh này là một hóa thạch của lịch sử. Một minh chứng của vật đổi sao dời.

Đây là biên giới giữa Kyrgyzstan và Uzbekistan. Trước đây khi còn Liên Xô, thì đây không phải là biên giới, đây chỉ là một con đường nối từ đường quốc lộ vào làng. Nhưng khi Liên Xô tan rã, thì đây trở thành biên giới của hai quốc gia độc lập. Con đường bị đục bỏ ở hai đầu, rào thép gai cả hai phía, và vùng đệm ở giữa (no man's land) thì không có ai được sinh sống.

Bức ảnh này chụp từ đất Kyrgyzstan, ngôi làng bên kia là Uzbekistan.

Kyrgystan và Uzbekistan có quan hệ khá căng thẳng với nhau, nên biên giới mới bị rào chắn kỹ lưỡng thế này. Và nó được canh phòng khá chặt chẽ (về sau mình mới biết, lúc chụp ảnh này thì chưa biết).

P_20150915_141807_zpse4v0em4g.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ngay sau khi chụp bức ảnh này, một sự cố không mong muốn đã xảy ra, nhưng đồng thời cũng trở thành một trải nghiệm "độc-lạ" trong hành trang du lịch của bản thân. Nó cũng là lời nhắc nhở hữu ích rằng các biên giới quốc gia không phải là trò đùa, và chúng ta cần tiếp cận với sự thận trọng phù hợp.
 
Đường từ Osh đi Bishkek có một đoạn dài đi dọc biên giới với Uzbekistan, và xem trên bản đồ thì có một khúc quanh của con đường gần như chạm vào biên giới. Khi xe tới khúc quanh này, bọn mình tấp lại và đi bộ vài chục mét vào con đường nhỏ này. Nó gần biên giới tới độ mình đã hy vọng là may ra có thể bước thêm vài chục mét sang Uzbekistan rồi quay lại cũng được (và coi như là đã đặt chân đến thêm một nước nữa :) ).

Tuy thực tế là đã không thể bước qua biên giới, nhưng cảnh tượng một con đường nối giữa hai nước bị đục bỏ và rào thép gai như vậy là một ngạc nhiên lớn. Vốn thích việc nhìn những đường biên giới, nhất là đứng từ nước này nhìn sang nước khác, mình gần như sửng sốt khi thấy cảnh tượng như trong ảnh trên. Lý trí tê liệt và cảm xúc "thăng hoa", mình đứng ngắm cảnh và chụp ảnh say sưa, tự nhủ lòng đang được chiêm ngưỡng một biên giới thật đặc biệt. Có lẽ chỉ thiếu nước nhảy lên và hét lên sung sướng nữa mà thôi.

Và tới lúc này thì có hai anh lính đeo AK đã đứng ở sau lưng từ lúc nào.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,144
Bài viết
1,173,967
Members
191,970
Latest member
intuikraftf
Back
Top