What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Qua hết con đèo này là xuống một đồng bằng màu mỡ. Đây là đồng bằng sông Chuy. Sông Chuy là con sông nhỏ nhưng dài, chảy giữa hai nước Kyrgyzstan và Kazakhstan. Con sông tạo ra một đồng bằng rất đẹp và duyên dáng.

Nếu ở miền nam Kyrgyzstan có đồng bằng Fergana, nơi có thành phố Osh, thì miền bắc có đồng bằng sông Chuy và tại đây có thủ đô Bishkek.

P_20150916_090850_zpszb5vluyo.jpg
[/URL][/IMG]
 
Mấy hàng bán rau quả dọc đường. Quả ở đây chủ yếu là dưa hấu và rau là hành tây và ớt.

P_20150916_094511_zpsvagvm5yi.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150916_094553_zpsyyqiipam.jpg
[/URL][/IMG]
 
Bishkek - thủ đô Kyrgyzstan. Thành phố còn tràn đầy hương vị Liên Xô.

Đây là một tòa nhà quan trọng nào đó. Nhìn giống Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô ở Hà Nội. Ở Bishkek có vài cái kiểu cung văn hóa như vậy.

P_20150916_124336_zpsmyreb2ac.jpg
[/URL][/IMG]
 
Công viên. Cây cối đã toàn là các giống xứ lạnh, không khác gì châu Âu. Trong công viên nhiều nhất là cây sối.

Thành phố cũng nhiều công viên như châu Âu vậy. Trong khu trung tâm có hai cái to đùng nằm ngay gần nhau.

P_20150916_141540_zpsnqve0tq1.jpg
[/URL][/IMG]
 
Một phần tư thế kỷ sau ngày chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Marx và Engel vẫn còn an ủi nhau trong công viên.

P_20150916_135719_zpsl4ziydpj.jpg
[/URL][/IMG]
 
Những gốc cây với thân trắng đen loang lổ, nhắc rằng ta đang ở đâu đó gần những cây bạch dương của nước Nga.

P_20150916_134610_zpsqef6oc77.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top